Tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề giáo dục mà xã hội quan tâm
Thường trực Hội đồng Giáo sư Nhà nước họp phiên thứ nhất | |
Bộ GD&ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông mới | |
Nâng cao tính tự chủ cho toàn hệ thống |
Nhiều kết quả đáng khích lệ
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm 2018, ngành giáo dục nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó có 5 kết quả nổi bật: Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Châu Á và quốc tế, khoa học trẻ quốc tế đạt thành tích tốt nhất từ trước đến nay; lần đầu Việt Nam có các trường đại học lọt tốp châu lục và thế giới; ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018); kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Tuy nhiên, giáo dục năm 2018 cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Bất cập trong quy định hiện hành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS; Kỳ thi THPT quốc gia để xảy ra tiêu cực, gian lận có tổ chức trong chấm thi tại Hội đồng thi của một số địa phương; bạo lực học đường vẫn còn diễn ra, một số ít giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Bộ GD&ĐT) |
Năm 2019, Bộ GD&ĐT xác định là năm tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế trong đó tập trung tiếp thu, chỉnh lý và trình Quốc hội dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), ban hành kịp thời theo quy định các văn bản hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Giáo dục đại học; củng cố công tác thanh tra; khắc phục, tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về giáo dục và đào tạo mà xã hội quan tâm, dư luận bức xúc; các nhiệm vụ triển khai theo tiến độ của các nghị quyết, nhiệm vụ của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ giao; các nhiệm vụ cần ưu tiên tập trung giải quyết theo đặc thù của từng đơn vị.
Giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên; đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở giáo dục mầm non. Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông.
Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chuẩn hóa, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên môn và trình độ đào tạo. Giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục thường xuyên; thúc đẩy việc học tập của người lớn; đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Kết quả từ sự chung sức của toàn ngành
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, năm 2018, ngành giáo dục đã triển khai nhiều nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; kết quả đó là công sức, sự nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, công chức, viên chức Bộ GD&ĐT, các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong toàn ngành.
Bước sang năm 2019, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, sẽ là năm có nhiều bước chuyển quan trọng. Ngành Giáo dục sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ bám sát Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; khắc phục những tồn tại, hạn chế gây bức xúc trong dư luận, tạo chuyển biến trong từng việc cụ thể; tiếp tục triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng có trọng tâm, trọng điểm.
Với 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản đã được thực hiện từ nhiều năm qua, năm 2019, mỗi nhóm nhiệm vụ và nhóm giải pháp sẽ tập trung triển khai các công việc cụ thể, đảm bảo mỗi năm sẽ có điểm nhấn trong từng nhiệm vụ và giải pháp.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Bộ GD&ĐT) |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng lưu ý, năm 2019, cần tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch, ổn định trường lớp đối với bậc mầm non, phổ thông; tập trung sắp xếp lại hệ thống trường sư phạm và các trường đại học, tạo tiền đề cho quy hoạch mạng lới các trường đại học giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Tiếp đến là phát triển đội ngũ nhà giáo. Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, vấn đề thừa thiếu giáo viên không phải là việc dễ nhưng vẫn có thể giải quyết được. Mấu chốt mà ngành giáo dục cần quan tâm sâu sắc là chất lượng giáo viên cả về chuyên môn cũng như đạo đức, trong đó có việc đào tạo lại đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Năm 2019 là năm bản lề chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020 - 2021. Vì vậy, đây sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành. Cùng với đó sẽ là quá trình đổi mới cơ chế quản lý các trường mầm non, phổ thông theo hướng phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và dân chủ trong nhà trường.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT lưu ý, cần tiếp tục chú trọng việc dạy và học ngoại ngữ theo hướng bài bản và hiệu quả. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý. Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo, hướng tới đào tạo công dân toàn cầu, trong đó cần chú trọng tới việc các chỉ số phát triển giáo dục, phát triển con người phải tương thích với quốc tế.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các đơn vị thuộc Bộ tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó chú trọng tới công tác pháp chế, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và hoàn thiện Luật Giáo dục (sửa đổi) để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đề cập đến một số giải pháp cụ thể cần triển khai trong năm 2019 như tăng cường năng lực của cán bộ quản lý từ Bộ cho đến Sở, phòng và các nhà trường; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, đặc biệt là các kỳ thi nói chung; chủ động đẩy mạnh truyền thông giáo dục để xã hội cùng nhìn nhận những việc đã làm được của ngành, từ đó niềm vui của ngành giáo dục sẽ được lan tỏa, niềm tin của xã hội với ngành sẽ được nâng lên, tạo động lực cho quá trình đổi mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08