Sử dụng công nghệ thông tin để thay đổi giáo dục
Xây dựng nền giáo dục tiên tiến, đổi mới và hội nhập Hà Nội yêu cầu siết chặt việc sử dụng điện thoại di động trong trường học Ngành GD&ĐT Hà Nội đẩy mạnh thi đua xây dựng Trường học hạnh phúc |
Giáo dục thông minh là mô hình sử dụng công nghệ thông tin để thay đổi giáo dục với việc mở rộng thời gian, không gian, tài liệu học tập và phương pháp học tập. Vượt qua giới hạn của bài giảng trên lớp thông thường, xây dựng mô hình trường học thông minh là đòi hỏi của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và bước đầu có những kết quả từ một số nhà trường.
![]() |
Cô trò Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng) sử dụng thiết bị thông minh trong quá trình dạy học. |
Để thực hiện đề tài "Xây dựng và thí điểm mô hình giáo dục thông minh đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông ở thành phố Hà Nội", Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã lựa chọn 5 trường để thí điểm gồm: Trường Mầm non B (quận Hoàn Kiếm); Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng); Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Long Biên) và Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú (quận Đống Đa).
Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn, chủ nhiệm đề tài, mục đích của đề tài nhằm áp dụng chuyển đổi số cho tất cả các cấp học Hà Nội, từ mầm non đến phổ thông.
Trong quá trình triển khai, nhóm chuyên gia đã nghiên cứu nền tảng giáo dục thông minh trên thế giới, những lý thuyết, bài học kinh nghiệm, sau đó đưa ra mô hình và áp dụng cụ thể vào từng trường, từng cấp học khác nhau, bao gồm: Trí tuệ nhân tạo, công nghệ số, các thiết bị tương tác, máy tính bảng, màn hình tương tác, thiết bị thực tế ảo, sản xuất các nội dung 3D thực tế ảo.
Lớp học thông minh còn có chức năng tự động chuyển đổi thành tư liệu số, biến toàn bộ bài giảng bao gồm màn hình giáo viên, camera học sinh, camera giáo viên thành một quyển sách video để tải lên thư viện. Sau giờ học, học sinh có thể mở ra học lại. Điều này giúp học sinh nắm vững bài học, đồng thời, giúp học sinh vắng mặt cũng có thể tiếp thu bài giảng.
Sau khi tổ chức thí điểm thành công tại 5 trường này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội dự kiến tổ chức nghiệm thu vào cuối năm nay, và có thể nhân rộng mô hình tại các trường học trên địa bàn thành phố.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trận đấu Liverpool vs AC Milan: Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới

Nhận định Arsenal vs Newcastle: Cuộc đối đầu đầy “duyên nợ”

Manchester United vs West Ham: Màn khởi động đầu mùa giải mới của Quỷ Đỏ

Nhận định Luton vs Tottenham: Đẳng cấp chênh lệch, kịch bản khó khăn

Cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng

Tỷ giá USD hôm nay (26/7): Giá USD “chợ đen” giảm mạnh chiều bán

Giá xăng dầu hôm nay (26/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Tin khác

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế
Giáo dục 24/07/2025 08:38

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập
Giáo dục 24/07/2025 06:43

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế
Giáo dục 23/07/2025 10:45

Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm
Giáo dục 22/07/2025 11:07

Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe
Giáo dục 22/07/2025 10:09

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3
Giáo dục 21/07/2025 20:40

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng
Giáo dục 21/07/2025 20:38

Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa
Giáo dục 21/07/2025 06:32

Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia
Giáo dục 19/07/2025 14:51

6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế
Giáo dục 19/07/2025 10:10