--> -->

Tiết kiệm chi thường xuyên để tăng lương theo lộ trình

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 31/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có nội dung cải cách tiền lương.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giải trình một số vấn đề về các chương trình mục tiêu quốc gia Phải thông tin trung thực về bất động sản trước khi đưa vào kinh doanh Đại biểu Quốc hội: Cần có quy định cấm hành vi làm nhiễu loạn thị trường bất động sản

Quốc hội cũng thảo luận đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025; Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, gồm cải cách tiền lương
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng thảo luận đánh giá báo cáo của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Trong quá trình thảo luận, các thành viên Chính phủ sẽ tham gia giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trước đó, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày nêu rõ: Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời, khoa học của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự giám sát, đồng hành, chủ động phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chắc chắn, linh hoạt, sát thực tiễn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực; tiếp tục là điểm sáng của kinh tế toàn cầu.

Trên cơ sở kết quả của 9 tháng, ước cả năm 2023 phấn đấu có ít nhất 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra, trong đó nổi bật là có thể hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về xã hội.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý III đạt 5,33%, tính chung 9 tháng đạt 4,24%. Xuất nhập khẩu tăng dần qua các tháng, 9 tháng xuất siêu gần 22 tỷ USD. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; thị trường lao động phục hồi tích cực.

Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 75,5% dự toán, ước cả năm đạt và phấn đấu vượt dự toán được giao trong khi miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất khoảng 75 nghìn tỷ đồng. Thúc đẩy tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 3 năm 2024 - 2026.

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, gồm cải cách tiền lương
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ rõ, nước ta vẫn còn những hạn chế, bất cập cần tiếp tục tập trung nỗ lực khắc phục.

Cụ thể như tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do phải chịu nhiều áp lực từ bên ngoài. Sản xuất công nghiệp phục hồi chậm, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao, tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm...

Bên cạnh đó, tiếp cận tín dụng còn khó khăn, tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu có xu hướng tăng. Các cơ chế, chính sách về đất đai, bất động sản, nhà ở, đầu tư công đang là điểm nghẽn; các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn tiềm ẩn rủi ro.

Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn; số lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ; lao động khu vực phi chính thức còn lớn; tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên còn cao...

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của những tháng cuối năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sẽ nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5%, lạm phát khoảng 3,5-4%.

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, gồm cải cách tiền lương
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Cũng theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, năm 2024 thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là trong điều hành kinh tế vĩ mô, vừa phải kiểm soát lạm phát, vừa phải thúc đẩy tăng trưởng.

15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường cũng được đề ra cho năm 2024; trong đó tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700-4.730 USD. Chính phủ cũng cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh; phấn đấu trong năm 2024 cắt giảm ít nhất 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, quy định kinh doanh.

Đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống đường cao tốc, nâng cấp các sân bay, bến cảng, hạ tầng đô thị, liên vùng… Hoàn thành một số dự án hạ tầng giao thông quan trọng; đồng thời thúc đẩy các dự án đường bộ cao tốc để bảo đảm hoàn thành mục tiêu có trên 3.000 km vào năm 2025.

Cùng với đó thực hiện đầy đủ, kịp thời, nâng cao hiệu quả các chính sách, không để ai bị bỏ lại phía sau. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhận định Sevilla vs Las Palmas: Khi điểm tựa quá khứ lên tiếng

Nhận định Sevilla vs Las Palmas: Khi điểm tựa quá khứ lên tiếng

Vào lúc 02h30 ngày 14/5, sân vận động Ramón Sánchez Pizjuán sẽ trở thành tâm điểm của vòng 36 La Liga 2024/25 với cuộc chạm trán giữa chủ nhà Sevilla và các vị khách Las Palmas. Đây không chỉ đơn thuần là một trận đấu cuối mùa giải, mà còn mang ý nghĩa quan trọng đối với cả hai đội, đặc biệt là Sevilla khi họ vẫn chưa thể chắc chắn tấm vé trụ lại sân chơi cao nhất Tây Ban Nha.
Barcelona vs Real Madrid: Ngược dòng thành công, Barcelona chứng minh bản lĩnh

