--> -->

Thành phố Hồ Chí Minh không còn quận, huyện nào thuộc vùng cam

Ngày 22/11, theo Cổng thông tin Covid-19 thành phố Hồ Chí Minh, toàn thành phố có 11 quận, huyện đạt cấp độ 1 (vùng xanh - nguy cơ thấp); 11 quận, huyện đạt cấp độ 2 (vùng vàng - nguy cơ trung bình) và không có địa phương ở cấp độ 3 (vùng cam - nguy cơ cao).
Thành phố Hồ Chí Minh tiêm vắc xin Covid-19 mũi 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi Người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh chật vật giữa "bão giá" TP Hồ Chí Minh chi 12.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Cụ thể, 11 địa phương có dịch ở cấp độ 1 là 1, 4, 6, 7, 8, 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Bình Chánh, Củ Chi; 11 địa phương cấp 2 là 3, 5, 10, 12, Bình Tân, Gò Vấp, Phú Nhuận, Thủ Đức, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè.

Có 2 địa phương tăng cấp độ dịch so với tuần trước là quận 5 và Phú Nhuận (cấp 1 lên cấp 2); 4 địa bàn giảm cấp độ dịch là quận 11, Bình Thạnh, huyện Củ Chi (từ cấp độ 2 xuống cấp 1) và huyện Cần Giờ (từ cấp 3 xuống cấp 2).

Đối với cấp phường, xã, thị trấn có 150/312 địa phương cấp độ 1; 157/312 cấp 2 và 5/312 cấp độ 3 gồm phường 13, 15 quận 10; xã An Thới Đông, Bình Khánh thuộc huyện Cần Giờ và thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè.

Thành phố Hồ Chí Minh không còn quận, huyện nào thuộc vùng cam
Tính đến nay, thành phố Hồ Chí Minh không còn quận, huyện thuộc vùng cam. Nguồn: Cổng thông tin Covid-19 thành phố Hồ Chí Minh

Hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh có 2 địa phương đạt 100% tỷ lệ "vùng xanh" gồm quận 8, 7. Quận có tỷ lệ "vùng xanh" thấp nhất là Gò Vấp (6%), quận 10, huyện Nhà Bè (14%).

Trong ngày 21/11, thành phố Hồ Chí Minh có 1.263 ca mắc mới, trong đó, thành phố Thủ Đức có số ca mắc mới cao nhất với 120 ca, huyện Bình Chánh 98 ca, quận Tân Phú 87 ca... Về số bệnh nhân được xuất viện có 815 trường hợp và 50 bệnh nhân tử vong.

Trước đó, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố về việc sẵn sàng thu dung người bệnh Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới.

Sở Y tế yêu cầu lãnh đạo các bệnh viện cần quán triệt đến từng nhân viên trong bệnh viện có nhận thức đúng về “bệnh viện xanh” trong giai đoạn bình thường mới - “bệnh viện xanh” không phải là “bệnh viện không có Covid-19” mà là bệnh viện được tổ chức và vận hành theo các quy trình an toàn, tuân thủ nghiêm các quy định về sàng lọc, phân luồng, cách ly và có khu vực luôn sẵn sàng thu dung điều trị người bệnh Covid-19, không để xảy ra lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Đồng thời, lãnh đạo các bệnh viện phải chịu trách nhiệm phổ biến, tập huấn, xây dựng các kịch bản và tổ chức diễn tập các tình huống liên quan đến quy trình xử lý F0 tại cơ sở y tế theo đúng các quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của Sở Y tế.

Thành phố sẽ chia các bệnh viện thành 8 cụm tương ứng với 22 quận, huyện để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Trong 8 cụm này sẽ có 10 bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 ở các quận, huyện và 8 bệnh viện dã chiến. Các bệnh viện và trung tâm hồi sức sẽ làm cụm trưởng cho 8 cụm này.

Việc phân chia các cụm nhằm thuận lợi cho việc điều chuyển người bệnh Covid-19 giữa các cụm với nhau, phù hợp với tình hình thực tế và tránh sự quá tải trong các cụm, tuy nhiên việc phân chia này chỉ mang tính tương đối.

Bên cạnh đó, thành phố vẫn duy trì 8 bệnh viện, trung tâm hồi sức ở tầng 3. Các đơn vị này sẽ làm cụm trưởng của 8 cụm địa bàn, phụ trách chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 cho các cơ sở y tế trên địa bàn được phân công.

Ngoài ra, tất cả bệnh viện tuyệt đối không được từ chối tiếp nhận người bệnh. Sở Y tế chính thức kích hoạt lại hoạt động của Tổ điều phối chuyển viện do Thanh tra sở và Phòng Nghiệp vụ y phụ trách.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.
Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn sẽ khó được cải thiện nếu không mạnh dạn chuyển đổi phương tiện giao thông. Trong đó, việc thay thế xe máy sử dụng xăng bằng xe điện được xem là giải pháp khả thi, giúp giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện gửi tới các đơn vị liên quan trong ngành hàng không, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (bão Wipha).
Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Thời gian qua, việc di chuyển bằng tàu thuyền phục vụ du lịch biển đảo, tham quan vịnh, hay di chuyển ven biển ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đặc biệt trong mùa mưa bão, sự an toàn khi đi tàu biển luôn là mối quan tâm hàng đầu. Mỗi hành khách cần có sự chuẩn bị cẩn thận, không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn góp phần vào sự an toàn chung của toàn hành trình.
Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Sáng 21/7, Đảng ủy phường Đống Đa đã họp khẩn để bàn các biện pháp ứng phó cơn bão số 3 Wipha. Hội nghị đã nhấn mạnh tinh thần chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" và công tác tuyên truyền rộng rãi để đảm bảo an toàn tối đa cho người dân trước diễn biến phức tạp của thiên tai.

Tin khác

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Bão số 3 (Wipha) là cơn bão rất mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền. Theo dự báo, từ chiều nay (21/7) đến ngày mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ nằm trong vùng tâm bão đổ bộ, đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thành lập các đoàn công tác để phối hợp với 5 địa phương chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.
Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bộ Nội vụ đang được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã. Động thái này nhằm hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Ngày 20/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ, và hơn 1.700 xã, phường về công tác chủ động ứng phó cơn bão số 3 (bão Wipha).
Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Do dông lốc, sóng to, mưa lớn, trong đêm 19/7, nhiều tàu thuyền đánh cá, du lịch của người dân hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đã bị đánh chìm. Lực lượng chức năng, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng cứu nạn cứu hộ người và tài sản.
Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3

Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3

Theo thông tin từ Trạm bờ của Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư Nghệ An, đến 9 giờ ngày 20/7, có 785 tàu cá của tỉnh đang hoạt động trên biển.
Các địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Các địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Sáng 20/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, đã chủ trì phiên họp lần thứ 3 sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy

Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 113/CĐ-TTg về thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy thúc đẩy phát triển logistics trong lĩnh vực vận tải.
Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long do giông lốc bất ngờ chiều 19/7, tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các du khách và thuyền viên gặp nạn.
Xem thêm
Phiên bản di động