--> -->

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Công dân được tiếp cận các thông tin gì trong Luật Đất đai 2024? Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc? Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai bộc lộ nhiều hạn chế

Vừa qua, Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Theo ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, thời gian qua, cùng với chính sách tài chính đất đai nói chung, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; khuyến khích sử dụng đất đai tiết kiệm, có hiệu quả, từng bước hạn chế đầu cơ, hạn chế sử dụng đất đai lãng phí; góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển.

Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hướng dẫn Luật Đất đai năm 2013 (Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP, Nghị định số 135/2016/NĐ-CP, Nghị định số 123/2017/NĐ-CP) đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai
Luật Đất đai góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. (Ảnh minh họa: Đỗ Đạt)

Để rà soát, tổng hợp việc thực hiện chính sách thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước theo Luật Đất đai năm 2013, Bộ Tài chính đã có công văn (số 8335/BTC-QLCS ngày 28/7/2021) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá tình hình thực hiện các chính sách về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và kiến nghị, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung các chính sách này.

Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho biết, báo cáo của các địa phương cho thấy có phát sinh một số vướng mắc liên quan đến thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Bộ Tài chính đã tổng hợp, đánh giá và có các văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo trong quá trình xây dựng Luật Đất đai năm 2024.

Đồng thời, Bộ Tài chính nhận thấy rằng cần thiết hoàn thiện (thay thế các nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2013) để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nghị định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất hiện hành cho phù hợp với tình hình thực tế mới, cải cách thủ tục hành chính; đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước; thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Sửa luật để gỡ vướng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho biết, Luật Đất đai số 31/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 18/1/2024. Ngày 5/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kèm theo Quyết định số 222/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai, trong đó Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Nhằm cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024 liên quan đến tính, thu, nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dựa trên các nguyên tắc: Bám sát những nội dung tài chính về đất đai mà Luật Đất đai trực tiếp giao cho Chính phủ quy định hoặc hướng dẫn; Tổng hợp vướng mắc trên thực tiễn trong thời gian vừa qua để quy định xử lý trong Nghị định, bảo đảm phù hợp với quy định tại Luật Đất đai năm 2024 và quy định của pháp luật có liên quan; Kế thừa những quy định của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất theo Luật Đất đai năm 2013, đang thực hiện ổn định, phù hợp.

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai
Dự thảo Nghị định cần làm rõ nội dung tính tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất. (Ảnh minh họa: Bảo Thoa)

Bà Nguyễn Thị Thoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho biết, quy định tại Dự thảo Nghị định với mục tiêu nhằm làm rõ, cụ thể hơn so với chính sách hiện hành để các cơ quan chức năng thuộc địa phương thuận lợi trong tổ chức thực hiện.

Ví dụ như về tính tiền thuê đất đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 30 dự thảo Nghị định), tại Khoản 3 Điều 30 Luật Đất đai năm 2024 quy định: “Đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích được giao để sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ thì được lựa chọn chuyển sang hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với phần diện tích đó”.

Để đảm bảo tính thống nhất với pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tại Dự thảo Nghị định quy định cụ thể nội dung về tính tiền thuê đất của đơn vị sự nghiệp công lập như sau: Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập không lựa chọn hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà sử dụng nhà, công trình gắn liền với đất để kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thì thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, không nộp tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này.

Các đại biểu cũng cho rằng cần làm rõ thêm các nội dung tại Dự thảo Nghị định như: Căn cứ tính tiền sử dụng đất; diện tích đất tính tiền sử dụng đất; giá đất tính tiền sử dụng đất; tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất; tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; tính tiền sử dụng đất khi thay đổi quy hoạch chi tiết; xử lý kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; nguyên tắc thực hiện miễn, giảm tiền sử dụng đất; đơn giá thuê đất; tính tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Thị trường du lịch Việt Nam đang chứng kiến sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp lữ hành mới, đặc biệt là trong bối cảnh ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Sự gia nhập của các doanh nghiệp này không chỉ làm phong phú thêm thị trường du lịch mà còn góp phần vào sự phục hồi và phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam.
Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ngày 24/5, mưa rơi suốt cả ngày nhưng từng đoàn người vẫn nối nhau tiến vào Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm: Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, đánh giá, điều động - thống nhất toàn tỉnh.
Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Để tránh nhầm lẫn, sai sót, sau khi nhận Phiếu báo dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026, học sinh cần kiểm tra toàn bộ thông tin in trên Phiếu.
Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2025, chiều 24/5, Hội LHPN Hà Nội tổ chức chương trình Chắp cánh ước mơ cho con và biểu dương Gia đình tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025”.
Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Để phục vụ tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng của Thành phố và đất nước, từ năm 2024 đến nay, Thành ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chỉ đạo, nâng cao công tác tiếp công dân, siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện, tố cáo phức tạp.
Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Nhu cầu làm đẹp không ngừng gia tăng trong xã hội hiện đại, kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo “làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ” trên mạng xã hội là vô số cạm bẫy, đẩy nhiều chị em vào cảnh “tiền mất tật mang”, thậm chí biến dạng vĩnh viễn hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Tin khác

