Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giải trình một số vấn đề về các chương trình mục tiêu quốc gia
Phó Thủ tướng bày tỏ cảm ơn Quốc hội đã lựa chọn giám sát tối cao 3 chương trình, cảm ơn Đoàn giám sát đã làm việc nỗ lực, trách nhiệm, thực chất và chỉ ra nhiều vấn đề quan trọng, cung cấp những thông tin có giá trị, đồng thời bày tỏ đồng tình với Báo cáo của Đoàn giám sát.
![]() |
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về các chương trình mục tiêu quốc gia |
Phó Thủ tướng trân trọng những ý kiến rất trách nhiệm, xây dựng của các đại biểu Quốc hội vì mục tiêu lớn lao là để các chương trình về đích đúng hạn, đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân cả nước.
Đánh giá chung về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia từ Kỳ họp thứ 5 đến nay, Phó Thủ tướng nhìn nhận, đã có những chuyển biến “rất tích cực”, đặc biệt là những vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển cơ bản được tháo gỡ.
Đối với nguồn vốn sự nghiệp, hiện đã thông báo dự kiến vốn sự nghiệp giai đoạn 2024-2025 cho các địa phương để các địa phương chủ động bố trí phần vốn đối ứng.
Về phân cấp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh từ đầu năm đến nay, tất cả những văn bản được sửa đổi, ban hành, trong đó có Nghị định số 38/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ, bổ sung Nghị định 27/2022/NĐ-CP, đều tuân thủ nguyên tắc này, đem lại kết quả thiết thực, bởi lẽ chỉ có các đồng chí ở địa phương mới biết làm như thế nào là tốt nhất. Giải pháp này đã giúp các địa phương có thể giải quyết những vấn đề thực tiễn, thuận tiện trong việc lồng ghép các chương trình trong cùng một cấp có thẩm quyền.
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 chương trình.
Đối với tỉ lệ vốn Trung ương - địa phương, Phó Thủ tướng cho biết mỗi chương trình quy định tỉ lệ vốn đối ứng của các địa phương khác nhau.
Ghi nhận và chia sẻ những khó khăn của các địa phương trong giai đoạn hiện nay, Phó Thủ tướng nêu rõ, các nội dung này nằm trong kế hoạch trung hạn và được áp dụng theo luật, nên chỉ trường hợp cá biệt mới vận dụng linh hoạt từ nguồn vốn dự phòng hoặc nguồn tiết kiệm chi để ứng xử với từng dự án đặc biệt.
Liên quan đến việc chuyển vốn, Phó Thủ tướng mong muốn Quốc hội cho phép kéo dài thời gian giải ngân nguồn vốn năm 2022 đến hết ngày 31/12/2024 để tránh bị cắt nguồn vốn sự nghiệp trong bối cảnh nguồn vốn cho các chương trình rất hạn hẹp, trong khi mục tiêu đặt ra rất lớn lao.
Về việc điều chỉnh chỉ tiêu, mục tiêu, đối tượng, Chính phủ sẽ giải quyết hơn một nửa các vấn đề liên quan đến nội dung này trong tháng 11/2023. Các vấn đề còn lại sẽ được giải quyết khi có cơ chế đặc thù phù hợp.
![]() |
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV |
Liên quan đến nội dung nêu trên, Phó Thủ tướng nêu ví dụ: Đối với bộ tiêu chí về nông thôn mới nâng cao của Chương trình nông thôn mới, tinh thần là sẽ chỉ có quy định khung, còn một số tiêu chí để địa phương quyết định cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình. Đối với Chương trình dân tộc và miền núi, thậm chí phải bỏ một số nội dung khi không còn đối tượng nữa, không còn hợp lý để dành nguồn vốn cho các chương trình khác. Đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa, trước mắt sẽ sửa Nghị định 156/2018/NĐ-CP, sau đó đề xuất sửa đổi Luật Lâm nghiệp.
Ghi nhận có tình trạng không muốn đạt chuẩn nông thôn mới và không muốn thoát nghèo, vì khi đã đạt chuẩn hoặc thoát nghèo thì không còn là đối tượng thụ hưởng những chính sách xã hội về giáo dục, y tế, an sinh xã hội, Phó Thủ tướng cho biết sẽ có những điều chỉnh về chính sách tạo động lực cho bà con có thể tự vươn lên.
Phó Thủ tướng cũng mong chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội tăng cường vận động bà con được thụ hưởng các chương trình, dự án có một tâm thế mới hơn, tích cực hơn, tránh sự ỉ lại thì mới có thể đạt được kết quả tốt đẹp.
Thông qua hoạt động giám sát lần này, Phó Thủ tướng bày tỏ đồng tình với các ý kiến nhấn mạnh phải quan tâm cả hai yếu tố là tiến độ giải ngân lẫn chất lượng đầu tư mới có thể phát huy hết ý nghĩa của các chương trình mục tiêu quốc gia như kỳ vọng.
Cho rằng nhiệm vụ phía trước còn không ít khó khăn, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang mong muốn các đại biểu Quốc hội cùng đồng hành với Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương để đến cuối nhiệm kỳ các chương trình đạt được được mục tiêu đã đề ra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)
Tin khác

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
Tin mới 16/04/2025 12:27

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024
Tin mới 15/04/2025 18:31

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Tin mới 15/04/2025 17:55

Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc
Tin mới 15/04/2025 16:15

Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025
Tin mới 15/04/2025 16:04

Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập
Tin mới 15/04/2025 14:39

Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tin mới 15/04/2025 11:30

Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập
Tin mới 15/04/2025 09:45

Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Tin mới 15/04/2025 00:14

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân
Tin mới 14/04/2025 23:15