-->

Đẩy mạnh giải pháp đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng

(LĐTĐ) Thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng tại các chợ dân sinh, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó chú trọng việc thanh, kiểm tra, tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của người tiêu dùng, tiểu thương góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh…
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn đường sắt khu vực Thanh Hoá đến Quảng Bình LĐLĐ quận Long Biên tổ chức giáo dục truyền thống cho nữ cán bộ, đoàn viên

Vẫn khó kiểm soát nguồn gốc thực phẩm

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 455 chợ dân sinh, trong đó có 15 chợ hạng một, 57 chợ hạng hai, 352 chợ hạng ba. Ngoài ra, có 2 chợ đầu mối là Minh Khai và phía Nam, 3 chợ có tính chất đầu mối: Chợ Long Biên, chợ cá Yên Sở, chợ gia cầm Hà Vỹ.

Những năm gần đây, nắm bắt xu hướng của thị trường, nhiều chợ truyền thống đã có cải tiến để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi tích cực, trên thực tế, ở các chợ nhỏ lẻ, tự phát vẫn tiềm ẩn nhiều nỗi lo về an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Tại hội nghị về kết quả triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024 do UBND thành phố Hà Nội tổ chức vừa qua, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, 60% nguồn thực phẩm ở chợ cung cấp cho người dân. Thế nhưng, việc kiểm soát chất lượng rau, thịt bày bán ở các chợ cóc, chợ tạm còn hạn chế. Đến nay, trong số hàng trăm chợ trên địa bàn Hà Nội, mới chỉ có 22 trạm xét nghiệm nhanh chất lượng thực phẩm, tỷ lệ này rất thấp.

Đẩy mạnh giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ dân sinh
Các chợ dân sinh của Hà Nội đáp ứng phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng.

Chị Trần Thị An (quận Nam Từ Liêm) cho biết, hằng ngày việc lựa chọn chợ gần nhà để mua thực phẩm đã thành thói quen. Tuy nhiên, bản thân chị hiếm khi được chia sẻ về nguồn gốc của đồ tươi sống bản thân đã mua.

“Mỗi khi đi làm về tiện đường tôi rẽ qua chợ gần nhà. Nơi đây đáp ứng hết nhu cầu ăn uống hằng ngày của gia đình. Khi mua rau, thịt, cá… tôi cũng không biết được nguồn gốc của sản phẩm, người bán hàng cũng không chia sẻ bao giờ. Mặc dù có lúc mua thực phẩm về không được tươi ngon, tôi chỉ biết bỏ đi chứ không biết nên phản ánh thế nào”, chị An nói.

Trường hợp như chị An không phải là hiếm. Dạo quanh các chợ dân sinh của Hà Nội như chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm), chợ Hà Đông, chợ khu vực quận Cầu Giấy… phần lớn hàng nông sản, thực phẩm kinh doanh tại các chợ đều được nhập từ các tỉnh, thành phố khác. Nông sản không có tem, nhãn mác. Do kinh doanh nhỏ lẻ, nên hầu như người bán và người nhập đều không có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc nông sản.

Ngoài bức tranh chung về thiếu nguồn gốc xuất xứ, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là điều cần quan tâm. Vẫn còn tình trạng thực phẩm tươi sống được bày bán nhưng không có tủ bảo quản khá phổ biến; nhiều sản phẩm thịt lợn, thịt bò... không có dấu kiểm dịch động vật của cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, thức ăn đã qua chế biến không được che đậy hoặc bày bán trong điều kiện không bảo đảm vệ sinh. Nguyên nhân của tình trạng này là do các gian hàng chật hẹp, thiết bị, dụng cụ để thực phẩm không đạt tiêu chuẩn.

Đẩy mạnh giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ dân sinh
Hoạt động mua bán ngoài trời tại các chợ cóc, chợ dân sinh.

Cùng với đó, việc kiểm tra, quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm ở các chợ truyền thống còn nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, nhận thức của người tiêu dùng cũng chưa đầy đủ về quyền lợi của mình. Đơn cử như người tiêu dùng mua hàng không lấy hóa đơn, không xem xét xuất xứ hàng hóa, không xem hạn sử dụng sản phẩm, chủ yếu là mua hàng với giá rẻ, mẫu mã đẹp mà không quan tâm đến chất lượng hàng hóa… Ngay cả khi phát hiện quyền lợi chưa được đảm bảo, khách hàng cũng ngại khiếu kiện, chấp nhận thua thiệt, từ đó chưa tạo được sức mạnh để các tiểu thương thực hiện nghĩa vụ đối với người tiêu dùng.

