--> -->

Thị trường lao động Hà Nội: Cử nhân “rớt giá”

Qua các cuộc tuyển dụng lao động diễn ra trên địa bàn Hà Nội thời gian gần đây của các DN, một hiện tượng xảy ra khá phổ biến là một lượng lớn lao động có trình độ CĐ- ĐH tự nguyện xin làm công việc đơn giản với mức lương phổ thông. Chuyện thật như đùa này không chỉ phản ánh sự lãng phí về chất xám nguồn lực mà còn làm “rớt giá” các cử nhân, kỹ sư  trong con mắt các nhà tuyển dụng.
Thị trường lao động Hà Nội: Cử nhân “rớt giá” Cơ hội cho lao động kỹ thuật cao
Thị trường lao động Hà Nội: Cử nhân “rớt giá” Có việc làm ổn định nhờ học nghề nấu ăn
Thị trường lao động Hà Nội: Cử nhân “rớt giá” Có giải quyết được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp?

Theo Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (HEIC), trung bình mỗi quý của năm 2015, Trung tâm đã tổ chức 20 phiên giao dịch việc làm nhưng tỷ lệ kết nối cung –cầu lao động chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Lý giải về điều này, bà Vũ Thị Thanh Liễu, Trưởng phòng Thông tin thị trường lao động của HEIC, cho biết, phần lớn các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng đối tượng lao động trung cấp và lao động phổ thông, trong khi nguồn lao động đến trung tâm tham gia tuyển dụng chủ yếu là tốt nghiệp CĐ - ĐH. Như vậy, cung không khớp cầu dẫn đến tỷ lệ được tuyển dụng rất thấp.

Thị trường lao động Hà Nội: Cử nhân “rớt giá”
Tại các hội chợ việc làm cử nhân, kỹ sư đến tìm việc rất đông

Phân tích chỉ tiêu tuyển dụng yêu cầu về trình độ của HEIC trong các phiên giao dịch việc làm gần đây cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ CĐ -ĐH chiếm tỷ lệ thấp nhất (dưới 28% tổng chỉ tiêu tuyển dụng của các phiên giao dịch việc làm hàng tuần). Trong khi đó, số ứng viên có trình độ CĐ –ĐH tìm đến các phiên giao dịch việc làm và các hội chợ việc làm trên địa bàn TP luôn chiếm trên 80%.

Cũng theo phản ánh của ban tổ chức các hội chợ việc làm trên địa bàn TP Hà Nội, phần đông lao động có trình độ CĐ -ĐH đến ứng tuyển tuy có bằng cấp chuyên môn nhưng lại thiếu kiến thức chuyên môn hay kỹ năng thực hành. Trong số các ngành nghề, ngành có nhiều cử nhân, kỹ sư xin làm trái bằng cấp nhất và cũng là ngành tuyển nhiều lao động nhất là dịch vụ, thương mại (43%).

Bà Vũ Thanh Liễu cho hay, hiện đã và đang tồn tại tình trạng một số nhà tuyển dụng có biểu hiện “ép” người lao động bằng việc đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi cao so với thực tế công việc trong khi trả lương thấp, không phổ biến cụ thể các chế độ như BHXH, BHYT, tính ổn định của việc làm. Phần thiệt thòi này chủ yếu rơi vào những LĐ có trình độ, tốt nghiệp CĐ -ĐH.

Ông Thanh Vũ, cán bộ nhân sự của Cty V& M cho hay: Chúng tôi có nhu cầu 7 LĐ kế toán máy có trình độ CĐ nhưng qua vài phiên sơ tuyển tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội, chúng tôi đã chọn được khoảng 20 hồ sơ tốt, đúng chuyên ngành có trình độ ĐH, nhưng qua phỏng vấn lượt hay cho NLĐ thử việc thì đến nay lại chỉ còn có 3 người làm được việc và cả 3 người này lại có trình độ CĐ chứ không phải ĐH. Thực tế, chúng tôi vẫn phải mất thêm 3 tháng để đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho 3 lao động này mới đáp ứng được công việc giao. Điều này đã phản ánh tình trạng chất lượng lao động thấp, về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, tiếp tục cho thấy việc đào tạo chuyên môn tại các trường ĐH, CĐ (và cả trung cấp chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật) còn nhiều bất cập, buộc phải cải tổ tích cực hơn nữa.

