-->

Tiếp cận nền tảng số để không bị “bỏ phía sau”

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy các hộ kinh doanh nhỏ sử dụng nền tảng số để tiêu thụ các mặt hàng của mình. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp còn lúng túng không thể tiếp cận được với phương thức kinh doanh mới này, khiến cho việc phục hồi kinh tế trở nên khó khăn. Chính vì vậy, việc tiếp cận nền tảng số trong kinh doanh không còn là việc “để sau tính”, mà các hộ kinh doanh buộc phải làm ngay và luôn, nếu không sẽ bị “bỏ lại phía sau”.
Nâng cao nhận thức cộng đồng về “Sống số lành mạnh” Nền tảng số: Công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

Lúng túng với phương thức bán hàng mới

Gần đây, nhiều người nhắc đến việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp và coi đó là một tiến trình tất yếu, dù muốn hay không cũng phải thực hiện để “đuổi kịp” quá trình phục hồi và phát triển kinh tế. Nằm trong mắt xích quan trọng của nền kinh tế, các hộ kinh doanh cá thể cũng không thể đứng ngoài cơ chế này. Thế nhưng đâu đó ngay giữa lòng Hà Nội, vẫn còn nhiều hộ kinh doanh lúng túng trong tiếp cận với nền tảng số.

Tiếp cận nền tảng số để không bị “bỏ phía sau”
Ảnh minh họa

Gia đình bà Bùi Thị Huế nằm trong phố cổ Hà Nội, có nghề may ga, gối từ 20 năm nay. Gia đình bà Huế có 5 nhân khẩu đều tập trung may mặt hàng này theo phương thức đặt hàng từ các cửa tiệm trong phố cổ (chủ yếu bán cho người nước ngoài hoặc các khách sạn phục vụ lưu trú, du lịch). Trong dịch Covid-19, các đơn hàng trực tiếp dần ít đi, đặc biệt là khi dịch kéo dài sang năm thứ hai. Vốn đã quen với cách làm truyền thống nên gia đình bà Huế dường như không biết thế nào là “bán hàng qua mạng”. Đến nay, khi Thành phố hết giãn cách, gia đình bà Huế muốn quay trở lại kinh doanh nhưng hầu như các mối làm ăn cũ đều giảm số lượng đặt hàng hoặc hoàn toàn không đặt hàng. Bà Huế cho biết đã chỉ đạo các thành viên trong gia đình đưa hàng lên bán qua mạng, nhưng số lượng rất hạn chế, gần như không thể bắt kịp tốc độ kinh doanh trên nền tảng số.

Cũng như gia đình bà Huế, gia đình chị Trần Thị Phương (Ba Đình, Hà Nội) có truyền thống làm nghề tương ớt. Chị Phương cho biết, thời gian vừa qua các hàng quán đóng cửa khiến cho hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề. Đến nay khi hết giãn cách, nhiều khách hàng (chủ yếu là các nhà hàng, quán) ngừng kinh doanh khiến cho lượng khách hàng ban đầu không lấy lại được. “Gia đình chúng tôi là những người không có kỹ năng dùng công nghệ nên việc bán hàng qua mạng rất khó khăn. Chúng tôi phải làm thế nào để thích ứng với xu hướng kinh doanh hiện nay? Nhà nước có hỗ trợ gì về việc đào tạo kỹ năng kinh doanh cho các cơ sở sản xuất hộ kinh doanh không?”, chị Phương băn khoăn.

Không ít hộ kinh doanh nhỏ trên địa bàn Thành phố đã “không kịp trở tay” khi dịch Covid-19 đến, tác động lớn đến phương thức kinh doanh truyền thống. Nhiều gia đình phải bỏ nghề hoặc chuyển nghề vì không thể bán hàng, mặc dù toàn xã hội đang quay trở lại với quá trình “bình thường mới” và phục hồi kinh tế một cách tích cực.Thậm chí, các ngành nghề tưởng chừng rất truyền thống như nông nghiệp cũng đã nhanh chóng tiếp cận nền tảng số và trở thành nguồn lực mạnh trong phục hồi sản xuất kinh doanh.

Để không tự mình “ở lại phía sau”

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, để thích ứng khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các hộ kinh doanh, đặc biệt để ứng phó với việc đứt gãy chuỗi cung ứng đầu ra. Để cải thiện những khó khăn này rất cần sự nỗ lực của cả cơ quan chức năng và của chính các hộ kinh doanh.

Đối với các hộ kinh doanh, cần phải tiếp tục chủ động móc nối, duy trì trở lại ở mức tối đa những khách hàng quen đã có khi họ quay trở lại hoạt động theo xu hướng chung hiện nay. Đồng thời chủ động tìm kiếm các khách hàng mới trong và ngoài địa bàn sinh sống. Cần tăng cường hơn những biện pháp khuyến mại về giá cả, điều kiện thanh toán, đảm bảo chất lượng sản phẩm và mềm hóa trong các quan hệ ứng xử, gia tăng các chiết khấu cho những khâu trung gian hỗ trợ tiêu thụ cho mình.

Để thích ứng an toàn với dịch Covid-19, hiện nay, bên cạnh phương thức bán hàng truyền thống, nhiều người dân đã tận dụng nền tảng công nghệ số để phát triển sản phẩm và kết quả đạt được khá khả quan. Để nền tảng công nghệ số trở thành công cụ hữu hiệu cho người dân trong việc giảm tiếp xúc nhưng vẫn đảm bảo lượng hàng hóa tiêu thụ, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thể chần chừ trong việc tiếp cận nền tảng số.

