--> -->

Tăng lãi suất để hút vốn cho đầu tư phát triển

Lần đầu tiên sau 2 năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã quyết định tăng loạt lãi suất điều hành gồm trần lãi suất huy động, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn. Việc tăng lãi suất tiền gửi, hy vọng sẽ hút người dân gửi tiền tiết kiệm để ngân hàng có vốn “bơm” cho nền kinh tế, thay vì nhiều người dân tìm đến kênh bất động sản đầu tư như trước.
Thêm hai ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi Fed có thể sẽ thực hiện nhiều đợt tăng mạnh lãi suất Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, nghiên cứu tăng lãi suất huy động

Ảnh hưởng từ thế giới

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), việc FED và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới tăng lãi suất có thể tác động đáng kể đến châu Á. Các nhà hoạch định trong khu vực cần có chính sách phù hợp với nền kinh tế của mình, đặc biệt tập trung vào việc giúp đỡ những người nghèo và dễ bị tổn thương.

Tăng lãi suất để hút vốn cho đầu tư phát triển
Theo quy định của NHNN, nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất tiền gửi để huy động vốn.

FED tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm % lên 3-3,25%, mức cao nhất trong gần 15 năm qua nhằm kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ vừa qua. Các quan chức FED dự báo, Mỹ sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất cơ bản lên khoảng 4,4% vào cuối năm nay và tăng thêm vào năm tới, lên khoảng 4,6% - mức cao nhất kể từ năm 2007. Bằng cách tăng lãi suất cho vay, FED làm cho việc vay thế chấp hoặc vay mua ô tô hoặc kinh doanh trở nên tốn kém hơn.

Khi đó, người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ đi vay và chi tiêu ít hơn, giúp hạ nhiệt nền kinh tế, làm chậm tốc độ lạm phát. Lãi suất cao hơn của Mỹ thu hút các khoản đầu tư toàn cầu và tăng giá trị của đồng USD. Điều đó giúp ích cho Mỹ, nhưng làm suy yếu các nền kinh tế khác, khiến mọi thứ từ trả nợ đến nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.

Cũng theo ADB, lãi suất tăng làm giảm thanh khoản toàn cầu và điều này có thể làm chậm sự phục hồi của châu Á theo một số cách. Đối với các doanh nghiệp, môi trường tín dụng thắt chặt hơn dẫn đến chi phí đi vay cao hơn, làm giảm khả năng sinh lời và các ưu đãi đầu tư của họ. Khi chi phí đi vay tăng lên, các hộ gia đình có xu hướng chi tiêu ít hơn, đặc biệt là hàng tiêu dùng lâu bền và nhà ở. Nhu cầu giảm và tăng trưởng toàn cầu yếu hơn đặt ra những thách thức đối với ngành sản xuất và xuất khẩu của châu Á.

Việc thắt chặt tiền tệ ở Mỹ khiến nhiều nhà đầu tư rút tiền ra khỏi các nền kinh tế châu Á, gây ra sự sụt giảm giá trị tiền tệ ở hầu hết nền kinh tế. Đồng tiền mất giá mạnh thường làm tăng áp lực lạm phát thông qua giá nhập khẩu lương thực và năng lượng cao hơn, làm cán cân vãng lai lệch nhiều hơn, do đó có thể dẫn đến việc các quốc gia gặp khó khăn trong việc thanh toán các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu của họ hoặc trả các khoản nợ nước ngoài.

ADB nhận định các nước đang phát triển ở châu Á sẽ không tránh khỏi tác động lan tỏa từ việc thắt chặt tiền tệ ở Mỹ và các nền kinh tế lớn khác, tuy nhiên khu vực này có đủ khả năng để đối phó với hậu quả. Trong vài thập kỷ qua, đặc biệt kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đã áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô, thận trọng, bao gồm tỷ giá hối đoái linh hoạt để đối phó với các cú sốc bên ngoài, chính sách tiền tệ chủ động để kiềm chế lạm phát và chính sách tài khóa phù hợp để giữ nợ công ở mức hợp lý và bền vững. Những biện pháp này, cùng với những nỗ lực không ngừng nhằm tăng cường hệ thống an sinh xã hội, sẽ rất quan trọng trong những tháng và những năm tới.

Không lâu sau khi FED đưa ra quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 0,75 điểm %, NHNN cũng có động thái tương tự với việc tăng 1 điểm % hầu hết mức lãi suất điều hành. Đây là lần điều chỉnh lãi suất điều hành đầu tiên của NHNN trong hai năm gần nhất và là lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2016. Tuy nhiên, trước khi tăng lãi suất điều hành, cơ quan quản lý tiền tệ Việt Nam đã phát đi nhiều tín hiệu và chính sách mang tính thắt chặt nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát và ổn định tỷ giá USD/VND trên thị trường.

