Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng quyền lợi gì?
![]() |
Ảnh minh họa. |
- Nội dung chị hỏi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện là chế độ bảo hiểm của Nhà nước, vì quyền lợi của người lao động và nhân dân, được Nhà nước bảo hộ, do cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện.
- Về đối tượng tham gia: Theo quy định của Luật, là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời, nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Về quyền lợi được hưởng: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng quyền lợi sau: Được hưởng lương hưu hằng tháng khi về già; được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong suốt thời gian hưởng lương hưu; được Nhà nước hỗ trợ mức đóng khi tham gia theo mức chuẩn hộ nghèo (tối thiểu 10% và tối đa là 30%); lương hưu của người hưởng sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng; được nhận bảo hiểm xã hội một lần nếu không đủ điều kiện hưởng lương hưu; thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng và chế độ tử tuất khi người tham gia qua đời.
- Về mức đóng và phương thức đóng: Mức đóng bằng 22% thu nhập hằng tháng do người lao động lựa chọn. Trong đó, mức thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (22% x 700.000 = 154.000 đồng/tháng); mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (22% x 29.800.000 = 6.556.000 đồng/tháng). Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.
Về mức hỗ trợ, từ ngày 1/1/2018, Nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
Cụ thể: Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Về phương thức đóng: Người tham gia được lựa chọn các phương thức đóng sau: Đóng định kỳ: Hằng tháng; 3 tháng một lần; 6 tháng một lần; 12 tháng một lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau, nhưng không quá 5 năm một lần. Hoặc người tham gia có thể đóng một lần cho những năm còn thiếu (không quá 10 năm - tương đương 120 tháng tham gia bảo hiểm xã hội) để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
- Về thủ tục tham gia: Người tham gia có thể đăng ký qua các phương thức sau: Đăng ký tại trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội; đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Bưu điện; Hội đoàn thể (nông dân, phụ nữ…).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Tuyên truyền pháp luật lao động cho hơn 300 công nhân huyện Quỳ Hợp

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”
Tin khác

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực
Chính sách 15/04/2025 17:26

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức
Chính sách 15/04/2025 16:22

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức
Chính sách 14/04/2025 13:52

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Chính sách 13/04/2025 16:45

Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế
Chính sách 10/04/2025 13:41

Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy
Chính sách 09/04/2025 11:02

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động
Chính sách 07/04/2025 22:21

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến
Chính sách 05/04/2025 22:37

Người lao động có được thưởng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?
Chính sách 05/04/2025 18:24

Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được tính lương thế nào?
Chính sách 05/04/2025 18:24