--> -->

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, nghiên cứu tăng lãi suất huy động

Về định hướng chính sách, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, tăng lãi suất huy động nhưng cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay…
Bắt tạm giam Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ Ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành BHXH Việt Nam phiên bản 2.0

Sáng ngày 22/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng liên quan tới xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô.

Không hoang mang, dao động, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô

Nội dung đầu tiên được thảo luận tại phiên họp là tình hình kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm 2022 và những tháng đầu năm 2023. Nội dung này được Chính phủ thảo luận trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức, tăng trưởng có xu thế giảm, lạm phát có xu thế tăng cao, ngân hàng Trung ương của nhiều nước tăng lãi suất, tác động tới nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ ba liên tiếp trong năm nay tại cuộc họp trong hai ngày 20 - 21/9 và cho biết sắp tới sẽ tiếp tục tăng trong nỗ lực kiềm chế lạm phát đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục 40 năm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, nghiên cứu tăng lãi suất huy động
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề, thảo luận nội dung liên quan tới xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kết luận nội dung này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ. Tăng trưởng có xu hướng giảm, lạm phát có xu hướng tăng cao tại hầu hết các nước, trong đó có Mỹ, EU, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, một số nước ASEAN… Trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều nước nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, dẫn tới hệ quả là lạm phát tăng cao, khiến ngân hàng Trung ương thời gian qua nhiều nước phải tăng lãi suất.

Việc các nước tăng lãi suất làm ảnh hưởng tới nhiều nước khác về nợ công, xuất khẩu, thất nghiệp… Với Việt Nam, nền kinh tế có quy mô khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu và cạnh tranh có hạn, nên một biến động nhỏ trên thế giới cũng có tác động lớn tới tình hình trong nước. Các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, EU… có xu hướng bị thu hẹp. Phản ứng chính sách của các nước cũng tác động tới tỉ giá, lãi suất, tín dụng, giá trị đồng tiền… của Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh: Trong bối cảnh đó, chúng ta dứt khoát không hoang mang, dao động; cũng không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; chủ động nắm bắt tình hình, bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành. Mục tiêu là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, đây là ưu tiên xuyên suốt, vừa trước mắt, vừa lâu dài.

Về định hướng chính sách, Thủ tướng nêu rõ, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước điều hành chủ động, linh hoạt bằng các công cụ tỉ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, lựa chọn thứ tự ưu tiên. Tích cực hơn nữa, đẩy mạnh hỗ trợ lãi suất 2%; đẩy mạnh công tác truyền thông để nhân dân hiểu, tin tưởng, chia sẻ và ủng hộ các chính sách về tiền tệ, tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, tăng lãi suất huy động nhưng cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay và kêu gọi, vận động các tổ chức tín dụng tiếp tục đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả hoạt động, quản trị, tiết giảm chi phí, nghiên cứu giảm lãi suất ở một số đối tượng, lĩnh vực phục vụ sản xuất kinh doanh để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi kinh tế sau dịch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, nghiên cứu tăng lãi suất huy động
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả. Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo, rà soát giảm thuế, phí, lệ phí và có chính sách hỗ trợ phù hợp giúp người dân, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm; tăng thu, giảm chi, tiết kiệm tối đa chi thường xuyên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, nắm sát tình hình, phản ứng kịp thời chính sách, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công thuộc chương trình đầu tư công trung hạn, chương trình phục hồi và phát triển, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời góp phần thúc đẩy đầu tư ngoài nhà nước.

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phải phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả cùng các chính sách khác, Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn về tiền tệ, tín dụng, tài chính, nợ công, lương thực, năng lượng, thông tin; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng cả phía cung và phía cầu… Tiếp tục phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ để tạo nền tảng vật chất cho ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cả trước mắt và lâu dài…

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chú trọng phát triển văn hoá, xã hội, môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; giữ vững quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.

Theo Thủ tướng, đây chính là những yếu tố nền tảng, xuyên suốt để chúng ta bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn.

Kiên trì giải pháp kiểm soát lạm phát

Trước đó, tại phiên họp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết trong bối cảnh đồng tiền nhiều nước mất giá rất mạnh so với đồng USD, thì đồng tiền Việt Nam vẫn thuộc nhóm ít mất giá nhất so với khu vực và thế giới. Thống đốc cho rằng, thách thức lớn nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô vẫn là kiểm soát lạm phát, dù các tổ chức quốc tế đều đánh giá năm 2022, Việt Nam có thể kiểm soát lạm phát dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, Ngân hàng sẽ kiên trì các giải pháp theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng "ổn định không có nghĩa là cố định" mà theo sát mọi diễn biến để điều hành phù hợp tình hình.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết các chỉ tiêu nông nghiệp sẽ đạt yêu cầu đề ra trong năm nay, trong đó có chỉ tiêu xuất khẩu nông sản khoảng 50 tỷ USD, bởi bên cạnh những tác động tiêu cực từ tình hình thế giới thì cũng có những tác động tích cực như hiệp định EVFTA đã phát huy hiệu quả.

Bộ trưởng cũng chính thức khẳng định, Bộ không có chương trình ký kết hợp tác nào với Bộ Nông nghiệp Thái Lan về phối hợp nâng giá gạo lên, hai bên chỉ có các hoạt động hợp tác chung thông thường khác. Ông cũng đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao tăng cường phối hợp, đẩy mạnh kết nối thông tin xuất khẩu. Tổ công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương vừa qua đã thường xuyên gặp nhau làm việc và sắp tới sẽ gặp nhau hằng tuần.

