Đề xuất cho phép nhiều đơn vị được tham gia cấp phép phân loại phim
Những tựa phim đình đám vén bức màn bí mật về giới thời trang cao cấp xa xỉ Các rạp và Trung tâm chiếu phim cần khử khuẩn trước và sau mỗi buổi chiếu Rạp chiếu phim sẵn sàng đón khách trở lại |
Tách bạch giữa các hành vi bị cấm tuyệt đối và bị cấm tương đối
Dự thảo Luật quy định các nội dung bị cấm trong hoạt động điện ảnh là căn cứ để thẩm định phim. Tuy nhiên, quy định này chưa tách bạch rõ ràng giữa các hành vi bị cấm tuyệt đối và các hành vi bị cấm tương đối.
VCCI cho rằng, theo kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác, các hành vi cấm được phân thành 2 hình thức. Thứ nhất là hành vi cấm tuyệt đối, là những hành vi vi phạm lợi ích công cộng (chẳng hạn tuyên truyền chống phá Nhà nước, kích động chiến tranh, bạo lực, xuyên tạc sự thật lịch sử, dâm ô, đồi trụy, mê tín dị đoan).
Loại thứ hai là hành vi bị cấm tương đối, là những hành vi có nội dung vi phạm lợi ích tư nhân, như xúc phạm cá nhân, tổ chức hay tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân. Các hành vi này chỉ nên bị cấm nếu không được cá nhân, tổ chức đó đồng ý.
![]() |
Ảnh minh họa: Nhiều bộ phim dài tập trên VTV3 thu hút lượng lớn khán giả |
Cụ thể, theo VCCI, nếu cá nhân, tổ chức có yêu cầu cho rằng nội dung đó xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình, thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu cơ sở điện ảnh không được phổ biến nội dung đó nữa. Trường hợp cá nhân, tổ chức không phản đối thì những nội dung có dạng như trên vẫn được phép sản xuất, phổ biến và phát hành.
Do vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi quy định về các hành vi bị cấm theo hướng tách bạch thành hai loại như trên. Đồng thời, bổ sung quy định về phương án xử lý với từng loại nội dung vi phạm, chẳng hạn cho phép thực hiện phương thức kiện bồi thường thiệt hại với loại nội dung bị cấm tương đối.
Bên cạnh đó, Dự thảo quy định việc cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được cấp phép bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó trọng tâm có thẩm định kịch bản phim và yêu cầu cam kết nội dung phim không vi phạm nội dung bị cấm.
VCCI cho rằng, quy định này chưa thật sự phù hợp. Vì nội dung bị cấm tại Điều 9 Dự thảo Luật tương đối rộng, không chỉ kiểm soát về mặt lịch sử, chính trị mà còn kiểm soát các nội dung nghệ thuật khác - vốn chỉ phù hợp với quan điểm, tư tưởng Việt Nam. Trong khi đó, các nhà làm phim nước ngoài có quan điểm sáng tạo nghệ thuật riêng và được chấp nhận ở nước họ. Do đó, quy định này có thể sẽ trở thành một rào cản đối với nhà làm phim nước ngoài muốn thực hiện cảnh quay tại Việt Nam, đặc biệt với các phim có nhu cầu sử dụng chủ yếu các địa điểm tại Việt Nam.
Vì vậy, theo VCCI, cần thiết kế thủ tục cấp phép đặc biệt đơn giản và gọn nhẹ, thậm chí việc kiểm soát các tình tiết về mặt lịch sử, chính trị có thể thực hiện thông qua việc yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ cho đoàn làm phim thực hiện kiểm duyệt trước khi cung cấp dịch vụ (tự thực hiện hoặc thuê người có chuyên môn). “Đề nghị rà soát, cải cách mạnh mẽ các quy định liên quan đến việc cấp phép và kiểm duyệt kịch bản phim của đoàn làm phim nước ngoài”, văn bản góp ý của VCCI nêu rõ.
Cần khoảng thời gian hợp lý để xử lý nội dung vi phạm
Dự thảo Luật đã quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng. Theo đó, Dự thảo yêu cầu doanh nghiệp phải dừng cung cấp dịch vụ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền do cung cấp nội dung vi phạm.
Theo VCCI, quy định này có thể dẫn đến cách hiểu doanh nghiệp phải dừng toàn bộ dịch vụ (chẳng hạn như dịch vụ truyền hình OTT, hoặc dịch vụ xem video…). Trong khi đó, nội dung vi phạm đã bị gỡ khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước, nên việc dừng dịch vụ sẽ không giải quyết được vấn đề, mà lại gây thiệt hại rất lớn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Do vậy, VCCI đề nghị bỏ quy định này.
Dự thảo Luật cũng quy định yêu cầu doanh nghiệp gỡ phim vi phạm ngay khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước. VCCI cho rằng, quy định này dường như chưa khả thi vì khoảng thời gian này quá ngắn để doanh nghiệp có thể tiếp nhận thông tin và xử lý.
Theo kinh nghiệm từ các lĩnh vực khác khi quản lý trên không gian mạng, cơ quan quản lý thường cho phép doanh nghiệp một khoảng thời gian hợp lý để xử lý nội dung vi phạm, chẳng hạn Luật An ninh mạng cho phép 24h, Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP cho phép 3h…
Về thẩm quyền cấp phép phân loại phim trong Dự thảo, VCCI đề nghị cân nhắc chuyên nghiệp hóa việc cấp phép theo hướng cho phép nhiều đơn vị được tham gia công tác cấp phép và Nhà nước đóng vai trò kiểm tra, giám sát.
Theo VCCI, một mô hình có thể cân nhắc tại thời điểm này là giao cho các cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh - truyền hình. Hiện nay, cả nước có khoảng 70 đài truyền hình, đã được giao nhiệm vụ kiểm duyệt phim trên hệ thống đài mình, đã có kinh nghiệm trong việc xét duyệt nội dung phim.
Do vậy, có thể mở rộng năng lực của các nhà đài cho việc phân loại phim chiếu rạp. Cụ thể, giao trách nhiệm cấp Giấy phép phân loại phim cho các cơ quan báo chí đã có giấy phép phát thanh - truyền hình và Nhà nước quản lý thông qua việc xây dựng bộ tiêu chí phân loại phim và kiểm tra, giám sát việc thực hiện cấp phép.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Tin khác

