-->

Chủ động công tác phòng, chống dịch để đón năm mới

(LĐTĐ) Cùng với công tác phòng, chống dịch Covid-19, tại Hà Nội hiện nay, số bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa, vi rút adeno, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ… vẫn đang lưu hành. Trước thực tế đó, ngành Y tế Thủ đô đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn thực phẩm và tổ chức cấp cứu, khám, điều trị kịp thời để người dân được an tâm đón Tết.
Hà Nội quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong mùa đông

Không chủ quan trước dịch bệnh

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2022, tình hình dịch bệnh tại Hà Nội cũng diễn biến phức tạp theo xu hướng chung của thế giới và cả nước nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ vào giai đoạn đầu năm sau đó giảm mạnh; các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm mùa, bệnh do vi rút adeno tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2021; các dịch bệnh lưu hành khác như: Sởi, liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản vẫn ghi nhận rải rác.

Chủ động công tác phòng, chống dịch để đón năm mới
Bệnh viện đa khoa Hà Đông chủ động phòng chống rét cho bệnh nhân trong mùa đông.

Cụ thể, đối với dịch bệnh Covid-19, tính từ 1/1/2020 đến 7/12/2022, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.636.408 trường hợp mắc Covid-19 và 1.406 trường hợp tử vong, trong đó riêng năm 2022 toàn Thành phố đã ghi nhận 1.587.422 ca mắc và 1.110 ca tử vong. Dịch bệnh gia tăng mạnh mẽ giai đoạn sau Tết Nguyên đán 2022 và đạt đỉnh vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 sau đó giảm mạnh. Hiện tại, trên địa bàn Thành phố ghi nhận vài chục ca bệnh/ngày. Tuy nhiên, kết quả giám sát sự biến đổi của vi rút SARS-CoV-2 cho thấy, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận các biến chủng mới của vi rút theo xu hướng chung toàn cầu như BE, BF bên cạnh dòng biến thể phụ BA.5 của Omiron đang chiếm ưu thế vượt trội.

Song song với công tác phòng, chống dịch Covid-19, trong năm vừa qua, ngành Y tế Hà Nội cũng chủ động các biện pháp phòng dịch ngay từ sớm. Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm 2022 cho đến ngày 16/9, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 18.788 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 5,6 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021, trong đó có 22 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã.

So với tháng 10 và tháng 11/2022, CDC Hà Nội đánh giá, số ca mắc mới sốt xuất huyết hiện đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. Hiện nay, thời tiết đã lạnh hơn với mức nhiệt độ không thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Dự báo, số ca mắc sẽ giảm dần trong thời gian tới. Dù vậy, người dân không nên chủ quan, vì thời tiết trở lạnh song nhiệt độ chỉ giảm về đêm và sáng sớm, thời tiết vẫn có nắng từ trưa đến chiều. Do đó, muỗi truyền bệnh vẫn có thể sinh sôi, hoạt động.

Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Đỗ Anh, Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, sốt xuất huyết là bệnh có thể dễ dàng được điều trị và chăm sóc tại nhà bằng các kiến thức y khoa thông thường như: Nghỉ ngơi, uống đủ nước, dinh dưỡng đầy đủ, uống thuốc hạ sốt. Đồng thời, người dân cần chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để đi khám, nhập viện điều trị. Thông thường các dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện vào thời điểm pha sốt muộn (ngày bệnh thứ 3 - 4, hoặc nhiệt độ hạ, hạ thân nhiệt), cộng với ban xuất huyết, chảy máu mũi, miệng,…

Tuy nhiên, có nhiều người sốt xuất huyết diễn tiến bệnh nặng từ ngày thứ 4, hạ tiểu cầu, sốc xuất huyết, nhưng không biết và đến viện muộn đã rơi vào nguy kịch, thậm chí tử vong. Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 22 ca tử vong, trong khi năm 2011 không ghi nhận ca nào.

Theo bác sĩ Đỗ Anh, ước tính tới 1/20 bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết có thể tiến triển nặng, đe doạ tính mạng. Sốt xuất huyết có thể từ không có triệu chứng, biểu hiện nhẹ đến nguy kịch, nặng. “Biểu hiện của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt do căn nguyên khác (cúm A,B, vi rút hợp bào hô hấp - Rsv… trong những ngày đầu của bệnh). Vì biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết không đặc hiệu nên cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm (sốc) sớm, để nhanh chóng nhập viện và can thiệp sớm, giảm nguy cơ tử vong”, bác sĩ Đỗ Anh phân tích thêm.

