--> -->

Tăng thời giờ làm thêm: Có nên "mở toang" cho các ngành nghề?

Xung quanh đề xuất nâng số giờ làm thêm trong một tháng của người lao động từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ mỗi tháng, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn.
Tăng giờ làm thêm phải đảm bảo thỏa thuận bình đẳng, trả công xứng đáng cho người lao động Từ ngày 1/2/2022 tăng giờ làm thêm đối với lao động thời vụ
Tăng thời giờ làm thêm: Có nên "mở toang" cho các ngành nghề? ảnh 1
Việc tăng số giờ làm thêm cần tính toán đến ngành nghề đặc thù.

Tại dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong một tháng và trong một năm của người lao động vừa được công bố mới đây, Chính phủ đề xuất tăng số giờ làm thêm tối đa từ 40 giờ lên 72 giờ/tháng, nhưng không quá 300 giờ/năm, không giới hạn nhóm, ngành nghề, công việc.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, điều 107 Bộ luật Lao động quy định làm thêm không quá 40 giờ mỗi tháng; một số ngành, nghề, công việc (như dệt may, da, giày, chế biến thủy hải sản ...) được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ mỗi năm.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nhận được đề xuất của các doanh nghiệp, hiệp hội, mong muốn được thỏa thuận với người lao động làm thêm giờ để phục hồi sản xuất, bù cho khoảng thời gian phải ngừng việc.

Mặc dù vậy, xung quanh đề xuất nâng số giờ làm thêm trong một tháng của người lao động từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ mỗi tháng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn.

Trải qua thời gian dài khó khăn vì dịch bệnh, hầu hết người lao động đều mong làm thêm để cải thiện thu nhập. Tuy nhiên, việc tăng thời gian làm lên 72 giờ/tháng đồng nghĩa với bình quân mỗi ngày, người lao động phải làm thêm gần 3 tiếng. Mức thời gian làm thêm này dường như là quá sức với nhiều người lao động, đặc biệt với lao động trong các lĩnh vực sản xuất, lao động nặng nhọc và độc hại.

Là cơ quan đại diện cho người lao động, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật cho biết trong quá trình chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan này đã lấy ý kiến của hơn chục nghìn lao độngvề việc tăng thời giờ làm thêm theo tháng và theo năm.

Đa số người lao động đồng tình quan điểm và ủng hộ đề xuất của Chính phủ về mở rộng cũng như tăng thời giờ. Người lao động cũng cho rằng việc tăng thời giờ làm thêm sẽ giúp khắc phục khó khăn mà người lao động và doanh nghiệp đang gặp phải trong bối cảnh hiện nay.

Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, Tổng Liên đoàn cho rằng, chỉ nên nâng mức trần thời gian làm thêm theo tháng lên 150%. Đồng thời đề nghị không áp dụng chính sách đối với phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, công việc nặng nhọc, độc hại...

Còn theo ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, làm thêm giờ là vấn đề thực tế đời sống, rất cần thiết cho cả doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt trong bối cảnh 2 năm vừa qua, do đại dịch Covid-19, người lao động rơi vào tình trạng mất hoặc thiếu việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống.

Nhưng về bản chất, làm thêm giờ vẫn là kéo dài thời gian lao động, đồng nghĩa với việc tăng cường độ lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu cho phép kéo dài thời gian làm thêm quá mức. Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, việc nới trần làm thêm giờ cần thực hiện trên cơ sở bảo đảm sức khỏe cho người lao động và bù đắp bằng thu nhập hợp lý.

Đặc biệt, việc tăng giờ làm thêm chỉ nên áp dụng trong các ngành nghề, lĩnh vực có yêu cầu cấp thiết và trong thời gian nhất định.