Một trong những công cụ được NHNN sử dụng nhiều nhất và mạnh nhất trong giai đoạn biến động vừa qua là mua/bán tín phiếu trên thị trường mở. Hoạt động này giúp cơ quan quản lý điều tiết được lượng tiền Đồng đang lưu hành trên thị trường, từ đó làm tăng/giảm cung tiền. Đáng chú ý, chỉ trong 7 ngày làm việc trước đợt tăng lãi suất điều hành kể trên, NHNN đã thực hiện bán tín phiếu kỳ hạn 7 và 14 ngày với giá trị lên tới 110.400 tỷ đồng. Giao dịch này đồng nghĩa với việc NHNN đã rút về lượng tiền Đồng tương ứng với giá trị tín phiếu đã bán ra chỉ trong thời gian ngắn.

Ở chiều ngược lại, NHNN vẫn thực hiện mua tín phiếu kỳ hạn ngắn với giá trị bình quân gần 1.000 tỷ đồng/phiên để hỗ trợ thanh khoản cục bộ cho một số tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, trong nửa đầu tháng 9, NHNN vẫn thực hiện bơm tiền Đồng ra ngoài thông qua thị trường mở với giá trị xấp xỉ 66.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngay khi ghi nhận những biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế và trong nước, NHNN đã một lần nữa đảo chiều dòng tiền trên thị trường tín phiếu.

Ngoài ra, việc lãi suất tín phiếu NHNN bán ra tăng từ 4%/năm lên 4,5%/năm cũng cho thấy quyết tâm giảm khối lượng tiền Đồng trong hệ thống ngân hàng thương mại của cơ quan quản lý. Trong đó, NHNN chấp nhận trả mức lãi suất cao hơn để các ngân hàng thương mại dùng tiền Đồng mua lại tín phiếu kỳ hạn.

Với việc áp lực lạm phát và tỷ giá gia tăng khi FED tăng lãi suất, việc NHNN rút về lượng lớn tiền Đồng trong hệ thống ngân hàng sẽ làm giảm khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng, từ đó làm giảm vòng quay tiền. Chính sách này có mục tiêu trực tiếp là giảm tỷ lệ lạm phát.

Ngoài ra, việc giảm khối lượng tiền Đồng trong hệ thống ngân hàng cũng giúp lãi suất cho vay VND trên kênh liên ngân hàng duy trì ở mức cao hơn nhiều so với lãi suất vay USD (trên 5% so với trên 2%). Điều này làm hạn chế nhu cầu nắm giữ USD từ các ngân hàng thương mại, qua đó tác động hạ nhiệt tỷ giá gián tiếp trên thị trường.

...Đến tăng lãi suất nhằm ổn định tỷ giá

Thông tin tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, quyết định tăng lãi suất của NHNN nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Đây cũng là ưu tiên số một của NHNN trong thời gian tới. Dù tăng lãi suất điều hành, nhưng NHNN sẽ vận động các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay và nghiên cứu giảm lãi suất ở một số lĩnh vực ưu tiên.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến ngày 16/9/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2021. Tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, đã góp phần kích hoạt mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, tạo đà phục hồi các chỉ số vĩ mô, từ đó giúp nền kinh tế dần khôi phục và tăng trưởng.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng việc NHNN tăng lãi suất là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Việc tăng lãi suất sẽ làm tăng giá tiền VND trước sức ép đồng USD tăng giá trong bối cảnh FED tăng lãi suất. Sức ép tỷ giá hối đoái căng thẳng từ đầu năm tới nay với mức tăng trên 4%. Nếu FED tiếp tục tăng lãi suất, tỷ giá hối đoái có thể tiếp tục tăng. Vì vậy, Việt Nam tăng lãi suất để kìm hãm đà tăng của tỷ giá. Nếu không kìm hãm được tỷ giá hối đoái, giá hàng hóa nhập khẩu tăng và làm lạm phát tiếp tục tăng cao. Điều chỉnh lãi suất còn có tác dụng kiểm soát tín dụng, thắt chặt tiền tệ. Trên cơ sở này để ổn định giá trị đồng tiền và chống lạm phát.

Đầu năm 2022, Chính phủ đề ra mục tiêu giảm lãi suất trên cơ sở chương trình phục hồi kinh tế. Doanh nghiệp mong muốn lãi suất tiếp tục hạ để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đó là mong muốn chủ quan của cơ quan chức năng và doanh nghiệp. Trong khi, tác động khách quan từ bên ngoài rất mạnh. Vì vậy, cần có biện pháp linh hoạt để đối phó.

