--> -->

Thúc đẩy hành động tại COP27

Tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra ở Ai Cập, ngày 7/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (A.Gu-tê-rét) tiếp tục cảnh báo về tình trạng khủng hoảng khí hậu nghiêm trọng, đồng thời kêu gọi xây dựng một hiệp ước lịch sử giữa các nước phát triển và đang phát triển về ứng phó biến đổi khí hậu. Trong khi đó, một số cam kết, thỏa thuận mới đã được đưa ra trong ngày làm việc thứ hai của Hội nghị.
Ai Cập kêu gọi các nước tham dự COP27 không lệch trọng tâm bàn thảo COP27: Hợp tác giữa các nước để giải quyết vấn đề khí hậu
Tổng Thư ký Liên hợp quốc phát biểu tại COP27. (Ảnh LIÊN HỢP QUỐC)
Tổng Thư ký Liên hợp quốc phát biểu tại COP27. (Ảnh LIÊN HỢP QUỐC)

Hợp tác hay diệt vong

Phát biểu tại phiên thảo luận chính thức đầu tiên, Tổng Thư ký Liên hợp quốc cảnh báo thế giới đang đứng trước lựa chọn khốc liệt, giữa hợp tác giảm khí thải và đẩy thế hệ tương lai vào thảm họa khí hậu. Ông Guterres nêu rõ: Nhân loại phải lựa chọn hiệp ước đoàn kết bảo vệ khí hậu hay "tự sát tập thể". Dân số thế giới sắp tròn 8 tỷ người, ông Guterres đặt câu hỏi "Chúng ta sẽ trả lời thế nào khi công dân thứ 8 tỷ sau này hỏi chúng ta đã làm gì cho hành tinh?". Lãnh đạo Liên hợp quốc đề nghị các bên tham gia COP27 thảo luận đề xuất xây dựng một "hiệp ước đoàn kết", theo đó tất cả các quốc gia nỗ lực hơn nữa để giảm lượng khí thải, các nước giàu và các tổ chức tài chính quốc tế hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển thúc đẩy chuyển đổi, chấm dứt phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch, giảm mạnh phát thải và nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu.

Trong vai trò chủ nhà, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El Sisi (A.Xi-xi) cũng kêu gọi các bên thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và công bằng các cam kết về khí hậu. Ông Sisi nêu rõ, thế giới chỉ có thể vượt qua cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay thông qua những bước đi thực tế, chứ không chỉ là cam kết và những câu khẩu hiệu. Các nhà lãnh đạo thế giới cần đưa ra thông điệp rõ ràng, bao gồm các biện pháp thực hiện cam kết.

Kêu gọi các bên thực hiện đầy đủ các cam kết, Tổng thống Senegal, kiêm Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) Macky Sall (M.Xan) nhấn mạnh, cam kết của các nước giàu cấp 100 tỷ USD mỗi năm hỗ trợ các nước nghèo ứng phó biến đổi khí hậu là chưa đủ, cần thiết nâng lên ít nhất 200 tỷ USD/năm. Ông Sall cũng cho biết, các nước châu Phi ủng hộ tiến trình chuyển đổi xanh công bằng, dù mức "đóng góp" của châu lục trong tổng lượng khí thải toàn cầu là rất thấp.

Tăng cường các khuôn khổ hợp tác

Ít nhất 25 nước nhất trí tham gia cơ chế hợp tác mới, được gọi là Quan hệ đối tác của các nhà lãnh đạo về vấn đề rừng và khí hậu, theo đuổi mục tiêu chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030. Tại COP26, hơn 100 nhà lãnh đạo từng ký thỏa thuận xóa nạn phá rừng vào cuối thập niên này, tuy nhiên chỉ có rất ít quốc gia ban hành chính sách nghiêm ngặt hơn và tài trợ nhiều hơn cho nỗ lực này. Với nhóm nước thành viên chiếm khoảng 35% tổng diện tích rừng trên thế giới, khuôn khổ hợp tác mới được kỳ vọng tạo bước tiến trong bảo vệ "lá phổi xanh" của trái đất.

Tổng thống Colombia Gustavo Petro (G.Pê-tơ-rô) tuyên bố, Colombia sẽ đóng góp 200 triệu USD mỗi năm trong 20 năm cho các dự án bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon. Lãnh đạo Colombia kêu gọi các quỹ, nhà tài trợ ngừng đầu tư trong lĩnh vực khai thác tài nguyên hóa thạch, ủng hộ sáng kiến "hoán đổi nợ xanh" của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), theo đó các nước phát triển xóa hoặc giãn nợ cho các nước có thu nhập thấp nhằm thúc đẩy các dự án phát triển bền vững.

