-->

Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang lễ: Tạo sức lan toả

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang và công tác triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ và khuyến khích hỏa táng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đạt được kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy thực hiện tang lễ văn minh, tiến bộ trên địa bàn quận nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
thuc hien nep song van minh trong viec tang le tao suc lan toa Thực hiện nếp sống văn minh trong đám cưới, đám tang
thuc hien nep song van minh trong viec tang le tao suc lan toa Xây dựng người Hà Nội thanh lịch: Bắt đầu từ nếp sống văn minh nơi công cộng

Nhiều cách làm hay đạt hiệu quả cao

Phú Đô từ xã lên phường từ năm 2014, đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, dân số cơ học tăng cao. Từ mô hình quản lý nông thôn sang mô hình quản lý đô thị cần một quá trình nhất định để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân dân. Những năm trước đây, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang ở phường còn nhiều các hủ tục lạc hậu.

Khi người thân vừa qua đời, các gia đình thường tổ chức nấu cỗ nhiều ngày. Trong đám tang vẫn còn cảnh lăn đường, khóc mướn, rắc vàng mã khi đưa tang. Đặc biệt, nhắc đến hai từ “hỏa táng” trước mặt người cao tuổi được coi là điều cấm kỵ… Những tác động tiêu cực từ các hủ tục lạc hậu này đã làm ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa thanh lịch của cộng đồng xã hội, không còn phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.

thuc hien nep song van minh trong viec tang le tao suc lan toa
Quận Nam Từ Liêm thường xuyên tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách hỏa táng cho nhân dân.

Nhận thức ý nghĩa sâu sắc đó, chính quyền phường đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề phối hợp với các ban ngành đoàn thể xây dựng các chương trình, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ từ phường tới các khu dân cư, tổ dân phố; đưa yêu cầu thực hiện các nội dung của việc thực hiện tang văn minh vào tiêu chí đánh giá, phân loại thi đua của chi bộ, của cán bộ, đảng viên.

Ban Công tác Mặt trận các tổ dân phố đã đến từng nhà để tuyên truyền, vận động, đưa những nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang lễ vào quy ước của làng, vào hội nghị Đại biểu nhân dân, vào chương trình Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Bên cạnh đó, xây dựng và nhân rộng các điển hình tốt, phát huy sáng kiến và cách làm hay để thực hiện hiệu quả cuộc vận động.

Ông Lê Văn Chư – Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Phú Đô cho biết, nhờ công tác tuyên truyền tốt, việc tang lễ trên địa bàn phường đã có những chuyển biến rõ rệt, nhiều hủ tục lạc hậu đã dần loại bỏ như: Lăn đường, dải tiền Việt Nam đồng, hạn chế việc dải vàng mã. Các hình thức phúng viếng được gọn nhẹ, trang nghiêm, không tổ chức dài ngày, không để thi hài người quá cố trong nhà quá 36 tiếng, không mở loa đài to và quá thời gian quy định.

Hầu hết, các gia đình không tổ chức làm cỗ mời khách trong đám tang; không tổ chức ăn 3 ngày như trước, một số hộ gia đình khi tổ chức cúng tuần 49 không lấy tiền đặt lễ của khách và không mời hết đầu viếng; không nhận tiền đặt lễ của các cụ từ 70 tuổi trở lên. Vận động, khuyến khích người dân thực hiện hỏa táng. Kết quả, năm 2018, trên địa bàn phường có 16/29 người mất được đi hỏa táng (đạt tỷ lệ 55,1%). Vận động được 38/41 đám giỗ thực hiện văn minh, tiết kiệm đạt 92,6%.

Tại phường Tây Mỗ, việc thực hiện tang lễ văn minh cũng là một cuộc vận động lớn và là mục tiêu phấn đấu của nhân dân nơi đây. Ông Nguyễn Thanh Ngọc – Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố Phú Hà, Tây Mỗ cho biết, trước đây tổ dân phố Phú Hà vốn là khu tập thể quân đội M1. Năm 2008, thực hiện chủ trương của nhà nước và quân đội, bàn giao các khu tập thể quân đội về địa phương, Tổ dân phố Phú Hà được thành lập với khoảng 400 hộ dân. Đến nay, Tổ dân phố Phú Hà luôn là địa phương đi đầu toàn quận trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang lễ với nhiều cách làm hay, đạt hiệu quả cao.

Theo ông Ngọc, quá trình vận động mọi người thực hiện tang văn minh, ông luôn tâm niệm việc làm này phải đi vào thực chất. Chính việc chân tình, gần gũi với bà con lối xóm đã giúp ông rất nhiều trong công tác tư tưởng, chỉ đạo tổ chức quần chúng thực hiện có hiệu quả. Bởi thế nhiều năm qua, ông được người dân bầu làm Trưởng ban tổ chức tang lễ và Trưởng ban tổ chức đám cưới. Mỗi khi có đám hiếu, đám hỷ, ông luôn là người được dân tín nhiệm cử làm “tổng quản” điều hành mọi công việc.

