-->

Tháp Hòa Phong dãi dầu cùng năm tháng

(LĐTĐ) Đất trời Hà Nội không chỉ đẹp với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mà Thủ đô còn luôn biết cách hòa mình để gieo vào lòng người những xao xuyến khó quên. Hà Nội còn đẹp vì có quá nhiều kỷ vật gắn bó với nơi này. Hòa Phong cổ tháp là một trong số ấy với biết bao mùa nắng mưa đi cùng Thăng Long - Hà Nội. 
thap hoa phong dai dau cung nam thang Ngắm vẻ đẹp lung linh rực rỡ sắc màu Hồ Gươm về đêm
thap hoa phong dai dau cung nam thang Chuyện chưa kể về tòa tháp và "động tiên" bên hồ Hoàn Kiếm
thap hoa phong dai dau cung nam thang
Tháp Hòa Phong, dấu tích xưa bên hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: NQ

Dấu tích nơi “động tiên”

Với những người dân Hà thành, hình ảnh một ngôi tháp rêu phong, cổ kính nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng dường như đã trở nên quen thuộc. Ngôi tháp như một điểm nhấn cổ kính giữa lòng Hà Nội hoa lệ. Không chỉ người Hà Nội mà những người khách tới hồ Hoàn Kiếm du lịch đều nghĩ rằng ngôi tháp thuộc quần thể Tháp Rùa – Hồ Gươm. Nhưng ít ai biết, đây là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật còn sót lại của quần thể chùa Báo Ân được xây dựng cách đây hàng trăm năm.

Theo các tư liệu còn lại, người đứng ra chủ trì việc dựng chùa là Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Bắc Ninh) Nguyễn Đăng Giai. Nguyễn Đăng Giai vốn là người làng Phù Chánh, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông xuất thân trong một danh gia vọng tộc, ông nội là tiến sĩ Nguyễn Đăng Hoành, cha ông là Hiệp biện đại học sĩ Nguyễn Đăng Tuân (là thầy dạy học của Vua Thiệu Trị).

Thuở nhỏ, Nguyễn Đăng Giai theo học với cha, năm Minh Mạng thứ nhất (1820), ông đỗ hương tiến (cử nhân) rồi lần lượt được bổ nhiệm các chức quan quan trọng trong triều Nguyễn. Ông là vị danh thần có nhiều công lao to lớn trong việc dẹp nạn cướp, chấn chỉnh binh thuyền, tiễu trừ nạn nhũng nhiễu hại dân, dẹp nhiều cuộc nổi loạn, mở nhà dưỡng tế cho nhân dân mất mùa, đói kém... Năm Bính Ngọ 1846, dưới triều Thiệu Trị, Nguyễn Đăng Giai khi ấy giữ cương vị Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội và Ninh Bình) đã đứng ra chủ trì, quyên tiền cho việc xây dựng chùa Báo Ân với quy mô to lớn.

Chùa Báo Ân sau khi khánh thành có quy mô bề thế vào loại nhất thành Hà Nội thời đó. Căn cứ bản vẽ xưa còn lưu lại, kiểu thức chùa rất độc đáo, tọa lạc trên vùng đất rộng lớn. Từ con đường ven hồ phía Đông dẫn vào có tháp Hòa Phong, sau đó đến cổng chùa, vượt qua chiếc cầu đúc lát gạch thì đến lầu hộ pháp, hai bên có 4 ngọn tháp đối xứng cao 3 tầng.

Tiếp đến “Đại hùng bửu điện” tôn trí nhiều pho tượng Phật, Bồ Tát tuyệt đẹp. Có hành lang tô đắp, chạm trổ cảnh “Thập điện Diêm Vương”, mô tả sự khổ báo trong mười địa ngục rất sinh động. Phía sau có điện thờ Thánh mẫu, tăng xá, trai đường, tổng thể chùa có 36 mái, 150 gian. Chung quanh vườn chùa xây dựng tường bát giác bao bọc, bên ngoài đào hào trồng sen. Nhân gian thường gọi là chùa Liên Trì hay chùa Quan Thượng (chức vụ Tổng đốc ngang hàng hàm Thượng Thư). Từ đó Báo Ân trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất Hà Thành văn vật.

