-->

Thành tựu xây dựng nông thôn mới tại các huyện ngoại thành

Trong giai đoạn 2015 - 2020, dưới sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, công tác xây dựng nông thôn mới tại một số huyện ngoại thành đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Từ những thành tựu đạt được, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Phát huy vai trò của công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới Huyện Mê Linh huy động 411,1 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới Nông dân với phong trào thi đua tham gia xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác xây dựng nông thôn mới của nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Theo đó, nhiều quận, huyện, thị xã của Thủ đô đã tích cực triển khai, vận động người dân tham gia xây dựng thôn xóm xanh – sạch – đẹp. Các nếp sống văn hóa được hình thành trong các khu dân cư, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất – tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Thành tựu xây dựng nông thôn mới tại các huyện ngoại thành
Người dân các huyện ngoại thành tích cực tham gia lao động, sản xuất góp phần xây dựng nông thôn mới. (Ảnh minh họa: Lương Hằng)

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới của các huyện ngoại thành đã có nhiều bước tiến. Điển hình như tại huyện Thường Tín, thực hiện chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội về xây dựng nông thôn mới, công tác xây dựng nông thôn mới huyện Thường Tín đã đạt nhiều kết quả, diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện.

Trong 5 năm, tổng đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Thường Tín là 1.421,78 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 18,6 tỷ đồng và tự nguyện hiến tặng hàng nghìn m2 đất để xây dựng các công trình giao thông, công trình phúc lợi.

Năm 2016, huyện Thường Tín thực hiện công tác dồn điền đổi thửa được 4.545,2 ha/ 4.302,19 ha (105,67%), vượt kế hoạch thành phố giao. Sau dồn điền đổi thửa đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, thúc đẩy phát triển nông nghiệp chất lượng cao và xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu tụ sản phẩm.

Trong 4 năm (2016-2019) huyện Thường Tín có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở 28/28 xã, trong đó có 01 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đối với tiêu chí huyện nông thôn mới đạt 9/9 tiêu chí; không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới; được đoàn thẩm tra của Thành phố đánh giá chấm điểm đạt 98/100 điểm. Huyện cũng được Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương đánh giá đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2020.

Tương tự, công tác xây dựng nông thôn mới cũng được tích cực triển khai tại huyện Mê Linh. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, công tác xây dựng nông thôn mới được Huyện ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với sự vào cuộc quyết liệt của Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp; sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân, đạt được kết quả tích cực.

Trong 5 năm, huyện Mê Linh đã huy động xã hội hóa trên 195 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch sản xuất nông nghiệp tại 13 xã, tạo tiền đề và nền tảng để khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tại 13 xã, tạo tiền đề và nền tảng để khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; cơ giới hóa trong sản xuất.

Huyện cũng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, tập trung cho đầu tư phát triển. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 5 năm đạt 2,533 tỷ đồng, trong đó, dự án thành phố quản lý giao Huyện làm chủ đầu tư là 658 tỷ đồng, dự án do Huyện quản lý là 1.875 tỷ đồng. Hoàn thành xây dựng nông thôn mới 16/16 xã; tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao tại các xã Đại Thịnh, Liên Mạc.

Còn tại huyện Thạch Thất, Huyện ủy đã huy động mọi nguồn lực nhằm thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới. Công tác xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính quyền từ Huyện đến cơ sở tập trung lãnh đạo chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia; tập trung chỉ đạo ưu tiên nguồn vốn đầu tư để hoàn thành các tiêu chí cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất và đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt.

Đặc biệt từ năm 2016 đến nay, nhân dân đã đóng góp 193.150 ngày công lao động, hiến tặng 5.429m2 đất thổ cư, 28.230m2 đất nông nghiệp để đầu tư xây dựng các công trình giao thông, trường học, nhà văn hóa; bộ mặt nông thôn tiếp tục được đổi mới, khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nâng lên rõ rệt. Đến năm 2017 trên địa bàn huyện Thạch Thất có 21/21 xã đạt tiêu chí nông thôn mới (riêng xã Thạch Hòa, Thị trấn Liên Quan phát triển theo hướng đô thị); năm 2020 xã Đại Đồng đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại các huyện ngoại thành trong giai đọan 2015-2020 chính là bước đệm quan trọng để chính quyền và nhân dân địa phương tiếp tục có những bước tiến vượt bậc trong quá trình phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động