Theo NHNN, trong bối cảnh hiện nay, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô. Tín dụng được điều hành nhằm tích cực hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Trao niềm tin vì sự phát triển chung

Khoảng hơn 5 năm qua, ngoại trừ gần 2/3 thời gian do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, do lãi suất huy động vốn quá thấp, nên dòng tiền trong cư dân chủ yếu đầu tư qua kênh bất động sản và chứng khoán. Trong đó, lĩnh vực bất động sản là nhiều nhất. Thậm chí, cả hệ thống ngân hàng dư nợ cho vay bất động sản cũng rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay, sau sự cố trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán và đặc biệt việc Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 18 liên quan đến chính sách đất đai cũng như Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang hoàn thiện thì dòng vốn trong dân có xu hướng chững lại.

Trong bối cảnh đó, căn cứ vào nội tại của nền kinh tế, ngân hàng Nhà nước đã có chính sách nới hạn mức tín dụng, nên hiện tại hầu hết các ngân hàng thương mại đã chính thức tăng lãi suất tiền gửi, trung bình từ 7-7,5%/năm. Phải khẳng định, trong bối cảnh hiện nay, mức lãi suất như trên là khá hấp dẫn.

Ở một số quốc gia như Nhật Bản, khi nền kinh tế gặp khó, ngân hàng thiếu vốn, Chính phủ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng. Bất chấp lãi suất thấp, người dân vẫn gửi tiền vào ngân hàng, đồng hành cùng Chính phủ vượt qua khó khăn. Còn hiện tại, dù lãi suất huy động của các ngân thương mại ở ta đã điều chỉnh tăng, nhưng chưa thu hút được nhiều người dân có lẽ cũng bởi yếu tố niềm tin. Hy vọng, tới đây khi cộng đồng doanh nghiệp được tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn ngân hàng cũng chính là thông điệp mạnh mẽ gửi đến người dân, dòng vốn đang được chuyển vào nền kinh tế để phục vụ nhu cầu phát triển, khi đó người dân ắt sẽ tìm đến ngân hàng.

Hấp dẫn như vậy, nhưng theo khảo sát, nhiều người dân có vốn vẫn chưa “mặn mà” gửi tiền vào ngân hàng, nhiều người còn do dự. Một ông chủ có hệ thống khách sạn có tiếng ở Hà Nội, vốn “thông thạo” kinh tế chia sẻ với chúng tôi: Ở các nền kinh tế phát triển, khi người dân gửi tiền vào ngân hàng, đồng tiền đó sẽ được “bơm” cho các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất - kinh doanh, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Song qua theo dõi, thời gian qua, dư nợ bất động sản khá lớn, người có tiền, thậm chí rất nhiều tiền cũng muốn gửi vào ngân hàng để giúp doanh nghiệp đang khát vốn có nguồn vốn để phục vụ cho việc sản xuất - kinh doanh.

Bởi vậy, không bàn đến các yếu tố vĩ mô, để tiền nhàn rỗi trong dân “chảy” vào hệ thống ngân hàng, điều quan trọng các ngân hàng phải dùng số tiền đó để “bơm” vào cho phát triển kinh tế. Cụ thể cho các doanh nghiệp vay để hồi phục, mở rộng sản xuất - kinh doanh. Một khi các doanh nghiệp dễ tiếp cận với vốn vay để mở rộng sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, tin tưởng trong một thời gian ngắn, người dân sẽ gửi lượng tiền khá lớn vào ngân hàng, thay vì mạo hiểm đầu tư vào bất động sản./.

Hà Phong

Nên xem

Malaysia Masters 2025: Nguyễn Thùy Linh thắng "sốc" cựu số 1 thế giới Pusarla Venkata Sindhu

Malaysia Masters 2025: Nguyễn Thùy Linh thắng "sốc" cựu số 1 thế giới Pusarla Venkata Sindhu

Nguyễn Thùy Linh, tay vợt số một Việt Nam, đã mở màn chiến dịch Malaysia Masters 2025 bằng một chiến thắng chấn động làng cầu lông thế giới. Trong trận đấu vòng đầu tiên, cô đã vượt qua Pusarla Venkata Sindhu - cựu số một thế giới và á quân Olympic - với tỷ số 2-1 sau ba set kịch tính, tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng vững chắc của mình trên đấu trường quốc tế.
Nhân rộng các mô hình để xây dựng xã hội học tập

Nhân rộng các mô hình để xây dựng xã hội học tập

Với nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo, kết quả thực hiện các mô hình học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã đi vào thực chất và từng bước được nhân rộng. Việc đẩy mạnh các mô hình học tập được xác định là nền tảng xây dựng xã hội học tập, đưa Hà Nội sớm gia nhập Mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm

Ngày 21/5, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã trực tiếp đến thăm và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho 2 đoàn viên thuộc LĐLĐ huyện Gia Lâm. Đây là hoạt động thiết thực của tổ chức Công đoàn Thủ đô trong Tháng Công nhân năm 2025.
Kinh nghiệm xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa từ một trường học

