Tăng mức hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng môi trường
Huyện Hoài Đức: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường | |
Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường |
Chiều 5/7, kỳ họp thứ 6 HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định mức hỗ trợ vùng ảnh hưởng môi trường cho người dân khu vực xung quanh các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Trọng Đông, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội báo cáo tại kỳ họp. |
Báo cáo tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ ảnh hưởng môi trường đối với người dân sinh sống, sản suất xung quanh các khu xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp của Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Đông, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội cho biết, Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và đến nay là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 chưa có quy định cụ thể về chế độ, chính sách hỗ trợ thường xuyên cho người dân sinh sống trong các vùng bị ô nhiễm, mới chỉ có quy định về việc đền bù một lần cho người dân khi xảy ra sự cố môi trường.
Theo quy định tại Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, “Bãi chôn lấp chất thải rắn hỗn hợp (vô cơ và hữu cơ) hợp vệ sinh, phải có khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường nhỏ nhất giữa hàng rào bãi chôn lấp chất thải rắn đến chân các công trình xây dựng khác >=1000m”.
Tuy nhiên, thực tế do lịch sử để lại, hiện vẫn có người dân sinh sống, sản xuất (chủ yếu trước, khi xây dựng Khu xử lý chất thải) trong vòng phạm vi bán kính quy định về an toàn vệ sinh môi trường được quy định nêu trên tại các Khu xử lý chất thải trên địa bàn thành phố. Để bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trong khu vực xung quanh các khu xử lý chất thải, UBND Thành phố đã ban hành các Quyết định về hỗ trợ ảnh hưởng môi trường cho người dân trong phạm vi ảnh hưởng của các khu xử lý chất thải.
UBND TP Hà Nội đề nghị quy định mức hỗ trợ bằng tiền đối với người dân sinh sống và làm việc thường xuyên trong phạm vi bán kính đến 500m (đối với bãi chôn lấp chất thải quy mô lớn và rất lớn). Theo HĐND TP Hà Nội, đây là một trong nhiều biện pháp hỗ trợ Thành phố đã và đang triển khai để bù đắp một phần những ảnh hưởng môi trường đối với người dân đang sinh sống, sản xuất trong phạm vi bán kính quy định về an toàn vệ sinh môi trường tại các khu chôn lấp rác.
Đối với các khu xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp quy mô lớn và rất lớn (công suất tiếp nhận > 65.000 tấn/năm), mức hỗ trợ từ 0m-150m là 133 nghìn đồng/người/30 ngày (mức cũ là 70 nghìn đồng); từ 150m-300m là 106 nghìn đồngngười/30 ngày (mức cũ là 66 nghìn đồng); từ 300m-500m là 84 nghìn đồng/người/30ngày (mức cũ là 47 nghìn đồng) ;từ 500m-600m là 80 nghìn đồng/người/30 ngày (mức cũ là 35 nghìn đồng)...
Với đất canh tác trong phạm vi vùng ảnh hưởng môi trường từ 0-500m giữ nguyên là 170 nghìn đồng/m2/năm và từ 500-1000m giữ nguyên 102 nghìn đồng/m2/năm.
Mức hỗ trợ với khu xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp quy mô nhỏ và vừa (công suất <65 nghìn tấn/năm) với phạm vi 0m-150m mức hỗ trợ là 92 nghìn đồng/người/30 ngày (mức cũ là 70 nghìn đồng); từ 150m-300m mức hỗ trợ giữ nguyền là 66 nghìn đồng/người/30 ngày; từ 300m-500m mức hỗ trợ từ 47 nghìn đồng xuống 40 nghìn đồng/người/30 ngày.
Mức hỗ trợ cũng áp dụng với Đối tượng không đăng ký hộ khẩu thường trú, là cán bộ, công chức, viên chức hoặc học sinh, sinh viên, người lao động có họp đồng lao động ký với đơn vị, cơ quan hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng lao động nằm trong phạm vi vùng ảnh hưởng môi trường tính từ hàng rào khu xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp, nằm trong danh sách đối tượng bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội tại đơn vị, cơ quan sử dụng lao động nêu trên; hiện đang làm việc liên tục trong phạm vi vùng ảnh hưởng môi trường. Đổi tượng có nhà nằm ngoài vùng ảnh hưởng môi trường nhưng có đất canh tác nằm trong vùng ảnh hưởng môi trường, vẫn thường xuyên lao động, sản xuất nông, lâm nghiệp, đã được chính quyền địa phương xác nhận.
Theo báo cáo thẩm tra của HĐND TP Hà Nội do bà Hồ Vân Nga, Phó Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách trình bày, việc quy định mức hỗ trợ vùng ảnh hưởng của môi trường đối với người dân khu vực xung quanh các khu xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp trên địa bàn Hà Nội là cơ chế đặc thù của Hà Nội trên cơ sở tiếp tục áp dụng quy định đã có, vận dụng các hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương. Việc xây dựng cơ chế hỗ trợ này là cần thiết và phù hợp quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Lao động, Luật Cư trú, Luật Ngân sách nhà nước.
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 16:02
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 13:45
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 12:06
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 12:04
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 10:32
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 20:53
Ông Nguyễn Tiến Cường được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện Thanh Trì
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 19:42
Hà Nội chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 17:15
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 15:37
Tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ, chất lượng
Chỉ đạo - Điều hành 21/01/2025 15:17