-->

Thị trường sách trăm hoa đua nở: Góc nhìn từ văn hóa đọc

(LĐTĐ) Có thể nói chưa bao giờ thị trường sách lại phong phú đến mức hỗn loạn như bây giờ, chính vì quá dư thừa nên sự lựa chọn của độc giả trở nên khó khăn hơn. Sách hay và sách bán chạy không còn là một nữa, cho nên người đọc sách chỉ có thể tìm hiểu qua đoạn trích lược sách hoặc nghe bạn bè, người bán hàng giới thiệu để mua sách. Do đó, ngày nay, “văn hóa đọc” cũng theo trào lưu, giống như “văn hóa mạng”.
thi truong sach tram hoa dua no goc nhin tu van hoa doc Sau 5 năm thực hiện Ngày Sách Việt Nam: Đạt nhiều kết quả khả quan
thi truong sach tram hoa dua no goc nhin tu van hoa doc Tìm kiếm Đại sứ Văn hoá đọc Thủ đô: Nâng tầm văn hóa đọc
thi truong sach tram hoa dua no goc nhin tu van hoa doc Xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng

Cảnh “người giàu cũng khóc”

Nói riêng về mảng sách văn học, người đọc đang đứng trước một sự lựa chọn khó khăn chứ không hề dễ dàng khi sách chất đầy giá, không chỉ trong các cửa hàng sách quốc doanh mà còn trong các cửa hàng sách tư nhân. Các cửa hàng sách nằm bên phố đi bộ Hồ Gươm như Nguyễn Xí, Đinh Lễ, mặc dù đã có nhiều nhà sách phải chuyển ra Phố Sách, nhưng vẫn còn vô số bày bán từ trong nhà ra đến tận lề đường khiến người ta “bội thực”.

thi truong sach tram hoa dua no goc nhin tu van hoa doc
Thị trường sách phong phú giúp bạn đọc có nhiều sự lựa chọn

Theo quan sát, sách văn học dịch đang lấn át sách của các nhà văn học cổ điển. Sách giải trí thuần túy như ngôn tình, đam mỹ, trinh thám, kinh dị… đôi khi lấn át sách có giá trị thẩm mỹ. Dạo qua một số quầy sách ở phố Đinh Lễ có thể nhận thấy sách dịch Trung Quốc thường được các nhà sách dành riêng cho một khu vực rộng và dễ nhận thấy nhất.

Trên đó chất đầy những tác phẩm được giới trẻ “săn” như “Đạo tình”, “Tam sinh tam thế”, “Hãy nhắm mắt khi anh đến”, “Yêu em từ cái nhìn đầu tiên”… của các tác giả 8x Trung Quốc như Chu Ngọc, Đinh Mặc, Thượng Cẩm Hi….

Nhà văn Bùi Việt Thắng: Văn hóa nghe nhìn đang tỏ rõ sức mạnh cạnh tranh quyết liệt của mình với văn hóa đọc. Nhưng văn hóa đọc có đầu tiên và sẽ định vị đến cuối cùng. Sách cho con người tri thức và sức mạnh.

Trách nhiệm của người viết sách (nhà văn), của người làm sách (nhà xuất bản), của cơ quan chức năng quản lý nhà nước là cùng liên đới, cùng ra quân, hiệp đồng tác chiến, nhất định văn hóa đọc sẽ được chấn hưng. Câu châm ngôn “Mở một cuốn sách thấy một con người” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn khi chúng ta nói rộng ra “Văn học là diện mạo tinh thần của một dân tộc”.

Mỗi tác giả có từ 3 đến 5 tác phẩm được dịch thuật và chia làm nhiều tập. Còn chỗ dành cho sách văn học Việt Nam thì thường nằm rất khiêm tốn và ở sâu trong quầy sách. Chủ yếu là truyện ngắn, tản văn của một vài nhóm tác giả nhưng cũng bán lay lắt.

Trao đổi với một nhóm học sinh lớp 7 đang mua sách tại quầy sách Tân Việt (phố Đinh Lễ), một học sinh cho biết: “Lúc còn đi học thì mỗi tuần em được mua sách một lần, nghỉ hè thì em được nghiền sách thoải mái, mỗi tuần 4, 5 cuốn tiểu thuyết. Em thích sách ngôn tình hoặc ngôn tình trinh thám. Trong lớp em có khoảng hơn chục bạn đọc sách và chúng em thường trao đổi sách cho nhau để được đọc nhiều hơn. Đọc sách có thú vui là chúng em có thể thần tượng một nhân vật nào đó, cũng có thể “review” với nhau những cuốn sách mình đã đọc”.

Một học sinh khác cho biết hiện nay học sinh thích đọc nhất là ngôn tình Trung Quốc, sách Nhật Bản, Hàn Quốc cũng thích nhưng nội dung khá “lành” và dài dòng cho nên không đủ kích thích. Còn sách văn học Việt Nam thì… chưa bao giờ động đến. Khi hỏi đến những tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam như Dế mèn phiêu lưu ký, Gió lạnh đầu mùa, Truyện kiều, Vang bóng một thời… các em đều nói chưa đọc.