ây là một trong những công trình mang dấu ấn của nhà Nguyễn trên đất Thăng Long. Đồng thời cũng tiêu biểu cho dòng tư tưởng “Cư Nho Mộ Thích” thịnh hành trong thời Nguyễn. Tư tưởng này có nghĩa là học hành theo đạo Nho nhưng vẫn chuộng mộ đạo Phật. Với vị trí đắc địa ngay cạnh Hồ Gươm linh thiêng, chùa Báo Ân xưa được ví như “động tiên” giữa chốn kinh kỳ với những câu ca truyền tụng như: “Gần xa nô nức tưng bừng/ Vào chùa Quan Thượng xem bằng động tiên”. Quang cảnh thanh tịnh, đẹp đẽ của chùa Báo Ân khi ấy đã đi vào trong dân gian bằng những câu ngợi ca hết lời: “Phong quang cảnh trí trăm đường/ Trong xây chín giếng, ngoài tường lục lăng/ Rõ mười cửa động tưng bừng/ Đền vàng tỏa ngọc chất từng như nêm”.

Ngọn tháp cổ cuối cùng

Ngôi chùa Báo Ân được xây dựng vào khoảng năm 1842. Ngày đó vì hồ trong chùa rất nhiều sen nên dân còn gọi là chùa Liên Trì và cũng còn có tên khác là Quan Thượng (tên của viên quan lập chùa). Chùa có 180 gian, kiến trúc phức tạp và cầu kỳ. Chùa nằm ở bờ đông Hồ Gươm, mặt trước quay ra sông Hồng, mặt sau dựa vào hồ. Chùa Báo Ân nằm trên khu đất gần 100 mẫu, gồm 180 gian với 36 nóc.

Là ngôi chùa lớn bậc nhất kinh kỳ thuở bấy giờ, nhưng Báo Ân có lẽ cũng là ngôi chùa sớm thăng trầm cùng lịch sử nhất. Các tài liệu còn tồn tại đến ngày nay có sự vênh nhau về năm xây dựng và năm ngôi chùa bị phá hủy, có tài liệu nói vào tháng 11/1885, viên Toàn quyền người Pháp là De Lanessan ra lệnh đốt các nhà lá quanh hồ Hoàn Kiếm.

Đêm 22/1/1886, 300 nóc nhà ở Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Mắm, Hàng Thùng, Hàng Vôi đã cháy trụi. Và tới đêm ngày 28/1/1886, một vụ cháy lớn xảy ra đã tiêu hủy cả thôn Cự Lâu. Khu vực chùa Báo Ân chỉ còn là mảnh đất hoang tàn. Tới năm 1888, Pháp đã phá hủy chùa để xây nhà bưu điện. Chỉ còn tháp Hòa Phong phía sau chùa được giữ lại và là dấu tích duy nhất của chùa Báo Ân.

Tháp Hòa Phong có hình vuông gồm có 3 tầng. Ở tầng 1 có cửa mở về bốn hướng theo lối vòm cuốn. Phía trên các cửa có những chữ như: Báo Ân môn - Báo Nghĩa môn - Báo Đức môn - Báo Phúc môn. Tầng hai, bốn góc xây trụ vuông đặt tượng bốn con nghê đều hướng về phía Đông. Tầng ba ghi “Hòa Phong Tháp”, trên đỉnh nhô cao có trang trí bầu hồ lô. Đây là một kiểu tháp rất ít thấy trong kiến trúc Phật giáo. Tầng 1 to và cao hơn hẳn hai tầng trên cùng. Nếu như bảo tháp Lục độ Đài sen ở chùa Trấn Quốc bên hồ Tây vươn tới 11 tầng, cao 15 mét, thì tháp Hòa Phong chỉ có 3 tầng và xây bằng gạch trần. Có lẽ do nó nằm ở ngoài phía cổng chùa, chứ không như những ngôi tháp mộ sư trong vườn chùa.

Chùa xưa đã mất, chỉ còn lại giai thoại về vị quan Thượng “làm cho tổn Bắc lại hao Đoài” và tháp Hoà Phong cổ kính rêu phong. Ngày nay, cùng với những hàng liễu rủ bóng bên hồ Hoàn Kiếm, ngôi tháp cổ như càng thêm uy nghi và cổ kính. Nơi đây, từ sáng sớm đến đêm khuya và chứng kiến từng dòng người qua lại, thời gian cứ trôi và ngôi tháp vĩnh hằng vẫn luôn là chứng tích cho tâm hồn và lịch sử của đất và người Thăng Long Hà Nội.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động