--> -->

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Cứ 5 năm một lần, vào dịp 9-11/3 Âm lịch, những người con làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) lại nô nức trở về quê hương để tham dự Lễ hội bơi Đăm truyền thống. Lễ hội được tổ chức công phu, kỹ lưỡng không chỉ thu hút người dân trong và ngoài quận mà còn là điểm đến ưa thích của du khách thập phương.
Quận Bắc Từ Liêm nỗ lực bảo tồn di sản Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Nô nức trẩy hội bơi Đăm

Chiều 9/3 Âm lịch (6/4 dương lịch), tại di tích đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm chính thức khai mạc Lễ hội bơi Đăm truyền thống 2025 - di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trong 3 ngày diễn ra Lễ hội đã thu hút hàng nghìn du khách từ khắp nơi về tham dự.

Người dân làng Tây Tựu cho biết, 7 năm nay, lễ hội bơi Đăm mới được diễn ra trên dòng sông Pheo, bởi vậy, dù thời tiết khá bất thường, có mưa nhưng ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người đã có mặt, đứng kín 2 bờ sông để theo dõi các đội bơi thi đấu. Không khí Lễ hội ngày càng trở nên sôi nổi khi hàng nghìn người bên sông hò reo, gõ trống, thổi kèn cổ vũ cho các đội thi đấu. Cùng với hội đua thuyền, các trò chơi dân gian khác trong khuôn khổ lễ cũng thu hút được sự quan tâm của du khách.

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống
Hội bơi Đăm diễn ra trong sự cổ vũ nồng nhiệt của du khách, người dân.

Theo tìm hiểu, Hội bơi Đăm gắn liền với quần thể di tích đình - miếu Tây Tựu được tổ chức lớn 5 năm một lần trong 3 ngày (9, 10, 11/3 âm lịch) với nhiều nghi lễ tín ngưỡng trang trọng và các trò chơi dân gian đặc sắc như cờ người, đấu vật, thả chim, đua thuyền, trưng bày sản phẩm làng hoa Tây Tựu,...

Nhưng sôi động nhất, có lẽ vẫn là hội đua thuyền hay còn gọi là hội bơi Đăm diễn ra cả ngày 10/3 và sáng 11/3 âm lịch. Cuộc đua thuyền diễn ra trên khúc sông Thủy Giang (sông Pheo) chảy qua làng với sự tham gia của 6 thuyền đua thuộc 3 miền: Thượng, Trung, Hạ (mỗi miền 2 thuyền).

Mỗi thuyền đua có 25 người gồm: 1 lái chính, 1 lái phụ, 1 ông nạng, 1 ông đánh mõ, 1 ông phất cờ, 1 người tát nước và 18 đô bơi ngồi dọc hai mạn thuyền. 6 thuyền bơi cũng được sơn màu đỏ và đánh số thứ tự từ 1 đến 6. Trang phục đội bơi từng miền cũng khác nhau: miền Thượng trang phục màu đỏ, miền Trung trang phục màu vàng, miền Hạ trang phục màu xanh. Mỗi màu mang một nét riêng rực rỡ, song vẫn hòa quyện cùng tạo nên không khí rực rỡ.

Trước cuộc đua, các đội đưa thuyền về tập kết tại điểm xuất phát trước cửa nhà Thủy tọa. Khi lá cờ lệnh được phát mạnh xuống, các thuyền cùng lúc lao lên phía trước hướng về Miếu Tây Tựu (cách đó 1km). Tiếng chiêng trống đổ dồn từng hồi, tiếng hô hào thúc giục và hò reo trên bến, dưới thuyền vang lên như sấm dậy. Các đô bơi gồng mình lên vung chèo khua nước nhanh thoăn thoắt và đều tăm tắp. Những mũi thuyền vươn mình xé nước rào rào. Cả một vùng trời đất như sôi động hẳn lên.

Ngoài ra, còn có thêm một thuyền thứ 7 gọi là thuyền quan làm nhiệm vụ giám sát cuộc đua. Thuyền giải Nhất vinh dự được chở ngai Thánh từ Thủy tọa về miếu Thượng.

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống
Các cổ động viên sẵn sàng cổ vũ cho đội nhà.

