--> -->

Tiềm năng phát triển cây chuối ở Mê Linh

Không chỉ được biết đến là thủ phủ của các loại hoa, rau màu, những năm gần đây, huyện Mê Linh đang phát triển một số loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, phải kể đến vùng trồng chuối tại xã Hoàng Kim. Với sản lượng, chất lượng cao, cây chuối đã và đang trở thành cây trồng mang lại việc làm, nguồn thu ổn định cho nông dân xã Hoàng Kim và trở thành sản phẩm có nhiều tiềm năng phát triển của huyện Mê Linh.
Hiệu quả từ mô hình "Cánh đồng sạch" ở huyện Mê Linh Ra mắt mô hình “Cánh đồng sạch không đốt rơm rạ” kiểu mẫu

Tạo thu nhập cho hàng trăm lao động

Về xã Hoàng Kim những ngày này, nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước sự thay da đổi thịt của mảnh đất ven sông Hồng. Từ triền đê nhìn xuống, vùng đất bãi ven sông trải dài tầm mắt, màu xanh của những vườn chuối. Một trong những người tiên phong trong việc đầu tư, phát triển vùng trồng chuối theo hướng hàng hóa phải kể đến ông Sái Công Triệu (nông dân xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh).

Nhận thấy tiềm năng lớn của vùng đất bãi ven sông Hồng, ông Triệu đã bắt tay với nông dân trong xã đầu tư, phát triển vùng canh tác chuối rộng hàng chục hecta. Không chỉ thu lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm, mô hình kinh tế còn mang lại thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương.

Tiềm năng phát triển cây chuối ở Mê Linh
Vùng trồng chuối rộng 50ha của HTX Dịch vụ Chuối tổng hợp Hoàng Kim.

Đáng chú ý, trong quá trình phát triển cây chuối, ông Triệu cũng áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất để nâng cao chất lượng cũng như năng suất cho cây trồng. Với diện tích canh tác hơn 70ha, gia đình ông Triệu đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng nhà sơ chế, bảo quản. Các sản phẩm chuối của gia đình ông Triệu đã xây dựng được mối liên kết tiêu thụ với nhiều thương lái. Mỗi năm có hàng trăm tấn chuối đã được ông xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nhận thấy lợi ích kinh tế từ trồng chuối đem lại, năm 2021, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Chuối tổng hợp Hoàng Kim đã được thành lập. Hiện nay, diện tích trồng chuối của HTX là khoảng 50ha. Theo ông Lưu Văn Dương, Giám đốc HTX Dịch vụ Chuối tổng hợp Hoàng Kim, cây chuối là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, không cần nhiều công và đưa lại giá trị kinh tế ổn định. Đặc biệt, so với những năm trước, năm nay chuối cho năng suất cao, cùng với đó, giá thu mua của các thương lái Trung Quốc cao. Chuối cân tại vườn đã đạt mức 13 nghìn đồng/kg (tăng gấp đôi so với những năm trước).

Để hướng tới phát triển lâu dài loại cây trồng này, thời gian tới, ông Dương mong muốn sẽ nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như địa phương để phát triển vùng trồng theo hướng sản xuất an toàn, hình thành vùng sản xuất chuối công nghệ cao, phấn đấu đưa sản phẩm chuối của địa phương đạt tiêu chuẩn OCOP. Chỉ khi làm được những điều trên thì các sản phẩm của địa phương mới có thể đi vào hệ thống siêu thị, cửa hàng sạch… từ đó gia tăng giá trị cho các sản phẩm từ chuối.

Còn nhiều tiềm năng phát triển

Không chỉ xuất khẩu sản phẩm là quả chuối, các sản phẩm phụ của cây chuối sau khi thu hoạch cũng được tận dụng làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác. Theo đó, HTX Dịch vụ Chuối tổng hợp Hoàng Kim đã tận dụng cây chuối sau thu hoạch để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau.

Cụ thể, với những thân cây chuối đã thu hoạch quả sẽ được HXT thu gom sơ chế và ép sợi. Sợi chuối sau khi ép xong sẽ được phân loại và đưa lên giàn, phơi khô, sau đó bó lại và đưa vào máy quay sợi. Sợi chuối sau khi tuốt sạch sẽ được tết lại thành những sợi thừng lớn nhỏ và nhuộm đủ màu. Những sợi chuối này chính là nguyên liệu quan trọng để tạo nên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như: Túi, giỏ, sọt, làn, khay, thảm, dép… với nhiều kiểu dáng độc đáo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, trong quá trình ép cây chuối lấy sợi, nước ép thân chuối cũng được ngâm ủ cùng các enzyme sinh học khoảng 3 tháng để làm chế phẩm sinh học hữu cơ.

Trước những tiềm năng phát triển lớn từ vùng trồng chuối xã Hoàng Kim, UBND huyện Mê Linh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các sản phẩm từ chuối của xã Hoàng Kim. Theo đó, huyện đã tạo điều kiện giới thiệu HTX tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại của Thành phố; hội nghị kết nối cung cầu do huyện và Thành phố tổ chức. Bên cạnh đó, huyện cũng kết nối với các đơn vị bao tiêu sản phẩm hỗ trợ đầu ra ổn định cho các hộ trồng chuối.

Chia sẻ về định hướng phát triển vùng chuyên canh trồng chuối, ông Nguyễn Trọng Phan, Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh cho biết, để nâng cao năng suất, chất lượng chuối đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thời gian tới huyện Mê Linh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật để nâng cao trình độ sản xuất của các hộ dân. Đồng thời, ứng dụng đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch, thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, bao buồng chuối, phòng trừ sâu bệnh khoa học (chích thuốc vào bắp khi mới trổ), lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước tự động…

Cùng với đó, huyện cũng hỗ trợ các HTX, các hộ gia đình đầu tư sâu hơn về giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu bệnh, chuyển giao các giống chuối đặc sản phù hợp với việc mở rộng thị trường xuất khẩu; nâng cao chất lượng chuối tươi thông qua việc áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất tiên tiến, canh tác hữu cơ, tăng cường cơ giới hóa; chuẩn hóa, nâng cấp khu sơ chế, đóng gói và bảo quản chuối; đảm bảo duy trì an toàn vệ sinh thực phẩm từ vận hành hệ thống quản lý chất lượng đến truy xuất nguồn gốc.

Lương Hằng

Nên xem

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.
Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn của Liên đoàn Lao động quận Long Biên, các Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã chú trọng triển khai hiệu quả công tác xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chính thức triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến đặt lịch hẹn qua ứng dụng iHanoi từ ngày 8/5.
Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.
Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.

Tin khác

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động