--> -->

Tìm giải pháp kéo khách vào bến

Theo các đơn vị quản lý, hiện lượng hành khách tới bến xe trên địa bàn Hà Nội đang có xu hướng giảm mạnh. Nguyên nhân thì có nhiều và hệ lụy nhãn tiền đọng lại là ảnh hưởng kinh tế doanh nghiệp.
Hướng đến xây dựng bến xe khách chất lượng cao Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Hành khách bỏ bến

Theo thống kê từ Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, mạng lưới vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh đường bộ từ Hà Nội đi các địa phương đã tương đối đồng bộ. Cụ thể, hiện mạng lưới tuyến đã kết nối từ Hà Nội đi 41 tỉnh với 897 tuyến, 502 đơn vị vận tải, 3.303 phương tiện, 3.556 chuyến/ngày. Trong đó, có 52 đơn vị vận tải thuộc Hà Nội với 730 xe. Hà Nội hiện có 6 bến xe gồm: Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Sơn Tây và Nước Ngầm.

Tìm giải pháp kéo khách vào bến
Các bến xe trên địa bàn Hà Nội hiện đang nỗ lực cải thiện, tăng chất lượng phục vụ nhằm tăng lượng hành khách đến bến. (Ảnh: Đinh Luyện)

Tuy nhiên, sau thời gian dài ảnh hưởng dịch Covid-19, tình hình hoạt động vận tải tại các bến xe trên cả nước nói chung có xu hướng sụt giảm rõ rệt. Cụ thể, theo thống kê từ Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội, tính riêng năm 2023, tình hình hoạt động vận tải tại các bến xe trên cả nước nói chung và tại các bến xe của Công ty nói riêng (gồm các bến: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm) giảm 300.000 lượt/3 bến.

Trong đó, tùy theo từng bến mà lượng giảm khác nhau. Trong đó, Bến xe Mỹ Đình giảm trên 30%; Bến xe Giáp Bát giảm 25%, Bến xe Gia Lâm giảm gần 50%. Về hành khách, mức độ ảnh hưởng trầm trọng hơn, số lượng giảm trên toàn Công ty là 52%, trong đó Bến Gia Lâm giảm gần 70%.

Tương tự, tại Bến xe Nước Ngầm, theo đơn vị quản lý bến xe, nếu như thời điểm trước dịch Covid-19, ngày thường bến xe đón khoảng 600-700 lượt xe, riêng dịp lễ tết là trên 900 lượt nhưng nay chỉ còn 250-300 lượt xe/ngày. Riêng trong tháng 3-4/2024 chỉ là trên 400 lượt xe/ngày, tỉ lệ giảm gần 50%.

Thực tế cho thấy, ngoài việc gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác bến xe, tình trạng sụt giảm lượng hành khách vào bến còn ảnh hưởng tới các vấn đề về xã hội. Đã có trường hợp nhiều phương tiện thay vì vào bến đón khách thì nay chọn cách chạy dù. Hệ lụy nhãn tiền là đã có trường hợp hành khách di chuyển trên xe dù, xe trá hình tuyến cố định bị hành hung, chèn ép vì giá vé cao.

Bàn về nguyên nhân hành khách vào bến sụt giảm, tại toạ đàm “Vì sao hành khách chưa trở lại bến xe?” do Báo Giao thông tổ chức, ông Nguyễn Công Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho biết: Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nêu rõ các điều kiện cho các loại hình kinh doanh vận tải. Bộ Công an cũng đã ban hành Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định xe kinh doanh vận tải phải có màu biển số riêng.

Tuy nhiên, số lượng xe hợp đồng gia tăng so với xe tuyến cố định lên đến hàng chục nghìn xe, chưa kể còn xuất hiện loại hình xe ghép, xe tiện chuyến… cũng đang cạnh tranh không công bằng với xe tuyến cố định. Những loại hình vận tải này cùng lúc hoạt động, gây xung đột với nhau.

Trong khi đó, nhu cầu người dân tăng cao, điều kiện quản lý xe hợp đồng quá lỏng lẻo khi không phải đăng ký xin “lốt” (các doanh nghiệp vận tải hành khách được có chỗ đậu, được vào ra bến xe để đón và trả khách), không đăng ký luồng tuyến, lái xe không bị kiểm soát, văn phòng đại diện mọc khắp nơi như một bến xe thu nhỏ… chính điều này là nguyên nhân khiến bến xe ngày một đìu hiu.

Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp vận tải chưa mặn mà vào bến không phải vì họ không muốn vào mà có rất nhiều điều kiện chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp cũng như của hành khách.

Theo đại diện Cục Đường bộ Việt Nam trước hết, cần phải nhìn nhận ở vấn đề quy hoạch. Chẳng hạn, Bến xe Miền Đông (Thành phố Hồ Chí Minh) hiện cơ sở vật chất rất hiện đại khang trang nhưng không có khách. Trong khi đó, tất cả các nhà xe đều sẵn sàng vào bến nếu có khách. Điều này cho thấy, có thể ở một giai đoạn, phạm vi nào đó, quy hoạch bến xe chưa phù hợp.