Không phụ lòng tin của mọi người, ông đã đoàn kết, tập hợp nhân lực trong tổ dân phố, tổ chức thành công các đám hiếu, đám hỷ theo nếp sống mới. Ông Ngọc kể: “Mới đây, một gia đình có người thân mất ở nước ngoài, Ban Công tác Mặt trận Tổ dân phố đã đứng ra lo liệu ma chay chu đáo, phù hợp với thực tế. Tôi không thuê đội kèn, trống ầm ĩ mà dùng nhạc chọn lọc phát trực tiếp từ máy tính phát trong khuôn khổ gia đình, không làm ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng. Ban Công tác Mặt trận cũng vận động người dân sau khi mất chọn hình thức hoả táng để phù hợp với tình hình hiện nay”.

Đạt tỷ lệ 70%

Công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ và khuyến khích hỏa táng được quận Nam Từ Liêm chú trọng triển khai trong thời gian qua. Năm 2014 tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm rất thấp, đạt 36,2%. Nguyên nhân là do phong tục tập quán làng, xã thường lựa chọn hình thức chôn cất, ảnh hưởng vấn đề tâm linh và trình độ nhận thức của một số người dân còn hạn chế nên không lựa chọn hình thức hỏa táng khi có người thân qua đời.

Ông Trần Thanh Long – Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân quận Nam Từ Liêm cho biết, quận đã xác định, tập trung quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền thực hiện chính sách khuyến khích hỏa táng trên địa bàn quận để nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn, do đó, ngoài chính sách hỗ trợ của Thành phố, Uỷ ban Nhân dân quận đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ thực hiện chính sách khuyến khích hỏa táng trên địa bàn quận giai đoạn 2016 - 2020 để hỗ trợ cho người dân có hộ khẩu thường trú tại quận Nam Từ Liêm thực hiện hỏa táng tại các cơ sở của Hà Nội với mức: 2.000.000 đồng/trường hợp người chết đưa đi hỏa táng; 6.000.000 đồng/trường hợp người chết thuộc hộ nghèo đưa đi hỏa táng ngoài chế độ hỗ trợ của Thành phố.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trên địa bàn đã được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức. Hàng năm, quận đã tổ chức từ 3 - 4 hội nghị để mời các đại biểu là thành viên Mặt trận Tổ quốc, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ… dự và mời báo cáo viên là các Giáo sư, Tiến sĩ có uy tín như Giáo sư sử học Lê Văn Lan, Phó giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Lan Hiền - Viện trưởng Viện Tôn giáo Học viện Hồ Chí Minh…

Vì vậy, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trên địa bàn đã đạt được thành tích đáng phấn khởi. Cụ thể, tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn quận các năm đạt như sau: Năm 2015, đạt 43,6%; năm 2016, đạt 51,99%; năm 2017, đạt 62,04%; năm 2018, đạt 68,89% và 6 tháng đầu năm 2019 đạt 70%. So kết quả tỷ lệ hỏa táng hiện nay với tỷ lệ cuối năm 2015 thì đã tăng 26,4%. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, quận đã hỗ trợ kịp thời cho 35 trường hợp thuộc hộ nghèo trên địa bàn đã lựa chọn hình thức hỏa táng, mỗi trường hợp 6.000.000 đồng.

Có được kết quả trong công tác thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trong thời gian qua và từ thực tế địa phương, Uỷ ban Nhân dân quận Nam Từ Liêm đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Đó là, có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từ quận đến phường để tạo sự thống nhất cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hỗ trợ khuyến khích người dân thực hiện hỏa táng khi có người thân qua đời. Song song với đó, đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền về chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng, áp dụng bằng nhiều hình thức như: Trên hệ thống truyền thanh của các phường, lồng ghép vào các cuộc họp, hội nghị, các buổi sinh hoạt của các chi bộ, tổ dân phố, hội, đoàn thể; đặc biệt là Hội người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn thanh niên…

Bên cạnh đó, tăng cường sự phối hợp thường xuyên và nâng cao trách nhiệm của các phòng, ban, ngành, hội, đoàn thể của quận, Uỷ ban Nhân dân các phường trong công tác thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng, công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang trên địa bàn; thường xuyên rà soát, phân loại, đánh giá công tác triển khai thực hiện và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng, phân tích rõ nguyên nhân để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao tỷ lệ hỏa táng.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động