Tăng tính hấp dẫn để mở rộng diện bao phủ BHXH
Từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH Hà Nội: Đồng bộ các giải pháp mở rộng diện bao phủ BHXH Mở rộng diện bao phủ BHXH: Phải để người dân biết quyền lợi |
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 diễn ra cuối tuần qua, theo Báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, giai đoạn vừa qua, Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị đã được triển khai đồng bộ, toàn diện và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID trong khám chữa bệnh BHYT, tạo thuận lợi cho người dân. |
Theo đó, chính sách, pháp luật BHXH, BHYT từng bước được hoàn thiện đồng bộ hơn, hướng tới việc mở rộng diện bao phủ BHXH, BHYT (mở rộng đối tượng BHXH bắt buộc, hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện, thực hiện BHYT hộ gia đình…); bảo đảm quyền lợi người tham gia hiệu quả hơn. Tính đến 31/12/2020, số người tham gia BHXH là 16,188.8 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ là 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Trong đó: Số người tham gia BHXH bắt buộc là 15,064 triệu người; số người tham gia BHXH tự nguyện là 1,124 triệu người, tăng 10 lần so với năm 2012, đạt tỷ lệ bao phủ là 2,2% (vượt 1,2% chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH); số người tham gia BH thất nghiệp là 13,324 triệu người, tăng 5,05 triệu người so với năm 2012 (tăng 61,7%), đạt 27% lực lượng lao động.
Tính đến hết năm 2020, cả nước có khoảng 88 triệu người tham gia BHYT, chiếm 90,97% dân số, bình quân mỗi năm tăng 48%, trong đó diện bao phủ đã tập trung vào các nhóm yếu thế. Với kết quả này, Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn đối với công tác BHYT giai đoạn 2012-2020 theo Nghị quyết số 21-NQ/TW).
Đáng chú ý, chất lượng dịch vụ BHXH, BHYT từng bước được cải thiện. Mức độ hài lòng của người dân về chất lượng BHYT ngày càng nâng cao. Thủ tục hành chính được cải cách, giảm phiền hà và bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm. Công tác quản lý Nhà nước về BHXH, BHYT được chú trọng và tăng cường.
Trong bối cảnh số lượng người hưởng các chế độ, chính sách ngày càng đông, ngành BHXH đã áp dụng triệt để các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết; chuyển đổi từ phương thức quản lý thủ công sang quản lý dữ liệu điện tử; toàn bộ các quy trình nghiệp vụ giải quyết chính sách đều được thực hiện trên phần mềm xét duyệt chính sách liên thông, chia sẻ dữ liệu với các phần mềm nghiệp vụ khác và cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành.
Ngành BHXH cũng đã tích cực đổi mới phương thức phục vụ qua giao dịch điện tử, qua Cổng dịch vụ công; trong thời gian xảy ra dịch bệnh, thiên tai, bão lũ đã đa dạng, linh hoạt các phương thức chi trả lương hưu (chi trả gộp 2 tháng, chi trả tại nhà đối với khu vực, địa bàn bị phong tỏa…); đẩy mạnh chi trả qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt…
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả BHXH, BHYT trong giai đoạn tới, tại hội nghị, nhiều tham luận, ý kiến đề xuất cũng đã được đưa ra hướng tới mục tiêu hoàn thiện chính sách, pháp luật, mở rộng diện bao phủ, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện BHXH, BHYT… Theo đó, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất xây dựng chính sách BHXH theo hướng mở rộng hơn đối tượng tham gia.
Cụ thể, bổ sung quy định tham gia BHXH bắt buộc với chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, với người lao động làm việc không trọn thời gian. Tăng tính hấp dẫn của BHXH tự nguyện thông qua việc tăng mức hỗ trợ tham gia, bổ sung chế độ hưởng trợ cấp thai sản với BHXH tự nguyện…
Với vai trò cơ quan tổ chức thực hiện, lãnh đạo BHXH Việt Nam đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục ban hành Nghị quyết để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT trong tình hình mới. Đề nghị Quốc hội tiếp tục thể chế hóa các quan điểm của Đảng, nghiên cứu, sửa đổi Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm và các luật liên quan phù hợp với thực tiễn. Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT theo lộ trình giai đoạn 2021-2025 cho từng tỉnh, thành phố…/.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Chính sách 03/02/2025 08:09
Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025
Chính sách 01/02/2025 21:23
Đi làm vào Tết Âm lịch 2025, người lao động được nhận lương thế nào?
Chính sách 25/01/2025 19:10
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Chính sách 24/01/2025 15:11
Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025
Chính sách 21/01/2025 06:05
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Chính sách 14/01/2025 22:00
Bảng lương của giáo viên năm 2025
Chính sách 11/01/2025 19:01
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Chính sách 10/01/2025 06:10
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động
Chính sách 05/01/2025 10:49
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025
Chính sách 01/01/2025 17:31