Barcelona vs Real Madrid: Ngược dòng thành công, Barcelona chứng minh bản lĩnh

Cuộc đối đầu giữa Barcelona và Real Madrid đêm 11/5 trên sân Olímpic Lluís Companys không chỉ là một trận El Clasico thông thường, mà còn là bước ngoặt lớn của cuộc đua vô địch La Liga mùa giải 2024 - 2025. Trong thế bị dẫn trước hai bàn chỉ sau 15 phút đầu tiên, Barcelona đã thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của một ứng viên vô địch thực thụ khi lội ngược dòng ngoạn mục để giành chiến thắng 4-3.
Thua trắng Newcastle, Chelsea đối mặt nguy cơ bật khỏi top 5 Premier League

Thua trắng Newcastle, Chelsea đối mặt nguy cơ bật khỏi top 5 Premier League

Chelsea tiếp tục gây thất vọng lớn trong giai đoạn quyết định của mùa giải khi để thua 0-2 trước Newcastle ở vòng 36 Ngoại hạng Anh 2024/25. Thất bại không chỉ khiến thầy trò HLV Enzo Maresca tụt phong độ đúng lúc then chốt mà còn đẩy họ đứng trước nguy cơ bật khỏi top 5 và mất vé dự Champions League mùa sau.
Giá xăng dầu hôm nay (12/5): Dầu thế giới vẫn tiếp tục leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay (12/5): Dầu thế giới vẫn tiếp tục leo dốc

Hôm nay (12/5), giá dầu thế giới vẫn tiếp đà leo dốc do thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Anh là nguyên nhân tác động tới giá dầu thô trong tuần qua. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 63,88 USD/thùng, tăng 1,70%, giá dầu WTI ở mốc 61,06 USD/thùng, tăng 1,85% (tương đương tăng 1,11 USD/thùng).
Tạm giữ đối tượng chống người thi hành công vụ tại chợ Long Biên

Tạm giữ đối tượng chống người thi hành công vụ tại chợ Long Biên

Công an thành phố Hà Nội tạm giữ hình sự đối tượng trong tình trạng say rượu đã đến khu vực làm nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông chửi bới, đe dọa, thách thức, gây mất trật tự và cản trở việc thực thi công vụ.
“Cha tôi người ở lại” tập 37: Nguyên đau lòng khi An từ chối, ông Chính ghen tuông vì người yêu cũ của Tuệ Minh

“Cha tôi người ở lại” tập 37: Nguyên đau lòng khi An từ chối, ông Chính ghen tuông vì người yêu cũ của Tuệ Minh

Tập 37 của “Cha tôi người ở lại” tiếp tục khiến khán giả nghẹn lòng trước những tình huống đầy cảm xúc và những mối quan hệ chồng chéo giữa các nhân vật. Mỗi câu thoại, mỗi ánh nhìn đều chứa đựng nội tâm sâu sắc và những giằng xé không dễ gì giãi bày.
Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Trong chiến lược phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, việc đầu tư hạ tầng giao thông và xử lý môi trường được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng sống và định hình diện mạo đô thị hiện đại. Nhiều dự án trọng điểm đã và đang được thành phố Hà Nội tích cực triển khai, tạo ra những kết nối chiến lược không chỉ trong nội đô mà còn lan tỏa ra toàn vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận.

Tin khác

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.
Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Về bố trí làm Bí thư cấp ủy, Thành ủy Hà Nội hướng dẫn lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Các Thành ủy viên, các bí thư cấp huyện; các phó bí thư cấp huyện và tương đương; các ủy viên Ban thường vụ cấp huyện; các phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.
Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Những đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (gồm các tổ chức chính trị - xã hội), lần đầu chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Động lực mới cho phát triển kinh tế".
Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường

Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường

Chính phủ đã thông qua và ban hành 2 Nghị quyết về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã năm 2025.
Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát

Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sáng 11/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 9/5/2025 thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 do Bộ Nội vụ trình, hoàn thành việc sắp xếp 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...
6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 09-HD/TU về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội.
Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Theo Đề án, sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm khoảng 110.000 người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120.000 người.
Xem thêm
Phiên bản di động