-->

Thúc đẩy nền điện ảnh bằng điều luật mới

Ðể hoàn thiện Dự thảo Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sau hai hội nghị, Dự thảo Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ hoàn thiện, khả thi hơn.
Đề xuất cho phép nhiều đơn vị được tham gia cấp phép phân loại phim Điểm mặt hàng loạt siêu phẩm Hollywood ra rạp tháng 3 này
Thúc đẩy nền điện ảnh bằng điều luật mới
Ðoàn làm phim quay cảnh trong phim Dấu chân du mục tại Ninh Thuận.

Tại hội nghị ở Hà Nội, những nội dung được nghiên cứu sửa đổi bao gồm: Cấp phép thẩm định phân loại phim (Ðiều 27 đến 32); phổ biến phim, đặc biệt là vấn đề hậu kiểm trong việc phổ biến phim trên không gian mạng (Ðiều 21). Các ý kiến cho rằng, hiện nay, điều kiện về tổ chức bộ máy, năng lực, kỹ thuật... có thể đáp ứng yêu cầu, cho nên tất cả vấn đề này cần được quan tâm, sát sao hơn. Cụ thể, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ðiều 21 được chỉnh lý ở ba điểm như sau:

Một là, bổ sung điểm e, g khoản 1 quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng, thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để quản lý, giám hộ trẻ em xem phim phù hợp lứa tuổi; cung cấp công cụ để người sử dụng dịch vụ phản ánh nội dung phim vi phạm cho cơ quan quản lý nhà nước. Hai là, chỉnh sửa bổ sung khoản 2 quy định trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng trên không gian mạng về gỡ bỏ phim vi phạm. Ba là, chỉnh lý khoản 6 quy định trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông về kiểm tra nội dung phim, xử lý vi phạm phổ biến phim trên mạng cho phù hợp hơn.

Ðại diện Bộ Tư pháp, bà Nguyễn Quỳnh Liên cho biết: Bộ Tư pháp đồng tình với việc hậu kiểm các phim phổ biến trên không gian mạng vì thực tế cho thấy chúng ta không đủ nhân lực và công cụ để có thể kiểm duyệt phim trên mạng trước khi chiếu. Với phim chiếu trên không gian mạng nên tiến hành theo hình thức hậu kiểm, tăng cường trách nhiệm của các đơn vị phát hành, phổ biến phim cũng như tác động vào ý thức của người xem, tránh đặt gánh nặng tiền kiểm lên các cơ quan quản lý nhà nước trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, phổ biến, phát hành phim trên mạng.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa-Văn nghệ (Ban Tuyên giáo Trung ương) Trần Thị Phương Lan, Ðiều 31 của Dự thảo Luật với nội dung về Hội đồng thẩm định và phân loại phim, ở khoản 2 về nội dung, thành phần Hội đồng gồm nhà chuyên môn điện ảnh, chuyên gia, các nhà quản lý của các lĩnh vực liên quan tương đối đầy đủ.

Tuy nhiên, việc quy định cứng hai phần ba hội đồng là các nhà chuyên môn, ở một số trường hợp sẽ khó khả thi, thí dụ Hội đồng Thẩm định phim quốc tế, tỷ lệ nêu trên không bao giờ đạt được. Về vấn đề bảo hộ phim Việt, luật cần quy định rõ tỷ lệ phổ biến, một cơ chế rất quan trọng để bảo vệ phim, phát triển công nghiệp điện ảnh; nhu cầu về nhân lực, kỹ thuật cho hậu kiểm; tính công bằng đối với các nhà sản xuất, đơn vị phát hành trong kiểm duyệt; phải khẳng định rõ thêm vấn đề chuyển đổi số trong công nghiệp điện ảnh.

Tại hội nghị ở thành phố Hồ Chí Minh, bà Ngô Thị Bích Hạnh, Giám đốc Công ty BHD cho rằng: Trong luật nên có điều khoản khuyến khích sự đa dạng văn hóa trong điện ảnh, khuyến khích các thể loại khác nhau, các nghệ sĩ theo đuổi những dòng phim khác nhau và có chính sách hỗ trợ riêng để không ai thấy mình bị bỏ lại phía sau. Bên cạnh đó, đại diện BHD nêu ra những vấn đề bất cập trong sản xuất phim liên quan các thủ tục xin phép. Thí dụ, một địa điểm đơn vị làm phim muốn quay, thường phải xin ít nhất 4-5 giấy phép, qua nhiều cơ quan khác nhau.