Bộ trưởng lấy ví dụ, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Anh đã hoạt động xúc tiến rất hiệu quả, giúp lượng gạo xuất khẩu sang Anh tăng đột phá từ khoảng 200-300 tấn mỗi tháng trước đây lên những lô hàng khoảng 6.000 tấn. Gạo Việt đã khẳng định được chất lượng và vị thế trên thương trường, chính thức gia nhập vào các hệ thống phân phối lớn tại các thị trường cao cấp ở châu Âu.

Ông cũng đề nghị tiếp tục tháo gỡ về thẻ vàng thủy sản IUU nhưng với cách tiếp cận mới, phối hợp với một số quốc gia hỗ trợ Việt Nam về công tác này trên cơ sở hai bên cùng có lợi, xây dựng lại ngành hàng thủy sản chiến lược, bền vững, vừa đáp ứng mục tiêu trước mắt, vừa hướng tới mục tiêu lâu dài…

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Sau ngày 1/7/2025, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) phải xác lập lại việc ủy quyền hoặc làm thủ tục chứng thực theo quy định kịp thời để không bị gián đoạn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.
Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Sáng 25/7 tại trụ sở Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã diễn ra Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I, Nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I được tổ chức thành công tốt đẹp - ghi dấu ấn 98/98 tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ phường Đống Đa hoàn thành việc tổ chức Đại hội. Hội nghị với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả; sẵn sàng tiến tới Đại hội Đảng bộ phường Đống Đa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Từ 25/7 đến 25/8/2025, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã đồng loạt ra quân tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải trên cả đường bộ và đường thủy, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Nhiều trường hợp vi phạm đã bị phát hiện và xử lý nghiêm.
Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL

Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL

Ngày 25/7, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Hồ An Phong đã trao Bằng khen của Bộ trưởng cho ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc, bền bỉ và tiên phong trong xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với người dân Hàn Quốc - một thị trường gửi khách hàng đầu đến Việt Nam.
Bộ Tài chính thông tin về việc một Vụ trưởng bị ngã tử vong

Bộ Tài chính thông tin về việc một Vụ trưởng bị ngã tử vong

Ngày 25/7, Bộ Tài chính đã thông tin chính thức về vụ tai nạn dẫn đến việc ông Phan Đức Dũng - Vụ trưởng bị ngã tử vong.

Tin khác

Thanh tra NHNN yêu cầu EVNFinance Đà Nẵng khắc phục tồn tại, hạn chế

Thanh tra NHNN yêu cầu EVNFinance Đà Nẵng khắc phục tồn tại, hạn chế

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành kết luận thanh tra đối với Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực chi nhánh Đà Nẵng, chỉ ra những mặt tích cực cũng như tồn tại hạn chế, qua đó yêu cầu EVNFinance Đà Nẵng thực hiện khắc phục tồn tại, hạn chế.
Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ lực cho nền kinh tế, phản ánh sức khỏe, triển vọng và năng lực phát triển quốc gia. Các chuyên gia kinh tế tin rằng, Việt Nam có thể được nâng hạng trong tháng 9 này và tiến tới lọt vào rổ thị trường mới nổi trong thời gian tới.
Bộ Tài chính làm rõ về đánh thuế thu nhập cá nhân 20% với lãi bán nhà

Bộ Tài chính làm rõ về đánh thuế thu nhập cá nhân 20% với lãi bán nhà

Theo Bộ Tài chính, việc thu thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp 20% trên thu nhập cần lộ trình phù hợp, đảm bảo đồng bộ với quá trình hoàn thiện các chính sách khác liên quan đến đất đai, nhà ở, hay mức độ sẵn sàng của cơ sở dữ liệu cũng như hạ tầng công nghệ thông tin về đăng ký, chuyển nhượng đất đai, bất động sản...
Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Ngày 21/7, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương xác minh thiệt hại, phối hợp chi trả bồi thường kịp thời cho các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 xảy ra tại Quảng Ninh.
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.
Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn khởi sắc rõ nét khi VN-Index liên tục bứt phá và tiến sát mốc kháng cự tâm lý 1.500 điểm. Trong tuần giao dịch từ 14 đến 18/7, chỉ số này đã tăng gần 40 điểm, đạt 1.497,28 điểm, mức cao nhất từ đầu năm 2025 đến nay. Điểm nhấn của thị trường nằm ở dòng tiền mạnh mẽ, lan tỏa đều khắp các nhóm ngành, đặc biệt là bất động sản, ngân hàng, bán lẻ và chứng khoán.
Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 14/6/2025 quy định một số trường hợp người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp và các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ ngày 1/1/2026.
GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang ghi nhận đà phục hồi ấn tượng, với mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% - cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2025. Trong bức tranh tươi sáng đó, sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ được xem là những “mũi nhọn” góp phần quan trọng, đồng thời phản ánh nỗ lực mạnh mẽ của toàn nền kinh tế trong bối cảnh còn nhiều thách thức từ thị trường quốc tế.
Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Nhằm hỗ trợ cơ sở kinh doanh trong quá trình kê khai thông tin địa chỉ khi sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, cơ quan thuế đã tích cực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, tuyên truyền sâu rộng, hướng dẫn chi tiết, đồng thời kịp thời cảnh báo nguy cơ giả mạo.
Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Trước những thay đổi về địa giới hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử thuận lợi, không gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời cảnh báo các hành vi giả mạo nhằm bảo vệ người nộp thuế.
Xem thêm
Phiên bản di động