Tập trung nguồn lực cho các công trình trọng điểm có khả năng sớm hoàn thành
Hà Tĩnh: Người dân mạnh dạn đầu tư nuôi dúi rừng và chồn hương thu lợi nhuận cao Từ tháng 9/2022, đưa vào hoạt động giảng đường, ký túc xá Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc |
Sáng ngày 26/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì cuộc làm việc của Tổ công tác số 4 với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.
Tỉ lệ giải ngân 8 tháng đầu năm đạt 30%
Theo báo cáo của UBND Thành phố, về kế hoạch giao vốn, sau điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công vào tháng 9/2022, cấp Thành phố sẽ thực hiện giải ngân trên 21.250 tỷ đồng; cấp huyện sẽ giải ngân trên 29.822 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ngân sách cấp huyện theo phân cấp, nguồn ngân sách cấp Thành phố hỗ trợ mục tiêu, nguồn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia).
Kế hoạch đầu tư công của Thành phố năm 2021 là trên 46.000 tỷ đồng, cao hơn kế hoạch Trung ương giao là hơn 4.300 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố trên 27.400 tỷ đồng và chi đầu tư công cấp huyện (gồm cả cấp xã là trên 18.700 tỷ đông).
Thành phố đã giao kế hoạch vốn năm 2021 kéo dài sang năm 2022 của các dự án sử dụng ngân sách thành phố và ngân sách cấp huyện là hơn 2.800 tỷ đồng, trong đó, kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố là trên 1.200 tỷ đồng và ngân sách cấp huyện là trên 1.500 tỷ đồng.
Tổ công tác số 4 của Thủ tướng Chính phủ làm việc với UBND thành phố Hà Nội về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 - (Ảnh: VGP/Đức Tuân) |
Thực hiện giải ngân kế hoạch vốn năm 2022, đến ngày 22/8, toàn Thành phố giải ngân được trên 13.800 tỷ đồng, đạt 27,1% kế hoạch. Ước 8 tháng đầu năm, toàn Thành phố giải ngân 15.322 tỷ đồng, đạt 30%.
Sau khi Quyết định số 548/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, công tác giải ngân của Hà Nội đã cải thiện rõ rệt. Cụ thể, sau 3,5 tháng, tỷ lệ giải ngân đã tăng lên gấp 2,57 lần so với 4 tháng đầu năm.
Về kế hoạch vốn năm 2021 kéo dài sang năm 2022, đến ngày 22/8, toàn Thành phố giải ngân được trên 690 tỷ đồng, đạt 24,72%.
Báo cáo Tổ công tác, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cũng nêu một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện giải ngân, đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công năm 2019, trong đó bổ sung quy định về xử lý chuyển tiếp trong trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.
Với các dự án ODA hiện nay đang triển khai tại Hà Nội, chủ yếu là các dự án lớn về đường sắt đô thị, quá trình triển khai nhiều gặp nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, sự khác biệt giữa quy định hiện hành của Việt Nam và thông lệ quốc tế, quy định nhà tài trợ khi triển khai các hợp đồng với nhà thầu quốc tế dẫn đến phát sinh nhiều tranh chấp. Do vậy, Hà Nội đề nghị các bộ, ngành hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục trong quá trình triển khai các dự án ODA, góp phần thúc đẩy tiến độ, hạn chế tranh chấp với các nhà thầu.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội và các quận, huyện đã báo cáo làm rõ thêm về tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp tháo gỡ.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đánh giá, công tác giải ngân đầu tư công của Hà Nội có nhiều cải thiện, đổi mới. Thứ trưởng đồng tình với cách tiếp cận của Hà Nội, trong đó có việc xác định điểm nghẽn và nguyên nhân của chậm giải ngân đầu tư công, đặt trọng tâm, trọng điểm để giải quyết. “Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ phối hợp thành phố Hà Nội để giải quyết vướng mắc trong các dự án cụ thể”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nói.
