Xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận nên chọn hình thức “chìa khóa trao tay”
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn đại biểu tỉnh Đăk Nông) cho biết, điện hạt nhân là lĩnh vực công nghệ chuyên sâu, phức tạp, đặc thù trong khi trình độ của Việt Nam trong lĩnh vực này chỉ ở mức cơ bản. Do đó, khó tránh việc phụ thuộc nhiều vào nước ngoài - các quốc gia đã phát triển loại năng lượng này từ lâu, sở hữu công nghệ lõi.
![]() |
Đại biểu Dương Khắc Mai phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH) |
Đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị cần có cơ chế huy động tối đa nguồn lực từ doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân tham gia vào dự án, chính sách này có thể nghiên cứu tương tự phát triển dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Theo đại biểu, cơ chế này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho Nhà nước về vốn, nhân lực, đảm bảo hoàn thành tiến độ dự án, cũng như hình thành đội ngũ nhân lực có trình độ làm chủ công nghệ, tự chủ vận hành nhà máy trong thời gian sớm nhất.
Dẫn kinh nghiệm quốc tế, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn đại biểu tỉnh Lâm Đồng) cho biết, hợp đồng “chìa khóa trao tay” là phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay. Hàn Quốc, quốc gia đang nắm công nghệ điện hạt nhân cũng chọn hình thức này cho nhà máy đầu tiên của họ vào 1972-1978. Tới năm 1998 họ hoàn toàn làm chủ công nghệ, xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân “Made in Korea” cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào năm 2009…
Một số quốc gia khác cũng chọn hình thức hợp đồng “chìa khóa trao tay” như Bangladesh, Ba Lan… Việc vận hành bảo dưỡng cung cấp nhiên liệu cũng do nhà thầu chính cung cấp 1 thời gian sau khi nhà máy vận hành.
![]() |
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH) |
Đối với việc áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn với đối tác đủ năng lực vận hành, bảo dưỡng trong 5 năm từ ngày dự án nghiệm thu đưa vào sử dụng, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh cho rằng việc áp dụng là phù hợp để bảo dưỡng nhà máy liên tục trong trường hợp hết hợp đồng chìa khóa trao tay… Tuy nhiên, về lâu dài, chủ đầu tư cần kế hoạch chuẩn bị năng lực, kỹ thuật thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, chương trình đào tạo với đối tác cung cấp công nghệ nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam.
Về an toàn, an ninh hạt nhân, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh cho biết, theo thông lệ các nhà cung cấp đều tuân thủ nguyên tắc của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA), nên dù chọn công nghệ đối tác nào thì các tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân đều phù hợp với tiêu chuẩn của IAEA. Với thiết kế liên quan đặc điểm địa hình, khí hậu theo điều kiện Việt Nam, theo đại biểu, cần được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn của Việt Nam, có thể thẩm định theo quy trình rút gọn.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Quang Huân phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH) |
Quan tâm đến nội dung huy động nguồn lực, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương) nhận xét quy định như trong dự thảo Nghị quyết thì chủ đầu tư có thể làm nhanh ở thời điểm đầu thực hiện dự án, nhưng sẽ vướng về sau khi họ muốn thay đổi vốn, phương án công nghệ.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân nhấn mạnh, điện hạt nhân là dự án rất lớn, quá trình làm có thể phát sinh nhiều thứ chưa lường trước được hết. Trong trường hợp sau này vốn chủ sở hữu không đáp ứng được, cần tăng mà cơ quan chủ sở hữu vốn Nhà nước không tham gia giám sát, chủ đầu tư có đủ thẩm quyền điều chỉnh, hay cần phải xin Quốc hội? Đại biểu đề nghị nên để cơ quan chủ sở hữu Nhà nước giám sát quá trình này để họ ra quyết định nhanh hơn.
![]() |
Đại biểu Trần Quốc Nam phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH) |
Đại biểu Trần Quốc Nam (Đoàn đại biểu tỉnh Ninh Thuận) cho biết, Chính phủ giao tỉnh Ninh Thuận trong năm 2025 phải thực hiện xong giải phóng mặt bằng, di dời và tái định cư cho người dân vùng dự án, tức là chỉ còn khoảng 10 tháng nữa để thực hiện việc này. Thời gian qua, Ninh Thuận đã tiến hành nhiều công việc với tinh thần xuyên suốt việc làm được thì làm ngay, không chờ đợi. Các công việc của tỉnh, chủ đầu tư, bộ ngành được triển khai với tinh thần quyết tâm quyết liệt để tới chậm nhất ngày 31/12/2031 vận hành nhà máy số 1.
Theo đại biểu Trần Quốc Nam, ngoài các chính sách đặc thù được Chính phủ đề xuất, tỉnh Ninh Thuận đề xuất được bổ sung thêm 5 chính sách, cơ chế, nhất là giải phóng mặt bằng, di dời bồi thường và hỗ trợ người dân vùng dự án để làm dự án này. Trong khi đó, giải phóng mặt bằng thường là khâu khó, mất nhiều thời gian. Nếu thực hiện theo đúng quy định của luật thì chắc chắn một năm không thể hoàn thành được.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thu hút đầu tư có chọn lọc: Hướng tới lợi ích bền vững cho Hà Nội và người dân

Phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm: Giữ gìn "chất" Hà Nội trong dòng chảy hội nhập

Khi phái đẹp ủng hộ xử phạt nặng các "ma men"

Xã Thượng Phúc chăm lo sức khỏe người có công với cách mạng bằng việc làm thiết thực

Hà Nội chủ động phòng cháy giữa nắng nóng

Phường Nghĩa Đô tập huấn phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Đại hội Chi bộ MTTQ Việt Nam phường Đống Đa: Đoàn kết, đổi mới vì sự phát triển địa phương
Tin khác

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi
Sự kiện 17/07/2025 21:11

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”
Sự kiện 17/07/2025 20:16

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9
Infographic 17/07/2025 16:17

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học
Sự kiện 16/07/2025 23:07

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
Sự kiện 15/07/2025 21:07

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)
Infographic 15/07/2025 19:26

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công
Sự kiện 15/07/2025 19:20

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao
Sự kiện 15/07/2025 18:41

Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố
Sự kiện 15/07/2025 18:06

Xây dựng ngành ngoại giao chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, nhân văn, hiệu quả
Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 15/07/2025 14:59