Thêm kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cấp đủ vốn cho doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng, dầu Gỡ "nút thắt” vốn cho doanh nghiệp Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp bất động sản để hoàn thành các công trình |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc đưa hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào vận hành là rất cần thiết, Hệ thống đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ giúp tăng thanh khoản thị trường, đồng thời giúp cơ quan quản lý, thành viên thị trường, nhà đầu tư có thêm thông tin về thị trường từ sơ cấp đến thứ cấp, từ đó đưa ra các chính sách về quản lý, phát triển thị trường cũng như quyết định đầu tư phù hợp hơn.
Việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ lành mạnh, ổn định, hiệu quả, minh bạch và bền vững góp phần tạo ra một nền tài chính đa dạng, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào kênh tín dụng ngân hàng. Đây là mục tiêu đã được Chính phủ, Bộ Tài chính đề ra và các cơ quan quản lý, đơn vị, tổ chức liên quan quyết tâm triển khai thực hiện.
Với quan điểm cơ quan quản lý tôn trọng thỏa thuận của các bên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Nhà nước chỉ tham gia với vai trò tạo điều kiện về cơ chế chính sách, tổ chức thị trường để hỗ trợ các bên thực hiện đúng các cam kết của mình.
Bộ trưởng đánh giá cao việc xây dựng và đưa Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào vận hành cũng như sự tham gia phối hợp tích cực của các bộ, ngành trong công tác tuyên truyền và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam mặc dù đã hình thành khá lâu, nhưng mới thực sự được quan tâm và phát triển trong vòng 5 năm trở lại đây, đặc biệt trong năm 2021 và quý I/2022 chứng kiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp rất sôi động. Tại ngày 31/12/2021, dư nợ trái phiếu đã vượt 1 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp chiếm khoảng 70%, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ chiếm khoảng 67%.
Tuy nhiên, so với tiềm năng và tương quan với thị trường trong khu vực, quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn ở mức khá khiêm tốn, chưa đạt mục tiêu đề ra. Hiện nay, dư nợ toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chỉ khoảng 13% GDP.
Theo Chiến lược phát triển tài chính đến năm 2030, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2025, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp tối thiểu đạt 20% GDP và đến năm 2030 tối thiểu đạt 25% GDP.
Nên xem
Thủ tướng đề nghị các ngân hàng nghiên cứu chính sách ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Tin khác
Doanh nghiệp bất động sản ồ ạt mua lại trái phiếu
Doanh nghiệp 30/01/2025 09:15
Dù doanh thu cải thiện nhưng Tập đoàn Novaland vẫn báo lỗ hơn 6.400 tỷ đồng
Doanh nghiệp 26/01/2025 18:21
BID “gà” đẻ trứng vàng
Doanh nghiệp 26/01/2025 15:21
Prudential Việt Nam khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ
Doanh nghiệp 16/01/2025 22:28
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam
Doanh nghiệp 11/01/2025 17:42
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng
Doanh nghiệp 11/01/2025 17:38
Đồng Nai: Khởi động dự án Aeon Mall Biên Hòa có vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng
Doanh nghiệp 10/01/2025 15:46
Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
Doanh nghiệp 08/01/2025 19:45
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
Doanh nghiệp 04/01/2025 23:32
Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô
Doanh nghiệp 04/01/2025 21:37