Quốc hội thảo luận việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia
Đa số ý kiến đồng tình Tổng LĐLĐ Việt Nam làm nhà ở xã hội Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư Dự kiến chi 3.505 tỷ đồng/năm cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở |
Trình bày báo cáo của đoàn giám sát của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu rõ đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ, đồng thời với 3 chương trình mục tiêu.
![]() |
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV |
Với chương trình xây dựng nông thôn mới, tính đến 30/6, cả nước có 6.022 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 263/644 đơn vị cấp huyện (40,8%) được công nhận hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới.
19 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, có 5 tỉnh hoàn thành chương trình nông thôn mới).
Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương phân bổ chậm, tỉ lệ đối ứng còn cao gây khó khăn cho một số địa phương, nhất là các tỉnh nghèo.
Tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 còn chậm so với yêu cầu, nhất là vốn sự nghiệp, đến 30/6 mới giải ngân được 9,17% kế hoạch vốn của năm.
Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, chưa thực sự bền vững; một số địa phương thiếu quyết liệt và có dấu hiệu chững lại trong chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Về giảm nghèo, giai đoạn 2021-2025, mục tiêu về giảm nghèo cao hơn so với các giai đoạn trước, gắn với các mục tiêu phát triển bền vững nhưng địa bàn, đối tượng thực hiện chương trình lại tập trung vào các “lõi nghèo” khó khăn nhất của cả nước.
![]() |
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày báo cáo của đoàn giám sát của Quốc hội |
Kết quả, năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,52% so với năm 2020, tuy chưa đạt so với mục tiêu Quốc hội giao nhưng trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua thì kết quả giảm nghèo là nỗ lực được ghi nhận.
Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,17% và ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỉ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, đạt và vượt mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng XIII, nghị quyết 24 của Quốc hội.
Tuy nhiên việc phân bổ ngân sách trung ương còn chậm; giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2022 (đến 31/1/2023) đạt 35,63% kế hoạch (vốn đầu tư phát triển đạt 45% kế hoạch; vốn sự nghiệp đạt 6,39% kế hoạch).
Với chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đến tháng 6/2023, vốn ngân sách trung ương đã phân bổ hết cho các địa phương, đảm bảo theo quy định hiện hành...
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện, nhưng theo báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 3,4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao; nhiều chỉ tiêu về hạ tầng, kinh tế - xã hội khác cơ bản đều đạt so với mục tiêu của chương trình.
Đáng lưu ý, kết quả giải ngân đạt thấp, từ năm 2022 đến tháng 6/2023 giải ngân khoảng 18,9% so với kế hoạch trung hạn. Giải ngân vốn sự nghiệp năm 2022 đạt 5,2%, năm 2023 (đến 30/6) giải ngân được 3,9% kế hoạch năm. Do đó, chương trình khó có thể hoàn thành mục tiêu giải ngân đến hết năm 2025.
![]() |
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV |
Theo báo cáo, chương trình đến nay đã đạt, vượt nhiều chỉ tiêu đề ra, song trên thực tế đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế, xã hội phát triển chậm. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng.
Khả năng đạt mức thu nhập bình quân tăng 2 lần so với năm 2020, giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu đến năm 2025 ở vùng dân tộc thiểu số theo mục tiêu rất khó khăn.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, việc lần đầu tiên thực hiện cơ chế, quản lý, chỉ đạo chung 3 chương trình mục tiêu quốc gia và thực hiện các nguyên tắc đổi mới của Quốc hội... nên không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng về chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thêm vào đó, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chức tham mưu, xây dựng văn bản, chính sách; quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình còn hạn chế về số lượng và chất lượng, nhất là cấp huyện, xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, nhất là cơ sở pháp lý để thực hiện một số chính sách còn chưa rõ ràng, đồng bộ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Quan tâm nâng cao chế độ phúc lợi cho người lao động

Xây dựng niềm tin của cộng đồng vào vắc xin

Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

MTTQ xã Vân Đình kiện toàn bộ máy, nâng tầm vai trò trung tâm đoàn kết toàn dân

Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5
Tin khác

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật
Sự kiện 18/07/2025 20:21

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi
Sự kiện 17/07/2025 21:11

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”
Sự kiện 17/07/2025 20:16

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9
Infographic 17/07/2025 16:17

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học
Sự kiện 16/07/2025 23:07

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
Sự kiện 15/07/2025 21:07

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)
Infographic 15/07/2025 19:26

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công
Sự kiện 15/07/2025 19:20

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao
Sự kiện 15/07/2025 18:41

Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố
Sự kiện 15/07/2025 18:06