-->
Gia tăng học sinh vào các trường ngoài công lập

Tạo sự cạnh tranh về chất lượng dạy học

Thời gian gần đây, nhu cầu chuyển dịch của học sinh từ các trường công lập sang các trường ngoài công lập có uy tín có xu hướng gia tăng. Điều này đặt ngành giáo dục trước yêu cầu cần thiết phải đề ra những giải pháp để cân bằng lại tình trạng trên.
Nhiều bất cập trong chính sách thuế đối với trường mầm non ngoài công lập
Hàng loạt trường ngoài công lập không đủ điều kiện tuyển sinh
Không phân biệt đối xử với trường ngoài công lập
Trường ngoài công lập có nhiều ưu thế

Áp lực học sinh “đội nón nón ra đi”

Ngay từ đầu năm học 2015 – 2016, số lượng học sinh các trường công lập có dấu hiệu sụt giảm. Tại một trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Trì, mỗi lớp hụt từ 3 – 5 cháu. Lý do được các cô giáo cho biết, do một số cháu chuyển về quê, số còn lại gia đình xin chuyển sang các trường ngoài công lập. Chị Thu Hương (Tả Thanh Oai) cho biết, chị vừa xin chuyển cho con từ trường công lập Tả Thanh Oai 1 sang trường dân lập gần nhà. Lý do là do con chị biếng ăn, trong khi đó lớp lại đông học sinh nên cô giáo không thể sát sao được. Trong khi đó ở trường tư mỗi cô chỉ quản lý từ 5 – 7 cháu nên sẽ có điều kiện chăm sóc cháu hơn.

Tạo sự cạnh tranh về chất lượng dạy học
Trường THPT DL Lương Thế Vinh luôn có điểm xét tuyển đầu vào rất cao. ảnh minh họa

Nếu như ở các trường ngoại thành, tình trạng này diễn ra lác đác thì ở các trường nội thành lại có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại các trường tiểu học, THCS, THPT... Trường Vinschool là một trường mới đưa vào hoạt động nhưng số lượng học sinh đã lên tới hơn 5.000 em, tập trung nhiều nhất ở khối tiểu học. Vì thế, đội ngũ giáo viên được tuyển dụng về trường trong năm học này cũng tăng đột biến. Theo cô giáo Nguyễn Thu Anh, chỉ tính riêng môn mỹ thuật của khối trường cấp 1 thuộc hệ thống Vinschool năm nay đã tuyển về gần chục giáo viên. Các môn học khác, số lượng còn đông hơn nhiều. Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường Đinh Tiên Hoàng, cũng cho biết thêm, những năm gần đây, quan niệm về đầu vào yếu kém của trường ngoài công lập đang dần được xóa nhòa. Với sự nỗ lực của giáo viên và học sinh, trường đã lập nên nhiều kỳ tích thuyết phục như tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT lên tới 90%, số học sinh yếu kém đạo đức chỉ còn từ 2% - 4%... “Từ những kết quả thực tế đó, trường được khá nhiều phụ huynh tin tưởng, số lượng học sinh trong năm học này tăng xấp xỉ 10% so với năm trước”

Xác nhận thực tế này, thầy Nguyễn Quốc Hùng, Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông) cho biết, những năm gần đây, nhiều học sinh khá, giỏi cũng được phụ huynh chuyển sang trường ngoài công lập. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của trường khi sĩ số các lớp bị hao hụt. Thậm chí tại nhiều trường còn phải thực hiện việc dồn lớp, điều chuyển giáo viên để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Cần trao quyền tự chủ cho các trường công lập

Để chấn chỉnh công tác thu chi đầu năm học 2015-2016, Sở GD&ĐT đã có công văn về việc thực hiện thu chi học phí và các khoản thu khác năm học 2015 - 2016. Sở cũng đã thành lập 21 đoàn kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ đầu năm học. Để tiếp tục chấn chỉnh việc thu chi đầu năm học của các trường trên địa bàn Hà Nội, Sở GD&ĐT đề nghị chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm quyết định của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về thu sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội (trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao).

Trước thực tế trên, một số ý kiến cho rằng, đây là dấu hiệu tích cực phản ánh chất lượng giáo dục tại các trường ngoài công lập đang được nâng cao. Từ đó, định kiến “chỉ học sinh cá biệt mới vào dân lập” cũng dần được xóa bỏ. Đây có thể là một tín hiệu vui đối với các trường ngoài công lập nhưng ngược lại là nỗi lo lắng của các trường công lập bởi đang đứng trước áp lực cạnh tranh không hề nhỏ. Thầy giáo Nguyễn Quốc Hùng cho biết, mặc dù con số học sinh xin chuyển trường trong năm học mới này không nhiều nhưng nhà trường cũng đã nhắc nhở đội ngũ giáo viên chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy để góp phần giữ vững truyền thống “dạy tốt, học tốt” của nhà trường từ nhiều năm nay.