Khẩn trương phân bổ hết số vốn được giao
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng nêu rõ: “Thúc đẩy đầu tư và giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, qua đó góp phần kích cầu, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm. Các công trình hoàn thành sẽ là điều kiện quan trọng thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội khác”.
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi làm việc. |
Phó Thủ tướng đề nghị phân loại, làm rõ các nhóm dự án đã ghi vốn đầu tư nhưng chưa khởi công được; nhóm dự án, công trình đã có nhà thầu, có mặt bằng nhưng chậm tiến độ cũng như làm rõ các nguyên nhân, vướng mắc trong các khâu, từ thủ tục đầu tư đến giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng…
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng nêu rõ, mỗi công trình đầu tư công được hoàn thành sẽ tạo không khí phấn khởi trong nhân dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của từng địa phương. Tổng vốn đầu tư công năm nay rất lớn, trên 500.000 tỷ đồng, nếu chậm giải ngân thì ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng của năm nay cũng như các năm tiếp theo.
Đánh giá cao nỗ lực của thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng cho rằng, thời gian qua, Thành phố đã rất tích cực kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện, ước bình quân giải ngân 8 tháng năm 2022 đạt khoảng 15.323 tỷ đồng, đạt khoảng 30%, cao hơn so với mức 27% (tính đến 22/8).
Thời gian còn lại của năm 2022 không còn nhiều, Phó Thủ tướng nêu rõ, phải quyết tâm thật cao để phấn đấu đến ngày 31/12 giải ngân đạt trên 90% và hoàn thành 100% đến tháng 1/2023.
Một số giải pháp cụ thể được Phó Thủ tướng gợi ý như giải ngân phải bảo đảm hiệu quả dự án, chất lượng công trình. Hồ sơ thanh toán phải được lập ngay khi có khối lượng, đáp ứng đầy đủ các trình tự, thủ tục, hồ sơ quy định. Bên cạnh đó, cần cân đối, khẩn trương phân bổ hết số vốn được giao. Cần hạn chế dàn trải vốn đầu tư, kiên quyết tập trung nguồn lực cho các công trình trọng điểm có khả năng sớm hoàn thành. Rà soát những dự án mà nhà thầu gặp vướng mắc (như mặt bằng, giá vật liệu…) để tập trung tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Thành phố cũng cần rà soát lại những công trình đã ghi vốn nhưng chưa phê duyệt dự án, chưa đấu thầu để điều chuyển, phân bổ vốn cho những dự án có khả năng hoàn thành từ nay đến 31/12 hoặc cho những dự án có khả năng đẩy nhanh tốc độ giải ngân.
“Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh giải ngân nhưng phải gắn với đẩy nhanh tiến độ, tập trung hoàn thành công trình, bảo đảm chắc chắn về pháp lý. Không giải ngân để chạy theo thành tích, tránh tình trạng giải ngân được nhưng không có công trình… Thành phố vừa triển khai, vừa tổng hợp kết quả thực hiện để tiếp tục báo cáo, giúp Chính phủ cũng như các bộ, ngành nắm thông tin, làm cơ sở cho tập trung điều hành, đưa ra các giải pháp tháo gỡ trên tinh thần đồng tình, ủng hộ cao cho Thành phố ”, Phó Thủ tướng Chính phủ lưu ý.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Tin khác
Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 18:48
Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 15:27
Xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 15:25
Từ chính quyền số đến chính quyền phục vụ
Chỉ đạo - Điều hành 28/01/2025 14:30
Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ năm 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài
Chỉ đạo - Điều hành 28/01/2025 14:12
Phấn đấu hoàn thành 14 tuyến đường sắt đô thị trước năm 2035
Chỉ đạo - Điều hành 26/01/2025 21:38
Hà Nội tổ chức hoạt động 12 Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công
Chỉ đạo - Điều hành 25/01/2025 18:28
Tăng cường phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ và pháo
Chỉ đạo - Điều hành 25/01/2025 15:30
Hà Nội mở rộng thí điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt trên toàn Thành phố
Chỉ đạo - Điều hành 25/01/2025 11:55
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 16:02