Dù muốn hay không, trong thời gian tới, hộ kinh doanh nên đặt vấn đề từng bước tham gia việc phân phối sản phẩm trên mạng xã hội, thông qua các trang mạng như zalo, facebook, và tham gia các sàn thương mại điện tử có tổ chức. Trong quá trình này hộ kinh doanh nên cử những người có khả năng tiếp thu công nghệ để tham gia các lớp bồi dưỡng và đào tạo về sử dụng các trang thương mại điện tử về bán hàng. Trước mắt có thể huy động con, cháu, người thân hỗ trợ. Thậm chí, có thể thuê một sinh viên công nghệ thông tin để hỗ trợ lập và quản lý trang web hoặc mạng xã hội của mình để kết nối, quảng bá và thu thập các đơn hàng cho gia đình thực hiện phân phối thông qua các shiper. Bên cạnh đó, hộ kinh doanh cần nghiên cứu để đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu thụ và cạnh tranh được với các sản phẩm có trên thị trường.

Không chỉ các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ cần tiếp cận ngay nền tảng số, mà đối với các làng nghề truyền thống, việc này không thể chần chừ. Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, các ngành nghề thủ công truyền thống của Việt Nam có lịch sử phát triển và những thành quả rất đáng tự hào. Tuy nhiên trong các thời kỳ suy giảm kinh tế, dịch bệnh thì đây cũng là những ngành rất dễ bị tổn thương, tạo ra những hệ lụy nặng nề cho các hộ sản xuất kinh doanh và áp lực bảo đảm an sinh xã hội trên địa phương.

Để góp phần cải thiện tình hình này, các địa phương cũng như các hộ kinh doanh cần chú ý phân tích nắm bắt thông tin thị trường để chủ động điều chỉnh kế hoạch và phương thức sản xuất kinh doanh, phân phối, tiêu thụ tránh hoạt động theo ý mình bất chấp các sự điều chỉnh thay đổi của thị trường.Bên cạnh đó, các địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp và gia đình duy trì các hoạt động thông tin, quảng cáo, xúc tiến thương mại, mở các kênh phân phối mới và ký các hợp đồng các thỏa thuận tạo thuận lợi cung cấp nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra cho các làng nghề, hộ sản xuất thủ công.

“Việc áp dụng các công nghệ mới, máy móc, thiết bị hiện đại để giảm tiêu hao năng lượng lao động và nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cũng như hạ giá thành là rất cần thiết, đặc biệt là trong những ngành nghề như chế biến gỗ, mây tre đan. Cùng với đó, các hiệp hội làng nghề cần chủ động nghiên cứu để làm tốt vai trò trung gian giữa các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý với các hộ kinh doanh; đồng thời trực tiếp hỗ trợ các gia đình trong phát triển thương mại điện tử và xúc tiến các hoạt động thương mại cần thiết theo các hình thức cả truyền thống và hiện đại. Việc đảm bảo vệ sinh môi trường của làng nghề và các hộ kinh doanh rất quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh và trong tiêu thụ hàng hóa, làm tăng khả năng vượt qua các hàng rào kỹ thuật mà các nước đặt ra ngày càng cao hơn hiện nay”, ông Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.

Để thích ứng an toàn với dịch Covid-19, hiện nay, bên cạnh phương thức bán hàng truyền thống, nhiều người dân đã tận dụng nền tảng công nghệ số để phát triển sản phẩm và kết quả đạt được khá khả quan. Để nền tảng công nghệ số trở thành công cụ hữu hiệu cho người dân trong việc giảm tiếp xúc nhưng vẫn đảm bảo lượng hàng hóa tiêu thụ, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thể chần chừ trong việc tiếp cận nền tảng số./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), trên 300 đoàn viên, người lao động quận Hoàn Kiếm tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến và truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”. Chương trình được truyền từ Trung tâm chính trị quận Hoàn Kiếm.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.
Đẩy mạnh ứng dụng AI trong hoạt động dạy, học

Đẩy mạnh ứng dụng AI trong hoạt động dạy, học

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy không chỉ giúp giáo viên nâng cao hiệu quả công tác mà còn tạo ra môi trường học tập hiện đại, sáng tạo cho học sinh. Nhờ ứng dụng AI, các tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh tham gia tích cực hơn, kết quả học tập cũng theo đó cải thiện rõ rệt.
Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ kết quả kinh doanh ổn định và định hướng chiến lược rõ ràng.
Nhận định Arsenal vs Crystal Palace: Khó cản Pháo thủ tại Emirates

Nhận định Arsenal vs Crystal Palace: Khó cản Pháo thủ tại Emirates

Vào lúc 2h00 ngày 24/4, Arsenal sẽ tiếp đón Crystal Palace trong khuôn khổ vòng 34 Premier League 2024/25. Đây được coi là cơ hội không thể tốt hơn để thầy trò HLV Mikel Arteta giành trọn 3 điểm, tiếp tục bám đuổi Liverpool trong cuộc đua vô địch, dù hy vọng lật đổ “Lữ đoàn đỏ” đang ngày càng mong manh.

Tin khác

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ kết quả kinh doanh ổn định và định hướng chiến lược rõ ràng.
“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Xem thêm
Phiên bản di động