Một nhóm gồm 14 công ty kinh doanh thực phẩm lớn nhất thế giới đã giới thiệu kế hoạch chi tiết thực hiện mục tiêu khí hậu năm 2025. Trong đó, có mục tiêu hướng tới loại bỏ hoàn toàn hoạt động phá rừng có liên quan chuỗi cung ứng các sản phẩm đậu nành, thịt bò và dầu cọ. Ðây được đánh giá là bước đi quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, khi việc khai thác, phá rừng để lấy diện tích canh tác, nuôi trồng đã thải ra lượng lớn khí nhà kính.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo từ gần 50 quốc gia và tổ chức quốc tế đã ra mắt Liên minh quốc tế ứng phó hạn hán, được thành lập theo đề xuất của Senegal và Tây Ban Nha. Trong tuyên bố chung, Thủ tướng Tây Ban Nha và Tổng thống Senegal nêu rõ: Nhiệm vụ của liên minh là tạo động lực chính trị để giúp đất đai trên thế giới có khả năng phục hồi tốt hơn trong bối cảnh hạn hán và biến đổi khí hậu. Quỹ khởi đầu trị giá 5 triệu euro đã được Tây Ban Nha công bố nhằm hỗ trợ các hoạt động của Liên minh.

Những cam kết mới

Các nước giàu đã ủng hộ kế hoạch chuyển đổi năng lượng khỏi than đá của Nam Phi, theo đó mở đường cho thỏa thuận trị giá 8,5 tỷ USD giúp quốc gia châu Phi này khử carbon. Thỏa thuận này có thể được coi là khuôn mẫu cho các quốc gia đang phát triển khác. Theo thông báo, Anh, Pháp, Ðức, Mỹ và EU sẽ hỗ trợ Nam Phi theo hình thức viện trợ và cho vay.

Hà Lan tuyên bố sẽ tăng mức đóng góp hằng năm cho tài chính khí hậu của các nước đang phát triển lên mức 1,8 tỷ euro vào năm 2025, cao hơn khoảng 50% so với mức năm 2021. Ðức và Bỉ đã tham gia cùng một số quốc gia giàu có khác cam kết tài trợ giúp các nước đang phát triển khắc phục thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Theo đó, Ðức đóng góp 170 triệu euro và Bỉ đóng góp 2,5 triệu euro.

Trong khi đó, Quỹ Bill & Melinda Gates của tỷ phú công nghệ đã cam kết tài trợ 1,4 tỷ USD giúp các hộ nông dân nhỏ lẻ ứng phó tác động của biến đổi khí hậu. Quỹ ước tính, hơn 2 tỷ người phụ thuộc nguồn cung thực phẩm từ các hộ nông dân nhỏ, song chỉ chưa tới 2% nguồn tài trợ toàn cầu liên quan khí hậu được dành để giúp nông dân thích ứng biến đổi khí hậu.

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) kêu gọi loại bỏ rào cản thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ môi trường để hỗ trợ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Trong báo cáo tại COP27, WTO nêu rõ: Dù hoạt động thương mại góp phần phát thải trong quá trình sản xuất và vận chuyển, song thương mại cũng đẩy nhanh việc phổ biến công nghệ tiên tiến phát thải thấp và tạo nhiều việc làm, đóng góp quan trọng vào nỗ lực chung ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo Nhandan.vn

https://nhandan.vn/thuc-day-hanh-dong-tai-cop27-post723855.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng chương trình công tác sát thực, có trọng tâm, trọng điểm

Xây dựng chương trình công tác sát thực, có trọng tâm, trọng điểm

Chiều 11/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Yên Nghĩa khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp thứ hai, quyết nghị nhiều nội dung về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng cuối năm 2025.
Bài 1: Định hình văn hóa, con người Thủ đô mới

Bài 1: Định hình văn hóa, con người Thủ đô mới

Trong kỷ nguyên mới, khi Hà Nội bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng và chuyển mình mạnh mẽ cùng đất nước, giá trị của văn hóa thanh lịch, văn minh càng trở nên quan trọng và cần được phát huy như một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Đó không chỉ là những chuẩn mực trong ứng xử giao tiếp, trong lối sống nhã nhặn, lịch thiệp của người Tràng An xưa, mà còn là thước đo của chất lượng cuộc sống đô thị hiện đại.
Quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Từ ngày 1/1/2026, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ có những điều chỉnh đáng chú ý. Nội dung này được quy định chi tiết tại Điều 31 của Luật Việc làm số 74/2025/QH15, được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 16/6/2025.
Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Chiều 11/7, Bộ Ngoại giao cho biết, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 13 (FMM MKC 13) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan.
Phường Nghĩa Đô: Sẵn sàng lắng nghe kiến nghị của nhân dân

