-->
Kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024):

Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

Hôm nay (1/5) - kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). Đây được coi là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, là dịp để tôn vinh, biểu dương tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tháng 5 - tháng có ý nghĩa đặc biệt với cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động Ngày Quốc tế Lao động 1/5: Tôn vinh và cảm ơn người lao động Ngày 1/5 - Ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới

Ngày Quốc tế Lao động 1/5 bắt nguồn từ phong trào đấu tranh của công nhân Mỹ, trở thành ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động trên toàn thế giới.

Năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ".

Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Ảnh: B.D.

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago; sau đó tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia đấu tranh để giành được quyền ngày chỉ phải làm 8 giờ.

Khẩu hiệu “Ngày làm việc 8 giờ” trở thành tiếng nói chung của công nhân lao động ở nhiều nước. Từ các cuộc đấu tranh của công nhân lao động, Chính phủ một số nước buộc phải ban hành đạo luật ngày làm việc 8 giờ.

Để ghi nhận những thành quả của phong trào công nhân các nước, ngay trong Đại hội thành lập Quốc tế thứ II, được triệu tập ngày 14/7/1889, các đại biểu của giai cấp công nhân đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 1/5 làm ngày đoàn kết đấu tranh của công nhân lao động trên toàn thế giới. Từ đó ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động.

Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên được tổ chức vào năm 1930. Ngày 1/5/1930 - lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân ở Đông Dương, giai cấp công nhân nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã biểu tình ngoài đường phố để biểu dương tình đoàn kết cách mạng với công nhân quốc tế, đồng thời đấu tranh trực diện với bọn đế quốc thực dân Pháp, đòi Pháp phải cải thiện điều kiện làm việc, phải tăng lương và thực hiện luật lao động ngày làm việc 8 giờ.

Đặc biệt, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 đã trở thành ngày lễ Quốc gia với Sắc lệnh số 22c do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành vào ngày 18/2/1946 và Sắc lệnh số 56 ngày 29/4/1946 quy định cụ thể, chi tiết hơn về việc hưởng lương ngày nghỉ lễ Quốc tế Lao động 1/5.

Sau khi Sắc lệnh được ban hành, ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, lễ mít tinh trọng thể kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 20 vạn nhân dân lao động.

Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời kêu gọi: “Cùng đồng bào toàn quốc! Cùng anh chị em lao động! Ngày 1 tháng 5 là một ngày Tết chung cho tất cả các nước trên thế giới. Đó là một ý nghĩa đoàn kết rất sâu xa. Ở nước ta, lần này là lần đầu tiên đồng bào ta, anh chị em lao động ta được tự do đón tiếp ngày 1 tháng 5. Vậy nên nó có ý nghĩa đặc biệt sâu xa hơn nữa. Đối với chúng ta nó là một ngày để cho thế giới biết rằng: Ngày này chẳng những là ngày Tết lao động, mà còn là ngày nhân dân đoàn kết. Đoàn kết để giữ vững tự do dân chủ. Đoàn kết để kiến thiết nước nhà. Đoàn kết để xây dựng một đời sống mới”.

Phát huy tinh thần Ngày Quốc tế Lao động 1/5 và ghi nhớ lời hiệu triệu của Bác, cùng với nhân dân lao động, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Trải qua gần 40 năm đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng tăng về số lượng, trưởng thành về chất lượng và khẳng định, phát huy vai trò, địa vị của mình trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến đã tăng lên. Hình thành lớp công nhân trẻ có trình độ học vấn, văn hóa, được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, phương pháp làm việc ngày càng tiên tiến.

Giai cấp công nhân Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước ta.

Trải qua các kỳ Đại hội Đảng, vị trí, vai trò của giai cấp công nhân được khẳng định nhất quán trong suốt quá trình cách mạng và thể hiện tập trung trong Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”. Quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng là: “Làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống giai cấp công nhân và truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng; nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức chính trị của giai cấp công nhân”.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng xác định: “Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) là dịp để chúng ta khẳng định, tiếp tục khơi dậy sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đối với đất nước và dân tộc, nhân lên niềm tự hào, từ đó tiếp tục nỗ lực, ra sức thi đua lao động sáng tạo, chung sức xây dựng đất nước Việt Nam: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Sức lan toả từ các phong trào thi đua

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Sức lan toả từ các phong trào thi đua

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Sóc Sơn đã triển khai sâu rộng các phong trào thi đua nhằm động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị từ đó nâng cao đời sống, việc làm của mỗi đoàn viên, CNVCLĐ.
Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Sáng 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh”.
Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục rà soát, cập nhật các dự án, công trình để tổ chức lễ khởi công, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Chúng ta không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 (khóa XIII), sáng 16/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề “Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031”.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII). Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị.
Mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường

Mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường, được ứng dụng, phục vụ trong cuộc sống để tránh bị lãng phí nguồn lực...
Xem thêm
Phiên bản di động