-->

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

(LĐTĐ) Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử cần được quan tâm chú trọng hơn, từ đó hướng tới mục tiêu phát triển thương mại bền vững.
Đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô: Cần tăng cường kết nối giao thương Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Đẩy mạnh giải pháp đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng

Xu hướng phát triển tất yếu

Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối hiện đại và là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế số.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, TMĐT đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, trở thành công cụ, phương thức kinh doanh quan trọng giúp nhiều doanh nghiệp, cá nhân vượt qua khó khăn, thậm chí là có tốc độ phát triển mạnh mẽ hơn trong và sau đại dịch.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Việt Nam hiện có số lượng người dùng internet cao, trong đó số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến và người dùng mạng xã hội lớn đã tạo ra một khối dữ liệu khổng lồ trên môi trường trực tuyến.

Thực tế cũng cho thấy, với số lượng người dùng internet lớn khiến hàng loạt sàn TMĐT ra đời. Chưa kể, việc tham gia của mạng xã hội đã giúp dịch vụ kinh doanh trực tuyến trên facebook, zalo… cũng trực tiếp thúc đẩy việc mua sắm của người dân trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn.

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Thời điểm hiện tại các giao dịch mua bán trên môi trường điện tử diễn ra phổ biến. Ảnh: Đinh Luyện

Theo Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, trong 9 tháng năm nay, thành phố Hà Nội triển khai công tác phát triển thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại; kết nối về TMĐT với chủ đề “Doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên số”; tiếp tục chỉ đạo công tác bình ổn giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng; tập trung cung cấp hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân nhất là trong dịp Quốc khánh 2/9/2024; chỉ đạo kịp thời đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa…

Nhờ vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2024 ước tính đạt 73,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước, và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 45,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5% và tăng 9%; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 10,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% và tăng 8,7%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% và tăng 25,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 14,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% và tăng 18,3%.

Có thể nói, TMĐT đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh một số sàn TMĐT làm tốt vấn đề hậu mãi, cố gắng bảo đảm quyền của khách hàng, vẫn còn không ít sàn TMĐT chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của khách hàng, khiến người tiêu dùng đối mặt với nhiều rủi ro như: Mất an toàn thông tin cá nhân, bị lừa đảo trực tuyến, mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia - cơ quan được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã tiếp nhận 1.567 đơn thư phản ánh và khiếu nại của người tiêu dùng, trong đó 5,5% đơn có nội dung liên quan đến TMĐT. Các vấn đề phản ánh thường gặp bao gồm: Chất lượng và số lượng hàng hóa không đảm bảo, dịch vụ vận chuyển không đạt yêu cầu, không đền bù hoặc đổi trả sản phẩm, quảng cáo lừa dối và thông tin sai lệch…

Là một trong những người chịu những tiêu cực do những mặt trái của TMĐT, chị Đinh Thị Lệ (huyện Thanh Oai) chia sẻ, chị đặt mua một đôi giày cao gót trên mạng, qua ảnh và video cá nhân chị thấy rất ưng ý, thế nhưng, sau khi đặt xong chị lâm cảnh “dở khóc, dở cười” khi nhận được đôi giày vừa bé, kiểu dáng giày thấp, không giống như hình ảnh đôi giày mà người bán hàng quảng cáo. Bức xúc về cách làm việc thiếu chuyên nghiệp của shop online, nhưng do giá trị đôi giày không lớn, nên chị Lệ cũng không muốn mất thời gian khiếu nại, kiện cáo.

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng

Thực tế, những trường hợp khách hàng chịu cảnh mua phải hàng kém chất lượng trên sàn TMĐT như chị Lệ không phải hiếm. Điều đáng nói, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như: Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa… đặc biệt là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 (có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024).

Trước đó, từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 15/3 hằng năm là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam - đây cũng chính là sự kiện nổi bật hằng năm do Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố thực hiện liên tục từ năm 2016 tới nay.

Ngoài ra, năm 2024, chương trình “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3)” với thông điệp “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” tiếp tục được triển khai nhận được sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Quyền lợi của người tiêu dùng ngày càng được các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp quan tâm và xác định đây là hướng đi bền vững. Ảnh: Đinh Luyện

Mới đây nhất, Bộ Công Thương cũng ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025, nhằm kêu gọi, động viên, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng vào các hoạt động liên quan.