Phường Nghĩa Đô: Sẵn sàng lắng nghe kiến nghị của nhân dân

Ngày 11/7, phường Nghĩa Đô đã tổ chức Hội nghị Giao ban với Bí thư Chi bộ các tổ chức đảng trực thuộc, Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư trực thuộc phường.
Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 11/7, tiếp tục chương trình làm việc trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với Anh và Liên minh châu Âu (EU) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15.
Hà Nội vinh danh những tấm gương tiêu biểu của Công an Thủ đô

Hà Nội vinh danh những tấm gương tiêu biểu của Công an Thủ đô

Chiều 11/7, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt, biểu dương các gương điển hình tiên tiến của Công an Thủ đô và Phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Tin khác

Lũ lụt kinh hoàng tại Texas (Mỹ): Hơn 100 người thiệt mạng

Lũ lụt kinh hoàng tại Texas (Mỹ): Hơn 100 người thiệt mạng

Trận lũ lịch sử quét qua khu vực miền trung bang Texas (Mỹ) đã khiến ít nhất 104 người thiệt mạng, trong đó có 27 học sinh đang tham gia trại hè dọc theo sông Guadalupe - một trong những thảm họa thiên tai nghiêm trọng nhất từng xảy ra tại bang này trong gần hai thập kỷ qua.
Texas (Mỹ): Số thiệt mạng trong lũ tăng lên ít nhất 69 người, trong đó có 21 trẻ em

Texas (Mỹ): Số thiệt mạng trong lũ tăng lên ít nhất 69 người, trong đó có 21 trẻ em

Đến sáng 7/7 (giờ Việt Nam), số người thiệt mạng trong trận lũ nghiêm trọng tại bang Texas đã tăng lên ít nhất 69 người, trong đó có 21 trẻ em, theo thông báo của giới chức địa phương. Đây được xem là một trong những thảm họa thiên tai tồi tệ nhất tại bang này trong nhiều thập kỷ trở lại đây.
Máy bay của Air India rơi trúng ký túc xá trường y ở Ahmedabad: Ít nhất 133 người thiệt mạng

Máy bay của Air India rơi trúng ký túc xá trường y ở Ahmedabad: Ít nhất 133 người thiệt mạng

Một chiếc máy bay Boeing 787-8 Dreamliner của hãng hàng không Air India đã gặp nạn chỉ vài phút sau khi cất cánh từ sân bay Ahmedabad, rơi trúng ký túc xá của Trường Cao đẳng Y khoa B. J., khiến ít nhất 133 người thiệt mạng, bao gồm 20 sinh viên y khoa.
Hàn Quốc có tân Tổng thống

Hàn Quốc có tân Tổng thống

Ứng viên đảng Dân chủ Lee Jae-myung đắc cử Tổng thống Hàn Quốc với 49,42% phiếu bầu, lập tức nhậm chức mà không cần giai đoạn chuyển giao quyền lực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hoãn thi hành thuế đối ứng trong 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ "không trả đũa", thuế. Đồng thời, giảm thuế đối ứng xuống mức 10%. Riêng Trung Quốc bị tăng thuế tổng cộng lên 125%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế.
Ông Elon Musk ra "tối hậu thư" cho toàn bộ nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ra "tối hậu thư" cho toàn bộ nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ngày 22/2 nói rằng các nhân viên liên bang phải giải trình những công việc đã làm trong tuần trước hoặc từ chức.
Tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng Francis

Tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng Francis

Tòa thánh Vatican đã đưa ra thông báo cập nhật vào sáng 23/2, theo đó Giáo hoàng Francis đã có một đêm yên bình sau khi trải qua cơn nguy kịch vào buổi sáng.
Israel hoãn thả hàng trăm tù nhân Palestine

Israel hoãn thả hàng trăm tù nhân Palestine

Israel ngày 23/2 tuyên bố hoãn việc thả hàng trăm tù nhân Palestine cho đến khi nhóm chiến binh Hamas đáp ứng các điều kiện. Động thái này một lần nữa cho thấy sự mong manh của thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
Australia ban hành lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong vòng 2 năm

Australia ban hành lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong vòng 2 năm

Ngày 16/2, Chính phủ Australia thông báo sẽ cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua nhà đã xây dựng tại quốc gia này trong vòng 2 năm.
Xem thêm
Phiên bản di động