Đối với bệnh tay chân miệng, tính đến 7/12, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.612 trường hợp mắc, không ghi nhận tử vong. Bệnh nhân ghi nhận tại 30/30 quận huyện thị xã và tăng 7,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Dịch bệnh gia tăng nhanh từ tháng 5/2022, đạt đỉnh vào tháng 6/2022 sau đó giảm dần. Hiện tại, hàng tuần chỉ ghi nhận 1 vài ca bệnh. Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố vẫn ghi nhận các dịch bệnh khác như: Sởi, rubella; liên cầu lợn; viêm não Nhật Bản; uốn ván người lớn....

Đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt, thời gian tới là dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan. Bởi vậy, ngành Y tế Thủ đô, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người dân.

Trong đó, nhằm đảm bảo đáp ứng công tác y tế để người dân đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch đảm bảo y tế phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023; đảm bảo y tế cho các hoạt động lễ hội, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao mừng Đảng mừng Xuân diễn ra trên địa bàn Thành phố…

Theo đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, chủ động phát hiện sớm ổ dịch, xử trí kịp thời, triệt để không để dịch bệnh bùng phát. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, có biện pháp đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Cùng với đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị y tế thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, cấp cứu. Trong đó, có thường trực cấp cứu tại đơn vị và sẵn sàng tham gia cấp cứu ngoại viện, đáp ứng y tế 24/24 giờ; tạo điều kiện, có chế độ hỗ trợ các bệnh nhân được đón Tết ấm cúng, chu đáo tại cơ sở điều trị. Đồng thời, tổ chức triển khai tốt công tác đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, bắn pháo hoa mừng Đảng, mừng Xuân và các Lễ hội diễn ra trên địa bàn Hà Nội; thực hiện nghiêm công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại các đơn vị trong dịp Tết.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội cũng giao CDC Hà Nội là đơn vị thường trực, tham mưu cho Sở Y tế trong hoạt động phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ; tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố theo hướng chuyên nghiệp; hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về giám sát, xét nghiệm, điều tra, xử lý ổ dịch cho các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã. Đồng thời, theo dõi tình hình, đánh giá nguy cơ, dự báo xu hướng, diễn biến dịch bệnh đậu mùa khỉ và đề xuất các giải pháp để chủ động phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả.

Cũng theo các chuyên gia y tế, để phòng bệnh do sốt xuất huyết hay các bệnh về đường hô hấp… các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi người dân cần bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, rửa tay khử khuẩn thường xuyên, vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối. Bên cạnh đó, người dân nên đeo khẩu trang tại nơi công cộng, ăn uống đủ chất, tập thể dục để nâng cao thể trạng. Riêng với những bệnh có vắc xin, như cúm, Covid-19… người dân cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời; không tự mua thuốc điều trị tại nhà.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi tại 22 quận, huyện. Dự báo, số ca mắc sởi có thể tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2025.
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 311/BYT-KCB gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thủ trưởng Y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tốt việc đón khách về tham quan khu Di tích thắng cảnh Chùa Hương năm 2025, ngành Y tế huyện Mỹ Đức đã tổ chức khám sức khỏe và tập huấn phổ biến các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm (ATTP) cho người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn xã Hương Sơn.
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

(LĐTĐ) Sau khi sinh con đầu lòng, cô gái 19 tuổi đã tin vào quảng cáo làm to "vòng 1" không đau, đến spa tiêm filler (chất làm đầy) vào ngực, sau đó ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu.
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

(LĐTĐ) Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục.
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 3/1 đến ngày 10/1), toàn Thành phố ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã (tăng 19 trường hợp so với tuần trước).
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) “Người ta nói ngành Y tế vất vả, áp lực. Đúng! Cứu người như cứu hoả mà, không vất vả, áp lực sao được. Nhưng bệnh viện chúng tôi có thêm một áp lực nữa, đó là luôn phải giải thích cho người dân cách nhìn nhận về bệnh lao - bệnh mà trước đây người ta gọi là tứ chứng nan y để không kỳ thị”, Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ CKII Đậu Huy Hoàn - Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An bắt đầu câu chuyện với tôi như vậy.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo số 08/BC-SYT công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý IV năm 2024, trong đó tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 97,11% và 96,69% khối Trung tâm y tế (TTYT) và Trung tâm Cấp cứu 115.
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

(LĐTĐ) Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại các thành phố lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Việc chủ động theo dõi chất lượng không khí và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe là cần thiết để giảm thiểu tác động xấu từ ô nhiễm không khí, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính.
Xem thêm
Phiên bản di động