Khác với các lễ hội bơi chải khác, công tác tuyển chọn trai bơi ở Lễ hội bơi Đăm khá khắt khe (trong độ tuổi từ 20-35) có kinh nghiệm, tư cách đạo đức tốt, khỏe mạnh, tâm huyết với lễ hội, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Huấn (Đội trưởng Đội trai bơi miền Trung, phường Tây Tựu) phấn khởi chia sẻ: “Lễ hội bơi Đăm 2025 được tái hiện, thỏa lòng mong ước của trai làng Đăm sau nhiều năm vắng bóng. Với khí thế hừng hực, quyết tâm giành chiến thắng trên đường đua, chúng tôi cùng các đội bơi đã tập luyện chăm chỉ từ nhiều tháng nay”.

Háo Hức tham gia Lễ hội bơi Đăm, anh Nguyễn Văn Nam (cổ động viên đội Thôn 2) cho biết, dù học tập, làm việc xa quê nhưng anh đã sắp xếp thời gian và mời thêm đồng nghiệp về tham gia lễ hội truyền thống làng mình. Với anh, Lễ hội bơi Đăm là niềm tự hào, nét đặc sắc riêng của quê hương và anh muốn quảng bá, giới thiệu Lễ hội tới du khách trong và ngoài nước.

Tiếp tục bảo tồn, phát triển di sản

Từ bao đời nay, Lễ hội bơi Đăm mang một đặc điểm riêng biệt, độc đáo, đã in đậm trong tâm trí mỗi người dân trong vùng và nhân dân Thủ đô. Nhiều hội làng có bơi chải nhưng phần lớn thuần tuý là trò đua tài, giải trí.

Còn ở hội Đăm, bơi chải đã diễn tả lại chiến thuật luyện tập và tiến công thủy quân của Đức Thánh Bạch Hạc Tam Giang Đại Vương - vị tướng tài ba thời vua Hùng Duệ Vương thứ 18 đã có công bảo vệ bờ cõi, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Tây Tựu Đoàn Mạnh Hùng cho biết, Lễ hội bơi Đăm đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, được người dân Tây Tựu bảo lưu, trao truyền liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Để ghi nhận những giá trị văn hóa truyền thống của đất Thăng Long xưa, năm 2018, hội bơi Đăm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Việc tổ chức Lễ hội bơi Đăm năm 2025 là dịp để dân làng bày tỏ tấm lòng thành kính hướng về cội nguồn với tấm lòng biết ơn, cầu mong sự che chở, mong cho mùa màng bội thu, dân an, vật thịnh.

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống
Cuộc thi bơi chải trên sông Pheo.

Đến với hội bơi Đăm, du khách còn hiểu thêm về truyền thuyết dân gian gắn với lịch sử đấu tranh của dân tộc, về một hội bơi chải mang tinh thần thượng võ, quyết liệt như một buổi luyện quân với những kỹ năng điêu luyện như cách búng thuyền, dóc thuyền, lạng thuyền, vuốt góc…

Chia sẻ về sức hấp dẫn của Lễ hội bơi Đăm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Hữu Tuyên cho hay, toàn quận hiện có 135 di tích, 35 di sản văn hóa phi vật thể; 29 lễ hội truyền thống và hàng nghìn di vật, cổ vật quý hiếm được lưu trữ tại các di tích. Trong đó, có Lễ hội bơi Đăm, là nơi gắn kết cộng đồng, lan tỏa niềm tự hào, còn là bản giao hưởng của sự đoàn kết của người dân Tây Tựu. Để bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa nói chung, Lễ hội Bơi Đăm truyền thống nói riêng, ngoài việc phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, nhân dân đóng vai trò vô cùng quan trọng.

“Cấp ủy đảng, chính quyền, phòng, ban cần quan tâm xây dựng sản phẩm văn hóa đặc sắc, các tour tham quan gắn liền với các di sản văn hóa; chú trọng bảo tồn di tích lịch sử và kiến trúc văn hóa, phục dựng các lễ hội truyền thống… Các đơn vị xây dựng giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; phát triển thị trường, xúc tiến, quảng bá; liên kết, hợp tác và xây dựng chuỗi giá trị di sản… từ đó biến các di sản thành tài sản, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của địa phương”, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm nhấn mạnh.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Sáng ngày 16/7, GO! Hưng Yên, một trong những Trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại bậc nhất tỉnh Hưng Yên chính thức được tập đoàn Central Retail Việt Nam khai trương và đưa vào hoạt động tại đường Tô Hiệu, phường Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên.
Nâng cao tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT: Hà Nội tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Nâng cao tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT: Hà Nội tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Ngày 16/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị làm việc với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn phường Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Phú Lương, Kiến Hưng về việc tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
Không tiêm phòng sau nhiều lần bị chó cắn, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Không tiêm phòng sau nhiều lần bị chó cắn, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Ông Đ.H.B (62 tuổi, làm nghề lái xe, trú tại Bắc Ninh) từng nhiều lần bị chó cắn, lần gần nhất cách đây gần ba tháng. Khi đó, ông bị chó nhà hàng xóm cắn vào mặt ngoài cẳng chân phải nhưng không tới cơ sở y tế để xử trí, hay tiêm phòng dại. Con chó được theo dõi khoảng mười ngày, sau đó xuất hiện biểu hiện hung dữ và bị gia chủ bán đi.
Quả bơ - "Siêu thực phẩm" từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe

