Thí sinh loay hoay trước khi điều chỉnh nguyện vọng
Thí sinh được 'thử' điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trực tuyến từ 13/7 | |
Thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển từ ngày 19/7 |
Theo ghi nhận của PV tại ngày hội, dù trời có lúc mưa rào to, nhưng số lượng phụ huynh và thí sinh “đội mưa” đến nghe tư vấn rất đông ngay từ sáng sớm.
Phụ huynh sốt sắng đi nghe tư vấn
Chị Trần Thị Hằng (Hưng Yên) đưa em trai đi nghe thông tin tư vấn xét tuyển, em trai được 24.5 điểm, đăng kí khối ngành kĩ thuật trường Đại học Bách Khoa.
Theo như thông tin trên mạng và các thầy cô tư vấn thì điểm chuẩn năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái, nên gia đình động viên em, cố gắng giữ nguyện vọng, không thay đổi so với dự kiến ban đầu. Hi vọng điểm trúng tuyển sát với điểm trường đã dự đoán, có chênh thì cũng là 1- 2 điểm, để em trai có cơ hội đỗ vào trường.
Ông Huỳnh Văn Tính (73 tuổi) chia sẻ, tôi ở tận Lai Châu, nhưng cố lặn lội đi xe khách đêm qua để kịp buổi tư vấn sáng nay. Cháu trai được 24 điểm (khối B), ước mơ được trở thành bác sĩ .
Mọi năm, tôi thấy trường Đại học Y Hà Nội, toàn lấy 29 với 30 điểm, nên tôi “sốt ruột” phải về tận nơi để tham khảo xem nó có đỗ được đại học không?. Cháu chưa thi thì lo đợi điểm, có điểm rồi lại lo không đỗ, mất ăn mất ngủ từ hôm nó thông báo điểm.
Gian tư vấn các ngành về kĩ thuật, kinh tế luôn được đông các thí sinh quan tâm |
“Con tôi thi khối D1 được 18 điểm, cháu khăng khăng đòi học ngành công nghệ thông tin. Tôi biết điểm của cháu thấp nên phải bỏ cả bán hàng ăn sáng một ngày, đi nghe tư vấn, không yên tâm cho con đi một mình. May mắn, các thầy cô khuyên gia đình nên đổi nguyện vọng cho cháu xuống các trường điểm thấp hơn, không nên xét các trường “top” trên với mức điểm như vậy, đừng với cao quá, coi như là “xôi hỏng, bỏng không”, chị Lê Thanh Quỳnh (Long Biên, Hà Nội).
Thí sinh loay hoay đưa ra quyết định xét tuyển
Phụ huynh sốt sắng, thí sinh lo lắng, áp lực cố gắng tìm ra hướng điều chỉnh nguyện vọng phù hợp với điểm của mình.
“Năm ngoái ngành Sư phạm Toán, Đại học Sư phạm lấy 27.5 điểm, còn trường Đại học Giáo dục, (Đại học QG HN) lấy 25 điểm. Trong khi, năm nay em được 23 điểm khối D1, em đang phân vân không biết có nên thay đổi nguyện vọng hay không? Em và gia đình đợi Bộ GD- DDT công bố ngưỡng điểm ngành này rồi mới đưa ra quyết đinh, thí sinh Nguyễn Trường Giang (Hà Nội) cho hay.
Trong khi đó, không ít các thí sinh chia sẻ với PV, chắc chắn sẽ thay đổi nguyện vọng, thay đổi luôn cả trường xét tuyển. Thí sinh Nguyễn Trong Hải (Bắc Ninh), ban đầu, khi chưa thi THPT quốc gia, em làm hồ sơ đăng kí nguyện vọng theo kiểu ngẫu hứng, dự định sau khi biết kết quả thi mới quyết định chốt nguyện vọng. Với tổng 22 điểm khối A1, em sẽ điều chỉnh lại hết các nguyện vọng, thậm chí thay đổi cả trường để xét tuyển dễ trúng hơn.
Thí sinh Hoàng Thu Cúc (Hải Phòng), em và 16 bạn cùng lớp đã quyết định thuê xe lên đây từ sáng sớm để lắng nghe tư vấn từ các trường Đại học. Em đăng kí khoa Toán tin trường Bách Khoa, năm trước lấy 25,75 điểm, còn năm nay em được 23,75 điểm.
Các thầy cô thì khuyên em nên giữ nguyện vọng 1 vào khoa, nhưng gia đình sợ em không đỗ nên khuyên chọn vào các khoa có điểm chuẩn năm trước bằng hoặc thấp hơn điểm của em, nhằm nâng tỷ lệ đỗ cao hơn.
Cân nhắc kĩ, đừng “vào” đại học bằng mọi giá
Tiếp nhận các ý kiến thắc mắc từ nhiều thí sinh và phụ huynh, PGS. TS Vũ Mạnh Hà, chuyên gia tư vấn Tâm lí Giáo dục khuyên thí sinh, tỷ lệ đỗ vào các trường Đại học năm nay sẽ có nhiều biến động, đồng nghĩa sẽ có nhiều cơ hội phù hợp với từng mức độ điểm khác nhau.
Phụ huynh, thí sinh không nên nóng vội, xem xét từ từ các trường trong cùng nhóm ngành xét tuyển, phân loại từ cao đến thấp, đồng thời dựa vào đó để đăng kí thứ tự nguyện vọng, phân bổ hợp lí thì đỗ Đại học là không xa vời.
Thí sinh cố gắng đội mưa ngồi nghe tư vấn |
Tránh tình trạng như năm trước, có thí sinh đăng kí tới 40 nguyện vọng, đăng kí lung tung vài ngành, vài khoa, vài trường không hề liên quan đến nhau. Vừa lãng phí tiền bạc, vừa mất thời gian; trong khi, mỗi thí sinh chỉ đỗ được 1 nguyên vọng và rồi sau một năm học, lại bỏ học và ôn thi lại từ đầu, ông Hà chia sẻ thêm.
Bên cạnh đó, TS Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho hay, trong đợt 1, mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần duy nhất. Nếu không trúng tuyển đợt 1, các em còn nhiều cơ hội cho các lần xét tuyển tiếp theo, nếu các trường thiếu chỉ tiêu…
Theo Hà Cường/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55
Khát vọng tuổi trẻ
Giáo dục 30/01/2025 07:48
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Xã hội 27/01/2025 11:16
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 26/01/2025 06:03
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ
Giáo dục 25/01/2025 18:28
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54