Qua đó, từng bước đưa Ngày Quyền của người tiêu dùng thành động lực và điểm nhấn quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh cho đất nước. Chủ đề cho các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 được Bộ Công Thương xác định là: “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.

Hàng rào pháp lý đã có, tuy nhiên, trong quá trình thực thi đã nảy sinh một số vướng mắc về quy định, chẳng hạn như quyền hạn, nguồn lực để thực thi chưa cụ thể, chưa phân loại chi tiết việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong từng lĩnh vực cụ thể, từng nhóm hàng hóa, sản phẩm nhất định hay từng phương thức bán hàng khác nhau.

Cách đây ít lâu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật của Bộ Tài chính, gồm: Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Chứng khoán và Luật Quản lý thuế.

Trong đó, Điều 6 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế sửa đổi khoản 4 Điều 42 quy định: Đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài, thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính.

Đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thông qua sàn giao dịch TMĐT hoặc các nền tảng số thì tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) hoặc các tổ chức khác có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh…

Nhiều ý kiến cho rằng, với các nội dung trên khi được áp dụng trên cơ sở các sàn TMĐT phải khai thuế và nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ giúp tăng trách nhiệm liên quan và đảm bảo tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng.

Rõ ràng, quản lý bán hàng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên sàn TMĐT là chuyện không dễ. Bên cạnh hoàn thiện các nội dung pháp lý liên quan thì thiết nghĩ, công tác quản lý muốn hiệu quả phải có sự tham gia của nhiều bộ, ngành liên quan. Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có liên quan (Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước…) là hết sức cần thiết.

Đây được coi là giải pháp căn cơ để xử lý chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng và chống thất thu thuế, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng trực tuyến.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều

Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều

(LĐTĐ) Diễn ra từ ngày 16 - 19/1, lần đầu tiên lễ hội hương bưởi Tân Triều năm 2025 được tổ chức tại làng bưởi Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nhằm giới thiệu các sản phẩm từ bưởi - thương hiệu nông sản tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết

Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết

(LĐTĐ) Mở cửa đón khách tham quan tự do từ ngày 14 - 18/1/2025, Phòng trưng bày nhận diện, phân biệt hàng thật - giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm (Hà Nội) là địa điểm giúp người tiêu dùng có thêm kiến thức để phân biệt dấu hiệu hàng thật - hàng giả ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2025, khi mà nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

(LĐTĐ) Thịt heo tươi được xem là mặt hàng nhu yếu phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của các gia đình Việt. Đặc biệt, những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người dân đang tăng lên, thì vấn đề bình ổn giá, bình ổn thị trường thịt heo luôn là vấn đề được người tiêu dùng và doanh nghiệp quan tâm.
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại

Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Tiếp tục xác định thị trường nội địa là động lực quan trọng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, năm 2024, Hà Nội đã đẩy mạnh các hoạt động về liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa với các tỉnh, thành trên cả nước. Qua đó, đáp ứng nhu cầu hợp tác và kết nối đầu tư sản xuất, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

(LĐTĐ) Diễn ra từ 19 - 25/12/2024, tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Hội chợ Công nghiệp thương mại Đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang 2024 thu hút hơn 250 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở công nghiệp nông thôn… từ các tỉnh, thành phố tham gia. Trong đó, gian hàng sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và khách đến tham quan, mua sắm.
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm

Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm

(LĐTĐ) Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động quảng cáo đang dịch chuyển mạnh từ quảng cáo trên các phương tiện truyền thống sang không gian mạng. Sự phát triển mạnh mẽ của quảng cáo trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ một cách dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý nhà nước. Vì vậy, Luật Quảng cáo đang được xem xét sửa đổi, bổ sung, với nhiều đề xuất chính sách quan trọng.
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động tri ân khách hàng, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ (21/12/1954 - 21/12/2024), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2024.
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ là dịp để mỗi gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Việc chọn lựa những sản phẩm chất lượng, an toàn, mang đậm bản sắc văn hóa Việt để phục vụ nhu cầu của các gia đình là hết sức quan trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động