Tiêm vắc xin phòng biến chứng nguy hiểm của cúm mùa
Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống cúm mùa Chủ động công tác phòng, chống dịch để đón năm mới Chủ động bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ "dịch chồng dịch" |
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê mỗi năm có khoảng một tỷ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng, 290.000 đến 650.000 trường hợp tử vong. Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm, trong đó năm 2024 ghi nhận hơn 287.000 ca mắc, 8 ca tử vong.
![]() |
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. |
Ngay từ ngày mùng 4 Tết, khi Hệ thống tiêm chủng VNVC hoạt động trở lại, tỷ lệ trẻ em và người lớn đến tiêm vắc xin cúm tăng hơn 50% so với những ngày cận Tết. Bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết cúm mùa là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền rất cao khiến cộng đồng thường ghi nhận chùm ca hoặc vụ dịch với hàng chục ca mắc. Bệnh do vi rút cúm (Influenza virus) thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với hai nhóm phổ biến gồm A (chiếm khoảng 75% ca bệnh) và B (chiếm khoảng 25%).
Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… khi mắc cúm có nguy cơ cao trở nặng hơn. Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi.
Bác sĩ Chính giải thích bệnh nhân có thể mắc viêm phổi do vi rút cúm hoặc kèm theo bội nhiễm vi rút, vi khuẩn khác như phế cầu hoặc tụ cầu vàng. Ví dụ, người bệnh vừa bội nhiễm vi rút cúm và phế cầu khuẩn, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên gấp 8 lần.
Khi trở nặng, người bệnh xuất hiện cơn khó thở, thở nhanh, mệt lả, tím tái môi, lơ mơ. Nhóm nguy cơ cao đối diện nguy cơ tăng nặng bệnh nền, tổn thương đa cơ quan, suy cơ tim, suy hô hấp dẫn tới tử vong. Vi rút cúm cũng có thể tác động lên các cơ quan khác như xương, tim, hệ thống thần kinh.
Vi rút cúm liên tục biến đổi vì vậy, theo bác sĩ Chính, cách phòng bệnh hiệu quả là tiêm chủng vắc xin hàng năm, đặc biệt ở nhóm có bệnh mạn tính, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Vắc xin giúp giảm tỷ lệ nhập viện, nguy cơ trở nặng, tử vong do cúm.
Để tăng hiệu quả phòng bệnh lây qua đường hô hấp, bác sĩ Chính khuyến cáo, bên cạnh biện pháp vắc xin, người dân cần bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, vệ sinh mũi họng hằng ngày. Mỗi người giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, hoặc người nghi ngờ mắc bệnh. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, tránh tự điều trị theo mẹo dân gian khiến bệnh trở nặng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL

Bộ Tài chính thông tin về việc một Vụ trưởng bị ngã tử vong

Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025

Thắng ngược Philippines, U23 Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp vào chung kết U23 Đông Nam Á
Tin khác

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công
Y tế 25/07/2025 17:45

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng
Xã hội 24/07/2025 15:56

Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết
Y tế 24/07/2025 15:54

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản
Y tế 23/07/2025 13:07

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân
Y tế 22/07/2025 18:56

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão
Y tế 22/07/2025 10:57

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống
Y tế 21/07/2025 20:07

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3
Y tế 21/07/2025 18:24

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3
Y tế 21/07/2025 15:56

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết
Y tế 21/07/2025 10:49