--> -->

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội xuất khẩu sản phẩm Halal Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp Không thể từ từ, chậm trễ trong thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân

Làng nghề nỗ lực đầu tư đổi mới công nghệ

Thời gian qua, để nâng cao nhận thức về chuyển đổi "xanh" cho người dân và các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức, xây dựng nhiều chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng cho các ngành sản xuất sản phẩm tại làng nghề như ngành sơn mài, ngành mây tre đan… Tận dụng sự hỗ trợ ấy, nhiều doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống đã nhanh chóng đổi mới công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, giảm thiểu tác động đến môi trường, qua đó nâng cao thu nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”
Sản phẩm mây tre đan của làng nghề Phú Vinh (huyện Chương Mỹ) được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. (Ảnh: Đ.Đ)

Trước đây, mỗi ngày, làng nghề gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm) tiêu thụ khoảng 800 tấn than và thải ra môi trường các loại khí độc hại: CO, SO2, H2S, bụi silic, chất thải rắn... Để giải quyết bài toán phát triển bền vững, bên cạnh việc Sở Công Thương Hà Nội triển khai chương trình xây dựng mạng lưới liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành gốm sứ tại Bát Tràng; các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất gốm tại làng nghề gốm sứ nổi tiếng này cũng đã tích cực tham gia chuyển đổi công nghệ nung gốm từ lò than, lò gas truyền thống, sang lò gas hiện đại.

Theo nghệ nhân Hà Thị Vinh - Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam, nhờ sự chủ động trong việc đầu tư, đổi mới công nghệ, đến nay, làng gốm Bát Tràng đã có gần 1.000 hộ sử dụng lò nung gốm bằng khí gas hóa lỏng, góp phần làm giảm phần lớn lượng phế phẩm so với lò than. Công nghệ lò gas cải tiến không chỉ bảo đảm môi trường làng nghề xanh hơn, mà còn giúp các cơ sở, doanh nghiệp giảm tiêu hao năng lượng, tăng hiệu quả kinh tế.

Cũng nhận được sự hỗ trợ qua chương trình xây dựng mạng lưới liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành gốm sứ từ Sở Công Thương Hà Nội, tại làng nghề gốm cổ Kim Lan (xã Kim Lan, huyện Gia Lâm), nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng bắt tay vào xây dựng cơ sở sản xuất theo hướng “xanh hóa” để nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Cụ thể, các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề tham gia chương trình được thụ hưởng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đổi mới công nghệ, thường xuyên được phổ biến, cập nhật các tiêu chuẩn sản xuất xanh và bền vững, giúp nâng cao giá trị sản phẩm và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tương tự như các làng nghề gốm truyền thống ở huyện Gia Lâm, nhờ chuyển đổi “xanh”, một số doanh nghiệp mây tre đan ở làng nghề Mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) đã thu được nhiều lợi ích từ kinh tế đến môi trường. Trước đây, khi chưa áp dụng sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp bị hao hụt tới 10% mây tươi ở khâu luộc, tẩm, thu mua. Hóa chất tổn thất nhiều do hệ thống luộc và tẩm mây làm bằng xi măng không có gia nhiệt. Tuy nhiên, khi thực hiện sản xuất sạch hơn, lượng nguyên liệu hao hụt giảm mạnh, doanh nghiệp không mất nhiều chi phí, đặc biệt là giảm phát thải ra môi trường.

Tạo ưu thế qua các chuỗi kết nối sản xuất, tiêu dùng

Ô nhiễm môi trường lâu nay vẫn luôn là vấn đề nan giải, đặc biệt, ô nhiễm môi trường trong làng nghề lại càng phức tạp và khó khăn hơn, bởi các làng nghề truyền thống đa phần có quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình. Chính vì vậy, việc phát triển lưu giữ giá trị làng nghề gắn với bảo vệ môi trường không dễ thực hiện. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, trong xu thế hiện nay nếu muốn sản phẩm mỹ nghệ, thủ công vươn xa thì sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu.

Trong thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động, chương trình, đề án nhằm hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết bền vững để sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên ngành quảng bá, giới thiệu nhãn hiệu sản phẩm xanh, tiết kiệm năng lượng; ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp có đầu tư công nghệ, có sản phẩm thân thiện với môi trường.