Kinh nghiệm xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa từ một trường học

Xác định xây dựng đời sống văn hóa trong cơ quan là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, thời gian qua, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công đoàn viên của Trường Tiểu học - Trung học Cơ sở Pascal (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm) luôn chú trọng thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng cơ quan văn hóa.
Quốc hội quyết định ngày 15/3/2026 bầu cử Quốc hội khóa XVI

Quốc hội quyết định ngày 15/3/2026 bầu cử Quốc hội khóa XVI

Quốc hội quyết nghị ngày bầu cử đại biểu Quốc hội Khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Vì người lao động - vững bước doanh nghiệp văn hóa

Vì người lao động - vững bước doanh nghiệp văn hóa

Với những nỗ lực bền bỉ vì người lao động, Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam đã nhận được nhiều danh hiệu, giải thưởng. Đáng chú ý, Công ty đã vinh dự được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023-2024.
Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Vận dụng cơ chế đặc thù, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ trong đó có khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa. Mặc dù còn nhiều băn khoăn mong được giải đáp, tuy nhiên với đông đảo người dân nơi đây, trên tất cả là kỳ vọng về sự đổi thay, về cuộc sống mới tại nơi họ từng gắn bó suốt thời gian dài.

Tin khác

Trình bổ sung hơn 4.327 tỷ đồng vốn viện trợ không hoàn lại vào chi thường xuyên năm 2025

Trình bổ sung hơn 4.327 tỷ đồng vốn viện trợ không hoàn lại vào chi thường xuyên năm 2025

Theo nội dung Tờ trình do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tại phiên làm việc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, tổng số vốn đề nghị bổ sung vào ngân sách nhà nước cho năm 2025 từ nguồn viện trợ không hoàn lại là 4.327,121 tỷ đồng.
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa thông báo sẽ chi trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 5% bằng tiền mặt, ngày 10/6 là ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông nhận cổ tức, ngoài ra ngân hàng này cũng sẽ trả cổ tức 13% bằng cổ phiếu.
Có thể bị phạt tiền đến 400 triệu đồng khi kinh doanh vàng miếng nhưng không có giấy phép

Có thể bị phạt tiền đến 400 triệu đồng khi kinh doanh vàng miếng nhưng không có giấy phép

Ngân hàng Nhà nước đề xuất phạt tiền từ 300-400 triệu đồng khi kinh doanh mua, bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Tạm dừng dịch vụ thuế, ứng dụng hóa đơn điện tử đến 15/6

Tạm dừng dịch vụ thuế, ứng dụng hóa đơn điện tử đến 15/6

Cục Thuế - Bộ Tài chính vừa có thông báo hỏa tốc về kế hoạch tạm dừng các hệ thống ứng dụng ngành thuế, phục vụ việc chuyển địa điểm trung tâm dữ liệu của Cục Thuế. Thời gian tạm ngừng từ ngày 23/5 đến 15/6.
Ngân sách Nhà nước thu hơn 5.200 tỷ đồng từ đấu giá biển số xe

Ngân sách Nhà nước thu hơn 5.200 tỷ đồng từ đấu giá biển số xe

Từ tháng 9/2023 đến giữa tháng 5/2025, hoạt động đấu giá biển số xe đã giúp ngân sách nhà nước thu về hơn 5.200 tỷ đồng. Chính sách khai thác tài sản công này đang cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và xã hội.
Hợp tác phát triển AI và bán dẫn nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ

Hợp tác phát triển AI và bán dẫn nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ và tham dự chương trình đầu tư vào Hoa Kỳ “SelectUSA 2025”, Đoàn công tác của Bộ Tài chính đã có các buổi làm việc quan trọng với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Intel và Tập đoàn Meta nhằm thúc đẩy các định hướng hợp tác chiến lược trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn.
Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình cho hội viên phụ nữ

Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình cho hội viên phụ nữ

Ngày 15/5, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” tại địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội).
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế. Không ít ý kiến cho rằng đây là bước đi cần thiết để hạn chế đầu cơ, nhưng cách tính và thực thi lại đang khiến nhiều người dân, nhà đầu tư và chuyên gia tài chính tỏ ra băn khoăn.
Mua, bán vàng miếng SJC tại điểm trái phép sẽ bị xử phạt

Mua, bán vàng miếng SJC tại điểm trái phép sẽ bị xử phạt

Đây là thông tin được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2 đề cập trong công văn gửi các cơ quan ban ngành trên địa bàn TP.HCM tuyên truyền quy định kinh doanh và mua bán vàng, ban hành chiều tối 14/5.
Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Từ ngày 11-14/5, Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn dẫn đầu cùng hơn 130 thành viên, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp trong nhiều ngành, lĩnh vực tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ 2025 (SelectUSA Investment Summit).
Xem thêm
Phiên bản di động