Thêm một số đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội từ 1/7/2025
Cụ thể, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mở rộng nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: Người lao động làm việc không trọn thời gian, có mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (trước đây chỉ áp dụng với người làm việc theo hợp đồng lao động từ một tháng trở lên). Người làm việc theo hợp đồng không phải hợp đồng lao động nhưng có trả công và được quản lý, giám sát; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; chủ hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh;
Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, đại diện vốn nhà nước hoặc vốn doanh nghiệp; các chức danh quản lý trong hợp tác xã không hưởng lương; lực lượng dân quân thường trực. Dự kiến, có khoảng 3 triệu lao động sẽ vào hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 1/7 tới, nếu là hộ kinh doanh có đăng ký, dù là quán nước nhỏ, quán cà phê hay cửa hàng tạp hóa... cũng sẽ thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh cá thể: Theo điểm a, b khoản 4 Điều 33 quy định tỉ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Về căn cứ đóng, theo điểm d khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, chủ hộ kinh doanh được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng. Do đó, mức đóng của chủ hộ kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội hàng tháng là 25% tiền lương. Chủ hộ có thể lựa chọn phương thức đóng hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần tùy theo nhu cầu.
Về mức tham chiếu, khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định: Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại luật này bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó. Hiện nay, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Do đó mức đóng bảo hiểm thấp nhất của chủ hộ kinh doanh là 25% x 2.340.000 = 585.000 đồng/tháng.
Đáng chú ý, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, trước đây chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất nay sẽ được mở rộng hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7, bao gồm ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Cùng đó, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng thêm chế độ thai sản, bao gồm trợ cấp cho lao động nữ sinh con.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương
Tin khác

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động
Chính sách 23/07/2025 09:39

Từ 1/1/2026: Thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 20/07/2025 20:48

Hà Nội: Tạm thời kéo dài việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Chính sách 20/07/2025 09:55

Trường hợp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế?
Chính sách 19/07/2025 08:48

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026: Tăng bình quân 7,2%
Chính sách 18/07/2025 12:59

Hơn 400 người cao tuổi xã Thượng Phúc làm hồ sơ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo chính sách mới
Chính sách 17/07/2025 12:50

Infographic: Hà Nội hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho đối tượng chính sách
Infographic 16/07/2025 23:06

Cá nhân kinh doanh online có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Chính sách 15/07/2025 12:49

Giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% lương cơ sở
Chính sách 14/07/2025 23:06

Thủ tục nhận trợ cấp hưu trí xã hội
Chính sách 14/07/2025 14:25