Lý giải thực tế về sự mất cân bằng trên, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch hội đồng giáo dục trường Đinh Tiên Hoàng, cho biết: Nhu cầu của các bậc phụ huynh là muốn con được hưởng chất lượng giáo dục tốt và phù hợp với túi tiền. Hiện nay đối với các trường dân lập có 3 trạng thái: Trường đẳng cấp cao, mang thương hiệu quốc tế, quản lý theo mô hình nước ngoài dành cho những gia đình khá giả. Mô hình thứ 2 với sự đầu tư vừa phải, chú trọng chất lượng giáo dục và hiện nay nhiều trường đang thực hiện mô hình này thành công như trường Lương Thế Vinh, Nguyễn Siêu... Một số trường tư quy mô nhỏ, đội ngũ giáo viên không ổn định...sẽ dần thu hẹp lại và đóng cửa.

Ưu điểm của các trường dân lập là các khoản đóng góp công khai, học sinh không bị áp lực về học thêm, dạy thêm...Mặt khác phụ huynh, học sinh cảm thấy được tôn trọng hơn. Đặc biệt với việc Bộ GD-ĐT cho phép các trường triển khai chương trình nhà trường nên có sự chủ động đổi mới về phương pháp dạy học tích hợp, dạy chuyên đề, tổ chức các dự án học tập. Có điều kiện về tài chính, các trường tư thục thỏa sức đầu tư các hoạt động ngoại khóa, chương trình tiếng Anh...Những lợi thế đó phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại nên càng có điều kiện “ghi điểm” với các bậc phụ huynh. Trong khi đó, tại các trường công, áp lực dạy thêm, học thêm vẫn là gánh nặng. Thêm nữa, thời gian qua vẫn còn tồn tại tình trạng nhập nhèm nhiều khoản thu đầu năm khiến phụ huynh bức xúc. Thực tế xu hướng dịch chuyển hiện nay chủ yếu tập trung vào các trường dân lập loại 2 với mức chi phí từ 3 - 5 triệu được nhiều người lựa chọn.

Tuy nhiên, về lâu dài, để cân bằng nghịch lý này đòi hỏi các nhà quản lý cần có giải pháp cụ thể và quyết liệt hơn. Chia sẻ thêm về điều này, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, do các trường chưa được trao quyền tự chủ mà vẫn thực hiện việc đánh giá, xét duyệt mức độ chuẩn bằng thi đua. Thực tế, mọi sự kiểm tra, đôn đốc không được thường xuyên, liên tục dẫn đến tình trạng một số trường, giáo viên lợi dụng mác nhà trường để trục lợi hoặc đối phó trong lúc có đoàn kiểm tra đến. Về giải pháp lâu dài để tạo sự cân bằng giữa trường công, trường tư, TS Lâm cũng cho biết, các nhà quản lý chỉ nên quản lý bằng chính sách, cần trao quyền tự chủ cho các trường nhiều hơn nữa để các trường công thực sự trở thành nhà trường dân chủ, tự chịu trách nhiệm về đào tạo. Cụ thể là giao quyền tự chủ chọn giáo viên, chủ động đưa ra những chương trình giáo dục cho phù hợp... Bên cạnh đó nên phát triển phương pháp quản lý theo mô hình giám sát cộng đồng tại từng địa phương để từ đó có những nhận xét đánh giá, công bằng...

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

(LĐTĐ) Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trường Phổ thông Dewey Dương Kinh (Hải Phòng) đã chính thức nhận được Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ Viện Tiêu chuẩn Anh quốc (BSI), tiên phong mở ra bước tiến mới cho chất lượng bữa ăn của trường học Việt Nam.
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh

Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh

(LĐTĐ) Thời điểm hiện tại, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã công bố phương án tuyển sinh năm 2025 với nhiều thay đổi đáng chú ý, trong đó có việc bổ sung tổ hợp tuyển sinh.
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi và đáp án các môn thi của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành 2 đợt. Thời gian đăng ký thi đợt 1 bắt đầu từ ngày 20/1 và kết thúc vào ngày 20/2.
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

(LĐTĐ) Với 200 học sinh đoạt giải, thành phố Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT).
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 18/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

(LĐTĐ) Trước thông tin phản ánh trên mạng xã hội về việc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã họp, chính thức “chốt” phương án thi môn thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 là tổ hợp Khoa học tự nhiên, ngày 17/1, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có phản hồi.
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Hòa trong không khí tưng bừng của cả nước chuẩn bị đón Tết cổ truyền, ngày 16/1, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng”; đồng thời gặp mặt, tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) là vợ và học sinh là con chiến sĩ đang công tác biển đảo.
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc

Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc

(LĐTĐ) Việc tổ chức Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho những học sinh có năng khiếu, đam mê âm nhạc; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng âm nhạc trên địa bàn Thủ đô...
Xem thêm
Phiên bản di động