Ngoài yếu tố về chuyên môn, tay nghề, một nguyên nhân khác mà theo đánh giá của các nhà tuyển dụng (nhất là các DN có vốn đầu tư nước ngoài) khiến họ đánh giá thấp các tân cử nhân, kỹ sư là những kỹ năng bổ trợ cho công việc như khả năng sử dụng thông thạo các phần mềm máy tính hay ngoại ngữ của LĐ không tương xứng với những bằng cấp họ được học. Bà Mai Hương- đại diện nhà tuyển dụng của Tập đoàn La thị (Hồng Kông) cho hay, tiếng Anh từ lâu đã trở thành một yếu tố không thể thiếu của các cử nhân khi đi xin việc nhưng các cử nhân của ta vẫn chỉ dừng lại ở phần giao tiếp thông thường còn nếu đi sâu hơn một chút là trao đổi công việc bằng tiếng Anh thì ứng viên đành chịu. Vì thế, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận tuyển lao động có trình độ trung cấp nhưng kỹ năng tiếng Anh tốt để đào tạo nghề nghiệp còn hơn là tuyển LĐ tốt nghiệp CĐ - ĐH nhưng kỹ năng nghề và cả tiếng Anh đều không có.

Bên cạnh đó, do yếu tố tâm lý của các cử nhân ngoại tỉnh sẵn sàng bám trụ lại thành phố sau khi ra trường bằng mọi giá nên họ rất dễ chấp nhận công việc không đúng trình độ hay lương thấp. Trong khi đó, các cử nhân bản địa lại có tâm lý kén chọn công việc rất lớn. Chính những lý do này dẫn đến việc nhà tuyển dụng ỷ thế “cung lớn hơn cầu” để tìm cách ép giá trả công cho NLĐ. Bà Vũ Thanh Liễu cho hay, hiện đã và đang tồn tại tình trạng một số nhà tuyển dụng có biểu hiện “ép” người lao động bằng việc đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi cao so với thực tế công việc trong khi trả lương thấp. Ngoài ra, họ còn không phổ biến cụ thể các chế độ như BHXH, BHYT, tính ổn định của việc làm. Phần thiệt thòi này chủ yếu rơi vào những LĐ có trình độ, tốt nghiệp CĐ -ĐH. Tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng theo nhận định ban đầu của Sở LĐTBXH Hà Nội, đã có một số lượng khá lớn cử nhân ĐH, CĐ chấp nhận làm những công việc hoặc là không đúng ngành nghề đào tạo hoặc các công việc phổ thông.

Theo lãnh đạo Sở LĐTBXH Hà Nội, để giải quyết tình trạng này cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc định hướng nghề nghiệp cũng như đào tạo theo nhu cầu xã hội. Đó mới là cái gốc để giải quyết dứt điểm tình trạng dư thừa nhân lực trong khi các DN không tuyển đủ chỉ tiêu lao động.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước

Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước

Sáng 24/7, Đoàn công tác số 1 của phường Thanh Liệt đã tới thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn phường.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội dự “Bữa cơm Công đoàn” cùng công nhân

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội dự “Bữa cơm Công đoàn” cùng công nhân

Ngày 24/7, Công đoàn Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” với sự tham gia của hơn 4.000 công nhân lao động. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7).
“Bài học lớn” của Hà Nội sau 3 tuần vận hành chính quyền 2 cấp

“Bài học lớn” của Hà Nội sau 3 tuần vận hành chính quyền 2 cấp

Sau 3 tuần chính thức, thành phố Hà Nội đã tiếp nhận 66 nghìn hồ sơ để triển khai các thủ tục. Đến thời điểm này, cơ bản bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp tại Hà Nội đã vận hành thông suốt và đồng bộ.
Công bố Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá Việt Nam" lần thứ 3

Công bố Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá Việt Nam" lần thứ 3

Sáng nay (24/7), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức họp báo, công bố Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá Việt Nam" lần thứ 3.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong  thăm hỏi, tri ân gia đình chính sách tại phường Đống Đa

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong thăm hỏi, tri ân gia đình chính sách tại phường Đống Đa

Sáng 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã dẫn đầu đoàn công tác của Thành phố thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại phường Đống Đa, thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những đóng góp to lớn của họ cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Tăng ngân sách nhà nước, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt hơn công tác "đền ơn, đáp nghĩa"

Tăng ngân sách nhà nước, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt hơn công tác "đền ơn, đáp nghĩa"

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng nay 24/7, tại Hà Nội. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt người có công và nhân chứng lịch sử năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và có bài phát biểu quan trọng.
Hoàn thành các chỉ tiêu theo tinh thần “nói thật, làm thật, kết quả thật, Nhân dân thụ hưởng thật”

Hoàn thành các chỉ tiêu theo tinh thần “nói thật, làm thật, kết quả thật, Nhân dân thụ hưởng thật”

Sáng 24/7, Chi bộ Ban Công tác Dân tộc, Tôn giáo và Hội quần chúng (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin khác

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm năm 2025 đã đưa vào một nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

Thông tin về công tác việc làm và an toàn lao động 6 tháng đầu năm 2025, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 125.084 người lao động, đạt 74% kế hoạch năm 2025, tương ứng tăng 0,13% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Từ 1/1/2026, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm. Đây là một trong những nội dung mới tại Luật Việc làm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động