Theo An Nhiên/anninhthudo.vn

https://www.anninhthudo.vn/tang-thoi-gio-lam-them-co-nen-mo-toang-cho-cac-nganh-nghe-post498435.antd

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ đêm nay 12/5, cấm toàn bộ xe đường Vành đai 3 trên cao hướng Big C - Mai Dịch

Từ đêm nay 12/5, cấm toàn bộ xe đường Vành đai 3 trên cao hướng Big C - Mai Dịch

Từ 22h đêm nay (12/5), Vành đai 3 trên cao chiều từ siêu thị Big C đến cầu Mai Dịch, các lực lượng chức năng tổ chức cấm toàn bộ xe để phục vụ sửa chữa mặt đường và khe co giãn đường.
Người “ươm mầm” giọng hát

Người “ươm mầm” giọng hát

Nếu hỏi về những gương mặt thầm lặng đứng sau thành công của nhiều giọng ca trẻ, cái tên Lê Thị Kim Tuyến chắc chắn sẽ được nhắc đến với sự trân trọng đặc biệt. Là giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, cô Tuyến không chỉ được biết đến như một người thầy tận tụy mà còn là người gieo niềm tin, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.
Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 109/KH-LĐLĐ về việc biểu dương “Gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô tiêu biểu" năm 2025; tuyên dương và trao học bổng cho con CNVCLĐ Thủ đô đạt thành tích cao, vượt khó học giỏi năm học 2024 - 2025.
Nhiều nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bệnh viện

Nhiều nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bệnh viện

Bộ Y tế đã có Công văn số 2808/BYT-KCB về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
TP.HCM: Tái diễn cảnh “mưa lớn là ngập"

TP.HCM: Tái diễn cảnh “mưa lớn là ngập"

“Đến hẹn lại lên”, những khi mưa lớn, kéo dài trên 30 phút là nhiều khu vực, tuyến đường tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lại ngập nặng. Sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, ảnh hưởng nặng nề.
Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.

Tin khác

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Với hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng để người lao động có thể dễ dàng lựa chọn vị trí việc làm phù hợp, và ngược lại với sự tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh cũng như ứng tuyển của hàng ngàn người lao động, học sinh, sinh viên… tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên tiềm năng, Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025 đã thực sự trở thành cầu nối để cung - cầu lao động gặp nhau.
Gắn kết trường nghề, doanh nghiệp và thị trường lao động

Gắn kết trường nghề, doanh nghiệp và thị trường lao động

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 đã tạo cầu nối hiệu quả giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động; đẩy mạnh tuyên truyền tới học sinh về định hướng nghề nghiệp, tiếp cận cơ hội học tập và việc làm phù hợp…
Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Tại Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2025 được tổ chức vào ngày 10/5, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã đưa ra các vị trí công việc với mức thu nhập hấp dẫn, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Trong khuôn khổ Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, ngày 11/5 sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm với sự tham gia của 50 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh gần 3.000 vị trí, ngành nghề đa dạng, mức lương hấp dẫn.
Thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Một trong những quyền lợi của lao động thất nghiệp là được đào tạo, dạy nghề để sớm quay trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do, không ít người lao động đã thờ ơ với quyền lợi này. Do đó, việc tăng cường các giải pháp để thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề, chuyển đổi công việc, đảm bảo sinh kế lâu dài là điều các cơ quan chức năng đang thực hiện...
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2025

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2025

Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương...
Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ Sở 2, với quy mô 10.000 người tham gia cùng nhiều hoạt động thiết thực liên quan tuyển dụng, tuyển sinh, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm…
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động

Hà Nội: Chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động

Xác định an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác quan trọng, liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người và cũng là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, thời gian qua, các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp của thành phố Hà Nội đã luôn chú trọng triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm ATVSLĐ, kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động (TNLĐ).
Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Trong bối cảnh Việt Nam đang thu hút các nhà đầu tư có năng lực, tài chính, các chuyên gia, người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao làm việc trong những ngành, nghề mới, Bộ Nội vụ đề xuất cần có những chính sách linh hoạt, giảm thời gian cấp giấy phép lao động để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Theo thống kê từ các tin tuyển dụng của doanh nghiệp và thông tin lao động đi tìm việc trên các website, quý I/2025, có đến 52,9% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ từ đại học trở lên, trong khi chỉ 50,8% người tìm việc đạt yêu cầu này.
Xem thêm
Phiên bản di động