Ngoài ra, cần xem xét ở việc tổ chức giao thông đô thị. Nói cách khác, việc tổ chức phải hướng tới được các mục tiêu đi lại của hành khách để đảm bảo khi các phương tiện trả khách đến bến xe thì phải phù hợp với mục tiêu đi lại. Tính kết nối giữa bến và các điểm trung chuyển phải thuận lợi.

Đặc biệt, hiện có rất nhiều xe trong bến vẫn theo lề lối cũ là sử dụng phương tiện cũ, chưa đảm bảo để phục vụ khai thác tuyến cố định. Ở một nhóm khách nhất định, nếu đạt được nhu cầu chất lượng, giá cả, tiện nghi và an toàn, thì người dân vẫn chọn vào bến và chọn các xe có chất lượng cao.

Đồng bộ các giải pháp

Theo ông Đỗ Văn Bằng - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cần có nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để đông hành khách trở lại bến xe và cơ quan quản lý nhà nước cũng cần chia sẻ gánh nặng với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, doanh nghiệp kinh doanh quản lý bến xe.

Dẫn chứng điều này, đại diện Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, hiện hành khách đã thay đổi hành vi trong việc tìm kiếm phương tiện vận tải. Thay vì đến bến, hiện họ đều thông qua môi trường internet để tiếp cận thông tin. Dĩ nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số thì cần ủng hộ phương thức này và các doanh nghiệp vận tải, bến xe cũng cần nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu này của hành khách.

Ở góc nhìn của đơn vị quản lý Nhà nước, ông Nguyễn Tuyển - Trưởng phòng Quản lý Vận tải, Sở GTVT Hà Nội, hiện các bến xe trên địa bàn Hà Nội đã được nâng cấp rất nhiều về diện mạo, chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, các bến xe và các doanh nghiệp vận tải cần ngồi lại để chia sẻ với nhau sao cho khoả lấp được cơ chế xin - cho giữa bến xe và doanh nghiệp vận tải, tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp vào bến.

Chia sẻ giải pháp về vấn đề này, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho biết, vấn đề quy hoạch bến xe, chọn vị trí bến xe và tiện nghi trong bến là vấn đề hết sức quan trọng. Nói cách khác, các ngành chức năng không nên đưa các bến xe ra quá xa trung tâm Hà Nội sẽ gây bất tiện, mất thời gian của hành khách trong quá trình di chuyển ra bến xe.

Các bến xe cũng nên tăng cường, hoàn thiện xây dựng hạ tầng khang trang, hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Đặc biệt, theo chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy thì cơ chế quản lý bến xe cần phải linh hoạt năng động. Nói cách khác, Giám đốc bến xe phải được tự chủ trong việc “điều binh khiển tướng”, xếp lốt xe ra, vào. Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện công tác hậu kiểm.

Ngoài ra, các ngành chức năng phải kiểm tra, xử lý triệt để tình trạng “xe dù, bến cóc”, lắp đặt camera, giám sát xử lý mạnh, nêu cao quyết tâm dẹp bằng được tình trạng này. “Với loại hình xe hợp đồng, hiện tại, các xe này quá nhiều. Đây là điều hết sức vô lý, chúng tôi mong lực lượng chức năng, nhất là chính quyền địa phương phải quản lý chặt hoạt động của đối tượng này trên địa bàn… Hiện chúng ta đã có hệ thống bến xe hoàn chỉnh, phương tiện thuận lợi, tôi mong muốn người dân hãy hướng về các bến xe, tuyến cố định để được phục vụ đúng luật, được chịu trách nhiệm an toàn và có những dịch vụ văn hóa, văn minh”, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy nhấn mạnh.

Theo tìm hiểu, hiện xe chạy tuyến cố định phải có giấy phép kinh doanh vận tải, phải thành lập bộ phận an toàn, phải có luồng tuyến rõ ràng, nộp ngân sách cho Nhà nước với nhiều loại thuế như: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Trong khi đó, xe hợp đồng trá hình lại không nộp thuế cho ngân sách Nhà nước, dừng bắt khách tuỳ tiện, không mất chi phí hai đầu bến. Nghiêm trọng hơn, nhiều xe không chấp hành các điều kiện đảm bảo an toàn giao thông như nhiều đơn vị không khám sức khoẻ định kỳ, không tập huấn chứng chỉ an toàn giao thông cho lái xe. Sự cạnh tranh bất cân xứng như vậy là không công bằng với các doanh nghiệp tuyến cố định.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ngày 24/5, mưa rơi suốt cả ngày nhưng từng đoàn người vẫn nối nhau tiến vào Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm: Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, đánh giá, điều động - thống nhất toàn tỉnh.
Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Để tránh nhầm lẫn, sai sót, sau khi nhận Phiếu báo dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026, học sinh cần kiểm tra toàn bộ thông tin in trên Phiếu.
Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2025, chiều 24/5, Hội LHPN Hà Nội tổ chức chương trình Chắp cánh ước mơ cho con và biểu dương Gia đình tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025”.
Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Để phục vụ tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng của Thành phố và đất nước, từ năm 2024 đến nay, Thành ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chỉ đạo, nâng cao công tác tiếp công dân, siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện, tố cáo phức tạp.
Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Nhu cầu làm đẹp không ngừng gia tăng trong xã hội hiện đại, kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo “làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ” trên mạng xã hội là vô số cạm bẫy, đẩy nhiều chị em vào cảnh “tiền mất tật mang”, thậm chí biến dạng vĩnh viễn hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Hà Nội đón gần 13 triệu lượt khách trong 5 tháng đầu năm