Quả bơ - "Siêu thực phẩm" từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe

Trong những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Giữa muôn vàn lựa chọn, quả bơ - một loại trái cây quen thuộc được các chuyên gia dinh dưỡng và y học đánh giá cao. Không chỉ thơm ngon, dễ ăn, bơ còn là một kho tàng dinh dưỡng tự nhiên mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho cơ thể.
Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các địa phương, doanh nghiệp, thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo và các sự kiện liên kết vùng để nâng cao năng lực triển khai thương mại điện tử (TMĐT) tại các tỉnh, thành phố. Đồng thời, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh.
Khẳng định rõ nét vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô

Khẳng định rõ nét vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô

6 tháng đầu năm, các cấp Công đoàn Thủ đô không ngừng nỗ lực, tích cực tham gia xây dựng và triển khai các chính sách pháp luật, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm cải thiện đời sống cho đoàn viên, người lao động. Những kết quả trên không chỉ khẳng định vai trò đại diện của tổ chức Công đoàn mà còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn Thủ đô.

Tin khác

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

Lên sóng vào khung giờ vàng của VTV1 từ ngày 29/7, bộ phim “Có anh, nơi ấy bình yên” do đạo diễn NSƯT Nguyễn Danh Dũng dàn dựng, hứa hẹn mang đến cho khán giả một câu chuyện chính luận - tâm lý xã hội hấp dẫn, kịch tính nhưng cũng rất đời thường, xúc động và nhân văn.
Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Mùa sấu ngang qua Phan Đình Phùng

Mùa sấu ngang qua Phan Đình Phùng

Có những con đường không nằm trên bản đồ du lịch nhưng lại là địa chỉ thân quen trong ký ức của bao người. Phan Đình Phùng là một con đường như thế, không ồn ào khoe sắc, không cố gắng nổi bật, chỉ cần mỗi mùa sấu trở lại là lòng người lặng đi trong nỗi nhớ thật khó gọi tên.
Từ truyền thuyết thành show "triệu view": Van Phuc Water Show "dậy sóng" mùa hè TP.HCM

Từ truyền thuyết thành show "triệu view": Van Phuc Water Show "dậy sóng" mùa hè TP.HCM

Bạn nghĩ sao nếu truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh được “biến hóa” thành một màn trình diễn nhạc nước rực rỡ giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)? Đó chính là điều đang diễn ra tại Van Phuc Water Show – show nhạc nước triệu view đang “dậy sóng” mùa hè này tại TP.HCM.
Điểm sáng hoạt động văn hóa thể thao Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025

Điểm sáng hoạt động văn hóa thể thao Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025

6 tháng đầu năm 2025 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động văn hóa và thể thao của Hà Nội, qua đó, khẳng định vị thế trung tâm văn hóa - thể thao hàng đầu cả nước.
Nghệ sĩ Việt - Hàn hợp tác dàn dựng vở nhạc kịch mừng Quốc khánh 2/9

Nghệ sĩ Việt - Hàn hợp tác dàn dựng vở nhạc kịch mừng Quốc khánh 2/9

Nhà hát Kịch Việt Nam vừa công bố khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH - BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hà Nội sắp có Trung tâm công nghiệp văn hóa

Hà Nội sắp có Trung tâm công nghiệp văn hóa

Sáng 10/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô).
Phát động Cuộc thi "Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra" trên phạm vi toàn quốc

Phát động Cuộc thi "Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra" trên phạm vi toàn quốc

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng Biên tập Báo Thanh tra, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi “Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra” kêu gọi “hãy cùng nhau lan tỏa những hình ảnh cao đẹp, những câu chuyện lay động và chân thật nhất để Cuộc thi thực sự trở thành một hành trình “kể chuyện bằng trái tim, lan tỏa bằng niềm tin”.
Xem thêm
Phiên bản di động