Đề cao trách nhiệm trong kinh doanh

Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng chợ không chỉ là nơi mua bán hàng hóa mà còn có vai trò đóng góp vào phát triển du lịch, giao lưu giữa các tầng lớp dân cư và phục vụ người dân.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định quy định rõ trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại. Nội dung nổi bật là cơ quan liên quan phải ban hành nội quy theo quy định của pháp luật trong đó có các nội dung cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm: Quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng, người bán hàng; người có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết yêu cầu, phản ánh của người tiêu dùng và biện pháp xử lý vi phạm.

Theo đó, thiết lập, niêm yết công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng phù hợp với cấp độ chợ, trung tâm thương mại đã được phân loại theo quy định của pháp luật.

Định kỳ 6 tháng một lần thông báo, phối hợp với các cơ quan chức năng về thương mại, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong việc kiểm soát chất lượng, số lượng, nguồn gốc, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi chợ… Các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng và pháp luật về việc chậm trễ thực hiện việc ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường.

Trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, tuỳ vào trường hợp nhất định, các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiến hành các trách nhiệm công khai và thông báo công khai thu hồi.

Đẩy mạnh giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ dân sinh
Cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của tiêu thương về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thành phố Hà Nội đã triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thành phố đã ban hành đầy đủ các chương trình, kế hoạch đề chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện.

Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3) có chủ đề: “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”, các sở, ngành, quận, huyện của Thành phố đã thực hiện nhiều hành động nhằm nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều hành vi lừa đảo, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Đề cao trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để người tiêu dùng có thể đưa ra các quyết định đúng và an toàn. Sở Công thương Hà Nội đã tuyên truyền các hộ kinh doanh tại chợ chấp hành đầy đủ các quy định chất lượng hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm, giá cả hàng hóa kinh doanh. Hướng dẫn nhận biết hàng thật, hàng giả cho người tiêu dùng; giải đáp kịp thời, chính xác các thắc mắc của khách hàng…

Các quận, huyện, thị xã hoàn thành công tác rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu về số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ với tổng số 19.034 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong các chợ, trong đó 15.125 cơ sở thuộc lĩnh vực Nông nghiệp; 2.463 cơ sở thuộc lĩnh vực Công Thương; 1.446 cơ sở thuộc lĩnh vực Y tế… UBND các quận huyện thị xã đã hướng dẫn và cấp biển nhận diện cho 2.791 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các chợ.

Nhận thức được từ nay đến cuối năm nhu cầu tiêu dùng thực phẩm, nhất là gia cầm sẽ tăng cao, để bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y, nhiều chợ lên kế hoạch đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm và yêu cầu 100% chủ hàng ký cam kết kinh doanh gia cầm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Ban Quản lý một số chợ phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên mở các lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh, an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh…

Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe của chính mình, người dân cũng cần nâng cao nhận thức, khi mua hàng nên chọn mua sản phẩm có bao gói, nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng, hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn... để giảm thiểu tối đa nguy cơ mất an toàn, quyền lợi tiêu dùng bị xâm phạm.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Donald Trump. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%, giá dầu Brent ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong nước được dự báo có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp?.
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,18%, đạt mức 108,25.
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 3 tháng và giao dịch ngay dưới mức đỉnh kỷ lục khi đồng USD giảm sâu.
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Theo dự báo của các chuyên gia và một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu nhà điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thì giá xăng có thể giảm trong khoảng từ 80 - 180 đồng/lít, trong khi giá dầu dự báo có khả năng tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), giá dầu thế giới giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 76,09 USD/thùng, giảm 2,3%; giá dầu Brent ở mốc 79,42 USD/thùng, giảm 0,89%.
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.336 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 1,41%, xuống mức 107,94.
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), thị trường vàng trở nên sôi động với mức tăng "dựng đứng" của giá vàng. Nhiều nhà đầu tư nắm giữ vàng từ trước đó là người được hưởng lợi lớn khi vàng tiếp tục chạm đỉnh cao mới.
Giá vàng hôm nay (21/1): Vàng tăng giá sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ

Giá vàng hôm nay (21/1): Vàng tăng giá sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ

(LĐTĐ) Hôm nay (21/1), giá vàng miếng SJC đã chính thức tăng lên 87 triệu đồng/lượng. Kim loại quý thế giới biến động sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Tỷ giá USD hôm nay (21/1): Đồng USD trong nước và thế giới đồng loạt giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/1): Đồng USD trong nước và thế giới đồng loạt giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (21/1), giá USD trong nước và thế giới đồng loạt giảm khi đồng bạc xanh thế giới quay đầu đi xuống ngay sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.
Xem thêm
Phiên bản di động