Hà Nội đón gần 13 triệu lượt khách trong 5 tháng đầu năm

Trong 5 tháng đầu năm nay, Thủ đô Hà Nội đã đón khoảng 12,77 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 3,16 triệu lượt, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 20,2%, khẳng định sức hút ngày càng mạnh mẽ của Thủ đô trên bản đồ du lịch quốc tế.

Tin khác

Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Thành phố Hà Nội bổ sung 3 dự án xây dựng tuyến đường tại phường Ngọc Thụy vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Long Biên.
Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Để đảm bảo an ninh, an toàn và giao thông thông suốt, phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế trong hai ngày 24 và 25/5/2025.
Phản hồi tình trạng “dột” nước tại Nhà ga tuyến metro Cát Linh - Hà Đông

Phản hồi tình trạng “dột” nước tại Nhà ga tuyến metro Cát Linh - Hà Đông

Ngày 23/5, tại Hà Nội xảy ra mưa lớn kèm gió giật mạnh đã khiến nước chảy lênh láng ở khu vực tầng 2 sàn nhà ga Yên Nghĩa thuộc tuyến metro Cát Linh - Hà Đông.
Tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội gặp sự cố điện

Tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội gặp sự cố điện

Vào lúc 14 giờ 30 ngày 23/5, trên tuyến tàu điện Nhổn - Ga Hà Nội đã xảy ra sự cố điện dẫn tới việc ngắt điện từ ga Lê Đức Thọ, Đại học quốc gia, Chùa Hà, Cầu Giấy.
Giao thông đường Kim Mã điều chỉnh, các phương tiện cần lưu ý gì?

Giao thông đường Kim Mã điều chỉnh, các phương tiện cần lưu ý gì?

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
Các phương tiện chỉ được lưu thông một chiều trên đường Giáp Nhất

Các phương tiện chỉ được lưu thông một chiều trên đường Giáp Nhất

Do phương án rào chắn thi công cống thoát nước trên đường Giáp Nhất (cạnh ngã ba Giáp Nhất - Nguyễn Trãi) gây thu hẹp mặt đường còn từ 3-4m, để giảm thiểu nguy cơ ùn tắc giao thông, Sở Xây dựng Hà Nội thực hiện điều chỉnh tổ chức giao thông, tại ngã ba Giáp Nhất - Nguyễn Trãi chỉ cho phép các phương tiện lưu thông một chiều.
Để không bị phạt tiền, trừ điểm khi lái xe vào cao tốc

Để không bị phạt tiền, trừ điểm khi lái xe vào cao tốc

Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an khuyến cáo, các chủ xe trước khi đi vào cao tốc cần kiểm tra phương tiện của mình có dán thẻ ETC, tài khoản thẻ còn tiền hay không. Nếu không đủ các điều kiện này mà vẫn điều khiển xe vào cao tốc sẽ bị xử phạt từ 2-3 triệu đồng, trừ 2 điểm trên giấy phép lái xe.
Hanoi Metro nhận lỗi về sự cố tàu Cát Linh bị "rỉ nước", cam kết sớm khắc phục

Hanoi Metro nhận lỗi về sự cố tàu Cát Linh bị "rỉ nước", cam kết sớm khắc phục

Vào khoảng 17h20 ngày 19/5 trên tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông xảy ra hiện tượng chảy nước điều hòa không khí tại 1 toa hành khách trên đoàn tàu số 01.
Ghi nhận kỳ thi sát hạch lái xe sau thời gian bị gián đoạn ở TP. HCM

Ghi nhận kỳ thi sát hạch lái xe sau thời gian bị gián đoạn ở TP. HCM

Sau buổi thi sát hạch thí điểm ngày 14/5 vừa qua, ngày 20/5 tại Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Hoàng Gia, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an TP.HCM tổ chức kỳ thi sát hạch lái xe cho hơn 250 học viên.
Chính thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên

Chính thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên

Sáng nay (19/5), tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường 2 đầu cầu.
Xem thêm
Phiên bản di động