TP.HCM: Dự kiến thu hơn 22.200 tỷ đồng nhờ đấu giá 4 khu "đất vàng"

TP.HCM: Dự kiến thu hơn 22.200 tỷ đồng nhờ đấu giá 4 khu "đất vàng"

Trong 5 tháng đầu năm 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã trình Hội đồng thẩm định giá đất, cụ thể Thành phố cho 4 trường hợp, dự kiến thu ngân sách khoảng 22.223 tỷ đồng.
Biển số siêu VIP 88A-888.88 được chốt giá hơn 21 tỷ đồng sau 30 phút đấu giá

Biển số siêu VIP 88A-888.88 được chốt giá hơn 21 tỷ đồng sau 30 phút đấu giá

Chiều 22/5, biển số ngũ quý 88A-888.88 của tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được đưa lên sàn đấu giá trực tuyến và nhanh chóng trở thành tâm điểm của giới chơi biển số đẹp cả nước. Sau 30 phút đấu giá chính thức cùng 10 vòng gia hạn, chiếc biển siêu VIP này đã được một tài khoản trả giá cao nhất lên tới 21,325 tỷ đồng.
Tăng khả năng tiếp cận vốn xanh, vốn bền vững

Tăng khả năng tiếp cận vốn xanh, vốn bền vững

Hôm nay (21/5), Thời báo Ngân hàng phối hợp Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức Tọa đàm “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng với giải pháp AI”. Sự kiện thu hút hơn 300 đại biểu từ các cơ quan quản lý, tổ chức tài chính, doanh nghiệp fintech và tổ chức quốc tế.
Ngân hàng Nhà nước công bố sổ tay quản lý rủi ro cho tín dụng xanh

Ngân hàng Nhà nước công bố sổ tay quản lý rủi ro cho tín dụng xanh

Ngày 21/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức tọa đàm “Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030” và công bố Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
Trình bổ sung hơn 4.327 tỷ đồng vốn viện trợ không hoàn lại vào chi thường xuyên năm 2025

Trình bổ sung hơn 4.327 tỷ đồng vốn viện trợ không hoàn lại vào chi thường xuyên năm 2025

Theo nội dung Tờ trình do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tại phiên làm việc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, tổng số vốn đề nghị bổ sung vào ngân sách nhà nước cho năm 2025 từ nguồn viện trợ không hoàn lại là 4.327,121 tỷ đồng.
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa thông báo sẽ chi trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 5% bằng tiền mặt, ngày 10/6 là ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông nhận cổ tức, ngoài ra ngân hàng này cũng sẽ trả cổ tức 13% bằng cổ phiếu.
Có thể bị phạt tiền đến 400 triệu đồng khi kinh doanh vàng miếng nhưng không có giấy phép

Có thể bị phạt tiền đến 400 triệu đồng khi kinh doanh vàng miếng nhưng không có giấy phép

Ngân hàng Nhà nước đề xuất phạt tiền từ 300-400 triệu đồng khi kinh doanh mua, bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Tạm dừng dịch vụ thuế, ứng dụng hóa đơn điện tử đến 15/6

Tạm dừng dịch vụ thuế, ứng dụng hóa đơn điện tử đến 15/6

Cục Thuế - Bộ Tài chính vừa có thông báo hỏa tốc về kế hoạch tạm dừng các hệ thống ứng dụng ngành thuế, phục vụ việc chuyển địa điểm trung tâm dữ liệu của Cục Thuế. Thời gian tạm ngừng từ ngày 23/5 đến 15/6.
Ngân sách Nhà nước thu hơn 5.200 tỷ đồng từ đấu giá biển số xe

Ngân sách Nhà nước thu hơn 5.200 tỷ đồng từ đấu giá biển số xe

Từ tháng 9/2023 đến giữa tháng 5/2025, hoạt động đấu giá biển số xe đã giúp ngân sách nhà nước thu về hơn 5.200 tỷ đồng. Chính sách khai thác tài sản công này đang cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và xã hội.
Hợp tác phát triển AI và bán dẫn nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ

Hợp tác phát triển AI và bán dẫn nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ và tham dự chương trình đầu tư vào Hoa Kỳ “SelectUSA 2025”, Đoàn công tác của Bộ Tài chính đã có các buổi làm việc quan trọng với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Intel và Tập đoàn Meta nhằm thúc đẩy các định hướng hợp tác chiến lược trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn.
Xem thêm
Phiên bản di động