Tạo thị trường sạch cho người tiêu dùng
Các quốc gia chung tay ngăn chặn hàng giả bảo vệ người tiêu dùng | |
Công nghệ số sẽ làm thay đổi thị trường bán lẻ ra sao? | |
Nhiều hoạt động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” |
Từng bước đẩy lùi thực phẩm bẩn
Trong thời gian qua, tình trạng thực phẩm không an toàn từ khâu nguyên liệu đến quy trình chế biến, bảo quản và tiêu thụ thực sự đang trở thành vấn nạn nhức nhối, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Cùng đó, hiện nay, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm đang tăng nhanh khắp mọi nơi trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, đặc biệt tại các khu đô thị, tuyến phố lớn, những nơi tập trung đông dân cư, phục vụ khoảng trên 200.000 suất ăn/ngày.
Mô hình xét nghiệm nhanh thực phẩm an toàn tại các chợ giúp người dân yên tâm hơn khi sử dụng các loại thực phẩm |
Loại hình kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống hoạt động thường xuyên, liên tục từ sáng sớm đến nửa đêm, đáp ứng nhu cầu đông đảo các thành phần người sử dụng trong xã hội góp phần giúp người tiêu dùng sử dụng các loại thực phẩm tiện lợi, nhanh chóng, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế.
Mặt khác, sự đa dạng, phong phú của các cơ sở dịch vụ ăn uống cũng đã góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội và thay đổi diện mạo văn minh đô thị của quận Nam Từ Liêm. Tuy nhiên, nhận thức về ATTP của chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia kinh doanh, chế biến thực phẩm còn hạn chế, các điều kiện về vệ sinh, chế biến, bảo quản, nguồn gốc thực phẩm vẫn là mối nguy cơ không an toàn đối với người tiêu dùng.
Phát huy kết quả đạt được, năm 2019, quận Nam Từ Liêm tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm ATTP. Trong đó, quận đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về ATTP; hướng dẫn các cơ sở kinh doanh về đảm bảo ATTP; liên kết hình thành chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn; xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm an toàn có xác nhận; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy xác nhận kiến thức ATTP… Có thể thấy, từ sự đổi mới, đầu tư trong công tác ATTP, quận đã tạo được bước chuyển mạnh mẽ, với những kết quả tích cực đó, hy vọng trong thời gian tới, mô hình xét nghiệm nhanh thực phẩm an toàn sẽ được nhân rộng ở các địa phương khác trên địa bàn thành phố, góp phần đẩy lùi vấn nạn ATTP. |
Trong khi đó, địa bàn quận là nơi giao thoa, trung chuyển, lưu thông các mặt hàng thực phẩm qua địa bàn vào nội thành. Toàn quận có khoảng 300 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, đây là một thách thức lớn trong công tác quản lý, kiểm soát ATTP của quận.
Theo đó, ngay từ năm 2016, Đảng ủy - HĐND - UBND quận Nam Từ Liêm đã chỉ đạo Phòng Y tế, Phòng Kinh tế thí điểm triển khai mô hình trạm xét nghiệm nhanh tại các chợ của 10 phường. Việc thành lập Trạm xét nghiệm nhanh ATTP tại các chợ ở quận là mô hình đầu tiên được áp dụng tại thành phố Hà Nội. Đây là giải pháp mang tính chất đột phá trong công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn quận đặc biệt là tại các chợ, nơi cung ứng số lượng thực phẩm lớn cho người tiêu dùng.
Cụ thể, chợ dân sinh Đại Mỗ có khoảng 200 hộ kinh doanh, buôn bán, được coi là một trong những chợ đi đầu triển khai các giải pháp tăng cường đảm bảo ATTP trên địa bàn quận. Tại chợ, các quầy hàng được bố trí, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, các gian hàng đều được đầu tư biển hiệu với những thông tin cụ thể như: Cửa hàng, địa chỉ, số điện thoại, mặt hàng kinh doanh buôn bán… Các hộ kinh doanh cũng thực hiện việc niêm yết công khai nguồn gốc hàng hóa, có sổ ghi chép hàng ngày để cơ quan chức năng kiểm tra…
Qua việc triển khai mô hình trạm xét nghiệm nhanh tại các chợ, bước đầu đã đem lại kết quả tích cực, năm 2017, quận triển khai thí điểm xét nghiệm nhanh an toàn thực phẩm tại các chợ thu được 248/11.667 mẫu dương tính, đặc biệt phát hiện 210/3.323 mẫu rau củ quả dương tính với dư lượng thuốc trừ sâu. Việc phát hiện trực tiếp các mẫu dương tính để tiêu hủy đã tránh cho hàng nghìn người dân không sử dụng các sản phẩm thực phẩm nguy cơ không an toàn.