“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22
Điện ảnh 18/04/2025 12:41

“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ
Điện ảnh 18/04/2025 11:36

“Những chặng đường bụi bặm” tập 17: Bữa cơm đoàn viên hóa "chiến trường" gia đình
Điện ảnh 17/04/2025 10:34

“Cha tôi, người ở lại” tập 27: Việt và bà Quyên sa bẫy, Đại tổn thương vì yêu đơn phương
Điện ảnh 16/04/2025 08:14

"Cha tôi, người ở lại" tập 26: Ông Chính "xuống nước", ông nội Việt bất ngờ xuất hiện - ngọn gió hòa giải thổi vào gia đình
Điện ảnh 15/04/2025 06:44

“Cha tôi, người ở lại” tập 25: Tuệ Minh “bật đèn xanh” cho ông Chính, bí mật của Việt có nguy cơ bại lộ
Điện ảnh 14/04/2025 08:53

"Những chặng đường bụi bặm" tập 16: Ông Nhân và Nguyên nguy cơ bị lộ bí mật, gia đình đứng trước sóng gió lớn
Điện ảnh 11/04/2025 11:14

“Những chặng đường bụi bặm” tập 15: Nguyên đóng giả con trai ông Nhân, đối đầu cô em dâu toan tính
Điện ảnh 10/04/2025 09:42

“Cha tôi, người ở lại” tập 24: Bà Quyên bị đe dọa tính mạng, Việt và An "nắm quyền" trong gia đình
Điện ảnh 09/04/2025 09:19

“Cha tôi, người ở lại” tập 23: An có người yêu, Nguyên đối mặt với nỗi cô đơn trầm cảm
Điện ảnh 08/04/2025 09:19