-->

Thủ phủ hoa Tây Tựu tất bật ngày cận Tết

Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một trong những vựa hoa lớn nhất miền Bắc, nổi tiếng với truyền thống trồng hoa lâu đời. Mùa xuân, Tây Tựu trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết. Làng hoa không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn lưu giữ nét văn hóa độc đáo của Hà Nội.
Hà Nội: Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm bẩn tại làng hoa Tây Tựu Về Tây Tựu dự hội bơi Đăm Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế địa phương

Giữ vững thương hiệu làng nghề

Cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía Tây là làng hoa Tây Tựu, nơi cung cấp hoa chủ lực cho Thủ đô và các vùng lân cận. Nghề trồng hoa tại Tây Tựu được hình thành từ năm 1930 nhưng phải đến đầu những năm 90, người dân mới bắt đầu tập trung trồng hoa. Nhiều người dân Tây Tựu vẫn nhớ, những cây hoa đầu tiên được đưa về trồng thí điểm thay cho các loại cây trồng truyền thống như lúa, cà chua, dưa lê... Họ không ngờ hoa lại hợp đất đến thế. Thấy hoa phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa, trồng dưa, trồng cà, người dân Tây Tựu bảo nhau cùng chuyển đổi sang trồng hoa.

Thủ phủ hoa Tây Tựu tất bật ngày cận Tết
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Tây Tựu Đoàn Mạnh Hùng và Phó Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp số 2, phường Tây Tựu Phan Văn Sửu thăm vườn hoa.

Cứ thế, làng hoa ven đô hình thành rồi phát triển vững chắc như hôm nay. Theo tìm hiểu, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của xã dành trọn cho cây hoa, biến nơi đây trở thành vùng đất “trăm hoa đua nở”. Đến nay, không chỉ cung cấp hoa cho khu vực Hà Nội, hoa Tây Tựu đã mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc, phía Nam mà còn xuất khẩu…

Những ngày này khi tới làng hoa tây tựu, hình ảnh đầu tiên nhìn thấy chính là những luống hồng kiêu sa, violet tím biếc, cúc vàng rực rỡ và ly thơm ngát đang được người dân gấp rút thu hoạch. Khắp các ngả đường, tiếng cười nói rộn rã xen lẫn tiếng kéo cắt hoa, tiếng xé giấy gói, tạo nên một bản giao hưởng mùa Xuân náo nhiệt.

Tất bật đi kiểm tra từng luống hoa đồng tiền, xem tình hình sâu bệnh cũng như lên kế hoạch xới đất, chị Chu Thị Thu (phường Tây Tựu) cho biết, năm nay, các loại hoa ngắn ngày phát triển tốt và được giá nên người trồng hoa rất phấn khởi.

“May mắn năm nay, ông trời cho người nông dân trồng hoa được giá, tôi cũng mừng. Trước đó, gia đình đã phải phá bỏ 3 sào cúc do ảnh hưởng của bão Yagi”, chị Chu Thị Thu chia sẻ.

Thủ phủ hoa Tây Tựu tất bật ngày cận Tết
Năm nay một số loài hoa cho năng suất tốt, kịp thu hoạch trước Tết.

Đến thời điểm này, nhiều gia đình đã tiêu thụ được hơn 2/3 số hoa phục vụ dịp Tết. Nếu như những năm trước, đến ngày 27, 28, 29 Tết, chợ hoa Tây Tựu mới đông khách, nhưng năm nay người mua hoa sớm hơn và đông hơn.

Năm nay, thời tiết ủng hộ nên một số loại hoa cúc thu hoạch đúng thời điểm từ ngày 25, 26 Tết. Giá hoa cúc tứ quý dịp cận Tết dao động từ 130.000 đồng - 140.000 đồng/50 bông; hoa ly được bán với giá 200.000 - 400.000 đồng/10 cành. Do năm nay, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tăng cao nên nông dân tại làng hoa Tây Tựu có một mùa bội thu.

Ông Cao Xuân Thung làm nghề kinh doanh hoa tươi ở tỉnh Nghệ An vì nghe danh hoa Tây Tựu đã lâu nên đến đây để tìm nguồn hàng cho cửa hàng của gia đình. “Gia đình tôi buôn bán hoa ở chợ Vinh (Nghệ An), tôi tìm đến làng hoa Tây Tựu theo lời giới thiệu của người quen để tìm thêm nguồn hàng với mong muốn nhập được nhiều mặt hàng đa chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng”, ông Thung cho hay.

Nhu cầu cung cấp hoa tươi lớn nhất là vào dịp cuối năm khiến nhiều hộ kinh doanh ở làng Tây Tựu phải sắm ô tô tải để vận chuyển hoa đến các vùng lân cận cho đảm bảo.

Vào mùa này, gia đình ông Nguyễn Hoàng Hải (Tây Tựu) phải huy động hết người nhà để gói hoa (mớ hoa) thì mới kịp vận chuyển cho các mối hàng. “Làm hoa năm nay có phần vất vả hơn do thời tiết, lúc thì mưa ngập, lúc thì nắng hạn hán, không có nước. Thế nhưng, hoa vẫn cho ra “trái ngọt” to, đẹp, đạt chuẩn chất lượng. Hoa nhà tôi chủ yếu là xuất khẩu”, ông Hải cho hay.

Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu

Tuy phải chịu không ít hậu quả do bão Yagi để lại nhưng người dân Tây Tựu vẫn cố gắng đảm bảo cung cấp hoa tươi cho thị trường Hà Nội đón Tết. Sức sống mãnh liệt của làng hoa Tây Tựu ngày nào vẫn sẽ luôn tồn tại chính bởi sự vun đắp mỗi ngày của người nông dân nơi đây.

Phó Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp số 2, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm Phan Văn Sửu cho biết, để so sánh thị trường bên ngoài với hoa ở các nơi khác nhập về Thủ đô, thực sự, chất lượng hoa Tây Tựu không thua kém nơi nào. Bởi vì, các hộ dân nơi đây chăm sóc hoa theo thời vụ rất tỉ mỉ, đòi hỏi kỹ thuật cao.

Thủ phủ hoa Tây Tựu tất bật ngày cận Tết
Thời điểm này, nhiều gia đình đã tiêu thụ 2/3 số lượng hoa thu hoạch được.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm Đoàn Mạnh Hùng cho biết, mặc dù, do ảnh hưởng cơn bão số 3 nhưng với kinh nghiệm, tâm huyết của Nhân dân địa phương, bà con cũng đã sớm khắc phục và khôi phục ngay sản xuất. Thật đáng mừng, đến thời điểm này, diện tích hoa của Tây Tựu cũng vẫn đáp ứng được sản lượng cung ứng thị trường, phục vụ cho người dân Thủ đô chơi Tết.

Để có đủ sức cạnh tranh với những loại hoa khác trên thị trường, làng hoa Tây Tựu xác định tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, thời gian qua, Tây Tựu đưa khoa học kỹ thuật cao vào trồng và chăm sóc hoa để có được nhiều giống hoa chất lượng. Bên cạnh đó, các hộ dân luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm các địa phương khác.

Ngoài việc hỗ trợ người nông dân trồng hoa về mặt kỹ thuật, chính quyền cũng đẩy mạnh các kênh thông tin tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử, các trang mạng thông tin xã hội chính thống như zalo, fanpage, facebook để khách thập phương và Nhân dân Thủ đô biết đến nhiều hơn và có cơ hội được thưởng thức hoa Tây Tựu trong dịp Tết và lễ hội Xuân.

Thủ phủ hoa Tây Tựu tất bật ngày cận Tết
Chợ hoa Tây Tựu nhộn nhịp ngày cận Tết.

Đặc biệt, năm qua, phường đã phối hợp tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề năm 2024 nhân dịp chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029; trưng bày, giới thiệu mô hình, sản phẩm tiêu biểu của quận nhân kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập quận (1/4/2014 - 1/4/2024). Đây là các hoạt động nhằm đẩy mạnh quảng bá thương hiệu hoa Tây Tựu để danh tiếng hoa Tây Tựu mãi vang xa không chỉ trên địa bàn Thủ đô, cả nước mà cả trên thị trường quốc tế.

Cũng nhờ nỗ lực của người dân và chính quyền địa phương, năm 2024, kinh tế phường Tây Tựu phát triển theo đúng định hướng ước đạt 13% (tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023). Thu ngân sách Nhà nước 7,858 tỷ/3,57 tỷ đạt 220% so với năm 2023 tăng 112%. Phường đã chú trọng khai thác thế mạnh của địa phương là nông nghiệp trồng hoa, khuyến khích Nhân dân gieo trồng các giống hoa có giá trị chất lượng thành phẩm cao như hoa ly, hoa đồng tiền, hoa lan tường... Diện tích giao trồng trên địa bàn phường 290,4 ha, diện tích thuê ngoài ước khoảng 500 ha; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn phường năm 2024 ước đạt 62 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất ước đạt 840 triệu đồng/ha/năm.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Năm 2025, chủ đề Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới là: “Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn”; “Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng”; “Đổi mới sáng tạo toàn dân - Chuyển đổi số toàn diện - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang (LLVT) quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025 đã chính thức khởi tranh vào chiều nay (15/4).
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.
Khai mạc Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Khai mạc Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Chiều 15/4, tại sân bóng Trường THCS Nguyễn Phong Sắc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang (LLVT) quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025.
Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Ngày 15/4, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tổ chức lễ trao Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024, vinh danh 23 tác giả có tác phẩm xuất sắc và chính thức phát động Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2025.
Các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì sẵn sàng cho Tháng Công nhân

Các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì sẵn sàng cho Tháng Công nhân

Tháng 5 - Tháng Công nhân đang đến gần. Với tinh thần tri ân, lan tỏa và đổi mới, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã và đang khẩn trương triển khai nhiều chương trình hành động thiết thực, ý nghĩa cho người lao động (NLĐ). Đây không chỉ là dịp để tôn vinh giai cấp công nhân - lực lượng tiên phong trong xây dựng và bảo vệ đất nước, mà còn là cơ hội để chăm lo toàn diện hơn đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ trong bối cảnh mới.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?

Tin khác

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động