Ðội ngũ làm phim nhiều khi thấy khó khăn đành chuyển vào phim trường trong nhà... vậy làm sao có thể quảng bá các địa điểm văn hóa? Hoặc ở các di tích quốc gia, nhiều thành phố hỗ trợ cho đoàn phim, nhưng cũng có không ít địa điểm tính giá “trên trời”. Ở nhiều quốc gia, trong luật rất rõ ràng, tất cả những điểm công cộng của Nhà nước thì đơn vị sản xuất phim không cần xin giấy phép, chỉ cần thông báo và có những cam kết theo quy định.

Ðạo diễn Phan Gia Nhật Linh cho biết: Hàn Quốc có những bộ phim đoạt giải Oscar như “Ký sinh trùng” hoặc “Trò chơi con mực” gây chú ý đặc biệt trên Netflix, một phần là bởi từ năm 1998, họ có thay đổi lớn trong việc làm luật: Từ quản lý sang ủng hộ. Trong khi chúng ta cũng có các quy định trong luật, nhưng khi đọc cảm giác phần kiểm soát, quản lý mạnh hơn, tạo cảm giác lo lắng cho người làm phim hơn là tự tin sáng tạo; trong khi cụ thể cần quảng bá hình ảnh văn hóa đất nước thế nào lại chưa đẩy mạnh.

Vấn đề Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh cũng là nội dung gây chú ý trong hai hội nghị. Tại Ðiều 6, Luật Ðiện ảnh năm 2006 đã quy định về Quỹ, tuy nhiên chưa được thành lập do chưa xác định được nguồn thu ổn định để bảo đảm hoạt động. Không ít ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XV chưa đồng tình việc thành lập Quỹ. Trong dự thảo đưa ra cũng chưa thấy xác định được nguồn thu nào ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp vốn điều lệ. Bộ Tài chính đề nghị không quy định thành lập Quỹ. Phó Chủ tịch Hội Ðiện ảnh Việt Nam Lê Hồng Chương cho rằng, hiện chúng ta hiểu chưa đúng về Quỹ.

Theo ông, kinh nghiệm từ các nước cho thấy, Quỹ là công cụ của nhà nước để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh và nhiều nước đã tiến hành thu phí. Thí dụ, Pháp thu hơn 10% cho phim thị trường, 6% cho phim theo định hướng của Nhà nước. Từ đó Nhà nước mới đủ tiềm lực để can thiệp vào thị trường này. Vì thế, phải xác định Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh là công cụ của nhà nước để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh theo định hướng.

Dự thảo Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) cần có những chính sách để ngành điện ảnh liên kết các ngành công nghiệp khác, khuyến khích tổ chức cá nhân tham gia sản xuất phim thực hiện được mục tiêu liên kết phát triển, để phát huy thế mạnh của điện ảnh. Vai trò, quy định cụ thể của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh cũng cần điều chỉnh theo xu hướng này.

Về nhiệm vụ chính trị trong môi trường điện ảnh, đạo diễn Phan Ðăng Di nhấn mạnh, có một vấn đề lâu nay chúng ta không dám đối mặt, là việc nhìn lại hiệu quả đầu tư ngân sách cho tác phẩm điện ảnh. Ðã đến lúc nhiệm vụ chính trị cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn, tức là “dân tộc Việt Nam phải có tiếng nói trong điện ảnh” trên bình diện rộng hơn, phải có những tác phẩm đóng góp vào điện ảnh thế giới, phải đến được các Liên hoan phim hàng đầu của thế giới. Chừng nào phim Việt Nam chưa vào được Liên hoan phim quốc tế hạng A thì lúc đó nền điện ảnh chúng ta vẫn là vô danh. Theo đạo diễn Phan Ðăng Di, có nhiều yếu tố trong luật tuy được quy định, như phát triển nguồn nhân lực (Ðiều 6), nhưng rất chung chung mà không có cơ chế để hiện thực hóa.