Tạo sự chuyển biến trong ý thức của người kinh doanh
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm, trong quá trình triển khai mô hình xét nghiệm trên, quận đã nhận được sự đồng thuận và phối hợp của các phường. Trong đó,10/10 phường đề xuất tiếp tục triển khai mô hình xét nghiệm nhanh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.
Những kết quả tích cực từ việc thí điểm xét nghiệm nhanh ATTP tại các chợ, năm 2018, quận đã phê duyệt đề án “Đề án kiểm soát thực phẩm bằng xét nghiệm nhanh, xét nghiệm Labo tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 - 2020”.
Trong đó, quận triển khai xét nghiệm nhanh và xét nghiệm Labo chuyên sâu cho 11 loại thực phẩm; xét nghiệm nước uống tại các trường học trong quận. Qua đó sẽ đánh giá được thực chất về ngưỡng an toàn của thực phẩm, nước uống đang ở mức độ nào để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Việc xét nghiệm thực phẩm được chia làm hai công đoạn. Công đoạn 1: Lấy mẫu thực phẩm và làm xét nghiệm nhanh tại các trạm xét nghiệm của 10 phường, sử dụng bộ test nhanh của Bộ Công an và thực hiện 10 loại test (dư lượng thuốc trừ sâu, hàn the, phẩm màu, dấm, methanol, hypoclocid, salicylic, ure, sunfit).
Ngoài ra bổ sung thêm độ ôi khét trong dầu mỡ, test thử tinh bột trong dụng cụ bát, đĩa, khay và đo độ pH của thịt. Công đoạn 2 là xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm đối với các nhóm thực phẩm phục vụ việc truy xuất nguồn gốc, giám sát ngẫu nhiên hoặc trên cơ sở kết quả dương tính của xét nghiệm nhanh. Đây là bước kiểm tra chuyên sâu, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Y tế.
Qua việc thực hiện đề án, triển khai thí điểm xét nghiệm nhanh an toàn thực phẩm tại các chợ, nhận thức của người kinh doanh đã có chuyển biến rõ rệt. Cụ thể, từ năm 2016 đến nay, hoạt động của trạm xét nghiệm nhanh đã cảnh báo, răn đe đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm cho các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm về việc phải tìm hiểu và lựa chọn nguồn gốc thực phẩm an toàn. Theo đó, người tiêu dùng thực phẩm thấy yên tâm, tin tưởng sử dụng các loại thực phẩm tại chợ, góp phần hạn chế hiện tượng mua thực phẩm tại các chợ cóc, chợ tạm, điểm bán hàng lưu động.
Theo đánh giá, năm 2018, công tác bảo đảm ATTP của quận Nam Từ Liêm tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Điều này thể hiện ở chỗ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt các cơ sở được cấp giấy chứng nhận, ký cam kết đã nhận thức và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, kiến thức thực hành, sản xuất ATTP đối với chủ cơ sở được nâng lên. Công tác kiểm tra liên ngành và chuyên ngành đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm được triển khai kịp thời, phát hiện, ngăn chặn các lỗi vi phạm. Đáng nói, năm 2018, trên địa bàn quận Nam Từ Liêm không xảy ra sự cố nào gây mất ATTP.
Chị Nguyễn Thị Hiên (chủ cửa hàng kinh doanh thực phẩm tại chợ Đại Mỗ) cho biết, chúng tôi vẫn thường được mời tham gia các buổi tập huấn tuyên truyền về ATTP cho người kinh doanh, qua đó chúng tôi nhận thức rõ hơn tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn đối với người tiêu dùng. Đồng thời, khi kinh doanh chúng tôi thường xuyên phải ký cam kết kinh doanh những mặt hàng đủ an toàn, chứ chẳng thể làm sai quy định đã cam kết.
Hoa Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Tin khác
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Thủ đô 24/01/2025 15:16
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17