Để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý nước thải tại các làng nghề; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch, công nghệ xử lý nguồn nước thải cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ theo hướng vận hành đơn giản, ổn định, tiết kiệm chi phí và xử lý ô nhiễm môi trường nước đạt hiệu quả…

Trước những khó khăn, vướng mắc tại các làng nghề, để các chương trình, đề án hỗ trợ ứng dụng công nghệ xanh, sạch vào sản xuất phát huy hiệu quả, thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) đã tiến hành khảo sát, chọn lựa kỹ lưỡng các đối tượng thụ hưởng, những đề án mang tính khả thi. Trong đó, ưu tiên các đề án có quy mô và sức lan tỏa lớn, nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư dây chuyền, thiết bị mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, đơn vị thường xuyên tổ chức tập huấn về sản xuất sạch hơn, tiêu dùng bền vững, giới thiệu, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp thông qua kiểm toán năng lượng tại các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề; tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn kỹ thuật giúp các cơ sở xây dựng và thực hiện các giải pháp sản xuất xanh, sạch, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

Với mục tiêu đến năm 2030, bảo đảm 100% các làng nghề trên địa bàn Thành phố được công nhận, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường; khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề… theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, cần thiết quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, quy hoạch lồng ghép hoạt động du lịch với sản xuất nghề; quy hoạch tập trung theo mô hình các khu công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Trong đó, nội dung quy hoạch bao gồm quy hoạch lại không gian sản xuất, quy hoạch và xây dựng hệ thống xử lý chất thải; xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ tại các làng nghề như giảm thuế, phí đối với cơ sở thực hiện tốt bảo vệ môi trường và các cơ sở có đầu tư bảo vệ môi trường, hay hỗ trợ vốn cho các dự án cải thiện môi trường thông qua việc lập quỹ bảo vệ môi trường.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho  Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Ngày 17/7, Đảng ủy xã Đoài Phương tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng thời thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), từ ngày 15 - 17/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tùng Thiện đã tổ chức 3 đoàn công tác đi thăm và tặng quà cho 15 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Qua rà soát mới nhất, đến nay cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm, với giá trị, nguồn lực rất lớn của xã hội đang bị lãng phí. Các dự án tồn đọng, các vướng mắc về pháp lý liên quan quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch…
“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Vượt khỏi khuôn khổ của một sân chơi thiết kế thông thường, cuộc thi sáng tạo xe máy điện “Bản sắc Việt” là hành trình đặc biệt, nơi những ý tưởng sáng tạo và tình yêu văn hóa Việt được hòa quyện, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Ngày 17/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phường Từ Liêm có nghề truyền thống sản xuất bún Phú Đô, trải qua những thăng trầm của nghề, đến nay nghề sản xuất bún vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của nhiều làng nghề khác, Phú Đô phải đối mặt với vấn đề nan giải trong xử lý nước thải và khí thải. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cùng người dân đang từng bước áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất bún.

Tin khác

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các địa phương, doanh nghiệp, thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo và các sự kiện liên kết vùng để nâng cao năng lực triển khai thương mại điện tử (TMĐT) tại các tỉnh, thành phố. Đồng thời, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh.
Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Vietnam Airlines đang khai thác đều đặn các chuyến bay khứ hồi hằng ngày trên cả hai chặng thành phố Hồ Chí Minh - Jakarta và Thành phố Hồ Chí Minh - Denpasar, từ đó, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách và góp phần thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam - Indonesia.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Trong các tháng 6,7/2025, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các kết luận, chỉ rõ các vi phạm tại chi nhánh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tại thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng. Trong đó có những “lỗi” thuộc về công tác thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, về tài sản bảo đảm, tiềm ẩn rủi ro cao, yêu cầu khẩn trương khắc phục,…
Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp là bước ngoặt lớn, không chỉ mở rộng cơ hội phát triển mà còn mở ra cánh cửa hưởng ưu đãi thuế. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi thế này, đòi hỏi chủ hộ phải đủ điều kiện, hiểu rõ luật và minh bạch ngay từ đầu.
Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp Việt Nam (SYS Việt Nam), Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp kinh tế số dành cho người khuyết tật.
Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT

Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.
Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ hướng đến việc tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sáng tạo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước và phát triển TMĐT bền vững; mà còn đặt nền móng pháp lý mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu số, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu.
Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Kỷ nguyên số đặt ra thách thức lớn với mọi mô hình quản trị truyền thống. Đổi mới quản trị không chỉ là thay đổi cách làm, mà là tái cấu trúc tư duy, công cụ và văn hóa để doanh nghiệp thích ứng nhanh, vận hành hiệu quả và phát triển bền vững.
Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Không đợi ưu ái, không xin hỗ trợ, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân vẫn ngày ngày lặng lẽ lớn lên bằng chính nội lực của mình. Trong dòng chảy đổi mới mạnh mẽ từ Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, niềm tin đã trở thành “chất dẫn” giúp kinh tế tư nhân khẳng định vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Những chia sẻ chân thật từ các doanh nghiệp cho thấy điều họ cần nhất không phải ưu đãi, mà chính là sự tin tưởng, đồng hành và khích lệ phát triển dài hạn.
Xem thêm
Phiên bản di động