Còn các tác giả nổi tiếng của dòng văn học Việt như Chu Lai, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng… thì các em chỉ nhớ mang máng vì “hình như đã học trong sách giáo khoa”.

Có thể nói, tình trạng thừa mà thiếu đang diễn ra trong lĩnh vực văn học. Khảo sát tại hiệu sách Trường Đại học sư phạm Hà Nội dễ dàng nhận thấy sinh viên ngành Văn chọn mua sách công cụ học tập như từ điển, giáo trình, sách tham khảo, sách môn học… nhiều hơn mua sách văn chương.

Một tiểu thuyết hạng khá của tác giả trong nước khi in ra cũng chỉ dám in 1.000 cuốn mà cũng phải bán lay lắt. Có thể nói nỗi sợ hãi của các nhà văn Việt hiện nay là tác phẩm của mình viết và in ra sẽ bị chìm lấp trong thế giới sách ngoại, thế giới mạng trước văn hóa đọc mang tính chất a dua của công chúng.

Nhà văn Bùi Việt Thắng cho rằng: “Lớp trẻ ngày nay chỉ chăm đọc những sách phục vụ cho việc học và thi của hàng mấy chục tín chỉ đè nặng trĩu lên vai. Có thời gian rỗi thì họ lướt mạng xã hội để giải trí, để tương tác, hoặc để xem những gì mình thích, mà sở thích của họ thì vô cùng tận. Nếu có dính dáng đến tí chút văn chương thì đọc sách ngôn tình, đam mỹ… Nhiều người đang lo lắng khi sách văn chương đang có nguy cơ trở thành “xa xỉ phẩm””.

Khó định hướng văn hóa đọc

Có một thực tế là sách hay chưa chắc bán chạy, sách hay mà bán chạy thì không nhiều vì kén người đọc. Sách bán chạy đơn thuần thì chỉ đáp ứng nhất thời những yêu cầu nào đó của một bộ phận độc giả. Sách bán chạy nghiễm nhiên trở thành “văn hóa đại chúng”. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, vấn đề định hướng trở nên ít rõ ràng và khó khăn hơn khi thực hiện. Vì sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật đều mang tính cá nhân cao độ.

“Đời sống hiện nay ở ta đang diễn ra tình trạng mất phương hướng về lý tưởng sống, rối loạn lý tưởng thẩm mỹ đối với một bộ phận thanh niên nói riêng, cộng đồng nói chung. Tương tự trong văn hóa đọc, chúng ta đang đứng trước những thách thức không dễ dàng giải quyết trước tình trạng nhiễu loạn thẩm mỹ.

Một định hướng đúng về sách sống cũng như về cách ứng xử văn hóa là kết quả của một sự vận động tổng thể của nhiều phương diện: Cá nhân và xã hội, gia đình và xã hội, nhà trường và xã hội… không nên quy trách nhiệm về tình trạng xuống cấp văn hóa, trong đó có văn hóa đọc, cho bất kì một cá nhân nào mà nên tìm hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng ấy để khắc phục.

Nói một cách khác, giới trẻ đang ở trong tâm thế hoang mang, mất phương hướng trên nhiều phương diện của đời sống, nhất là đức tin. Vì thế nếu có sự dao động trong cách tiếp cận và chiếm lĩnh sách và sách văn học như là biểu tượng của văn hóa, thì cũng không có gì là khó hiểu”, nhà văn Nguyễn Việt Thắng nói.

Nói “định hướng văn hóa đọc” nghe có vẻ to tát nhưng xét đến gốc rễ chính là nỗ lực duy trì và truyền cảm hứng cho công chúng đọc sách. Điều nguy hiểm nhất hiện nay, xét từ góc độ tâm lý xã hội, là con người dần đánh mất cảm hứng tích cực trong hoạt động. Việc “đọc nhầm” của độc giả hiện nay là khá phổ biến, do hậu quả của hoạt động đọc sách tự phát, thiếu sự hướng dẫn chuyên nghiệp. Sự nhầm lẫn này do cá nhân người đọc, nhưng cũng do quảng cáo, tiếp thị sách theo mục đích kinh doanh tràn lan, kích hoạt một số bộ phận người đọc “lệch pha”.

Văn hào Nga M. Gorky nói: “Quần chúng thưởng thức nghệ thuật cũng cần được giáo dục”. Rõ ràng là công chúng nghệ thuật hiện nay, trong đó có độc giả đang rất tự phát trong tiếp nhận văn học. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến hệ lụy một lúc nào đó sách văn học “nằm ngủ” trên giá, mình phủ đầy bụi. Tình trạng không kiểm soát được và có chiều hướng thả nổi việc in ấn xuất bản cũng như việc đọc là một thực tế nhãn tiền đáng báo động.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động