Phát biểu tại Hội nghị góp ý Dự thảo Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) tại Hà Nội, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Ðông nhận định, Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hỗ trợ nền điện ảnh phát triển, do đó các quy định, điều khoản đều cần hướng tới việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện cho các nhà làm phim. Ðiện ảnh luôn là mũi nhọn trong ngành công nghiệp văn hóa và được dự đoán sẽ có sự phát triển mạnh mẽ sau dịch Covid-19. Thúc đẩy phát triển điện ảnh cần đặt lên hàng đầu, sau đó mới là quản lý.

Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) ra đời phải thực thi được trong hiện tại, phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tạo nên sức mạnh mềm về văn hóa. Ông Phan Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chỉ ra vấn đề quản lý đặt quá nặng trong luật. Cân bằng được việc vừa tạo hành lang pháp lý, vừa tạo môi trường để phát triển là rất khó.

Theo ông, điện ảnh là sân chơi “nguy hiểm” bởi nhiều khi có thể mất đến hàng chục tỷ đồng. Do đó, các chính sách của Nhà nước nên là “bà đỡ” của điện ảnh và cụ thể luật sửa đổi sẽ đáp ứng được phần nào. Nên tạo hành lang pháp lý để nhà làm phim tự tin thay vì lo ngại, là quan điểm của nhiều nhà làm phim được trình bày tại hai hội nghị.

So với Luật Ðiện ảnh 2006 (sửa đổi, bổ sung 2009), dự thảo trình Quốc hội vào tháng 10/2021, Dự thảo Luật chỉnh lý đến ngày 18/2 đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều chuyên gia, nhà làm phim cho rằng, các vấn đề trọng tâm, như: phát triển nguồn nhân lực điện ảnh, sản xuất và phổ biến phim, thẩm quyền cấp phép phân loại phim, lưu trữ và lưu chiểu phim… đã được điều chỉnh theo hướng chi tiết hơn, phù hợp thực tế thị trường và có tiến bộ. Ðây cũng là cơ sở để có niềm tin, luật mới ra đời sẽ thúc đẩy nền điện ảnh nước nhà phát triển.

Theo Mai Lữ/nhandan.vn

https://nhandan.vn/dong-chay/thuc-day-nen-dien-anh-bang-dieu-luat-moi-688198/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

"Độc đạo" và "Anh trai vượt ngàn chông gai" thắng lớn tại VTV Awards 2024

"Độc đạo" và "Anh trai vượt ngàn chông gai" thắng lớn tại VTV Awards 2024

(LĐTĐ) Chương trình "Chào năm mới 2025 - Bứt phá" đã mang đến một bữa tiệc nghệ thuật rực rỡ sắc màu cùng những hình ảnh tích cực, lạc quan về đất nước. Điểm nhấn của chương trình là lễ trao giải Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024, vinh danh những cá nhân và tập thể xuất sắc qua 11 giải thưởng của 9 hạng mục.
Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025

Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025

(LĐTĐ) Lee Min Ho dự kiến tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025 trong dự án phim truyền hình lãng mạn lấy bối cảnh ngoài trái đất, với kinh phí sản xuất hơn 34 triệu USD.
Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành có gì đặc biệt?

Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành có gì đặc biệt?

(LĐTĐ) Sau khi ê-kíp phát hành trailer chính thức của phim Tết "Bộ tứ báo thủ", nhiều khán giả suy đoán doanh thu phim Trấn Thành vẫn cao dù sẽ gây tranh luận.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch) tổ chức Tuần phim đặc biệt với chuỗi hoạt động từ Cao Bằng đến khắp cả nước, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm văn hóa nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa.
Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

(LĐTĐ) Sau khi kết thúc bộ phim "Hoa sữa về trong gió", bắt đầu từ hôm nay (25/11), bộ phim "Không thời gian" sẽ được phát sóng vào lúc 21h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên kênh VTV1 (Đài truyền hình Việt Nam).
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Xem thêm
Phiên bản di động