Tăng cường gắn kết doanh nghiệp với đào tạo nghề
![]() | Thêm cơ hội, tăng thu nhập nhờ được đào tạo nghề |
![]() | Ổn định cuộc sống nhờ có nghề |
![]() | Lao động nông thôn có việc làm ổn định sau khi đào tạo nghề |
![]() |
Ký kết hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội năm 2019 (ảnh CTV) |
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội về đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, hiện Hà Nội là một trong những thành phố có số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp lớn nhất cả nước với 369 đơn vị, trong đó công lập có 129 đơn vị, ngoài công lập có 240 đơn vị.
Trong giai đoạn trước, công tác đào tạo gắn với doanh nghiệp đã được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quan tâm thực hiện, nhưng mối quan hệ giữa hai bên chủ yếu chỉ dừng lại ở việc đưa học sinh, sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp. Đến nay, việc triển khai hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp đã có những chuyển biến mới tích cực từ công tác xây dựng chỉnh sửa bổ sung chương trình đào tạo, tuyển sinh, đào tạo, thực tập, thực hành sản xuất đến tuyển dụng và sử dụng lao động… từ đó mang lại sự đột phá mới trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Cụ thể, xác định chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ đem lại những bứt phá mới trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm bền vững cho người lao động; Thành phố luôn quan tâm tới việc xây dựng và phát triển mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo theo địa chỉ sử dụng.
Từ năm 2017, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 66/KH- UBND về việc thí điểm đào tạo gắn với doanh nghiệp của các trường dạy nghề công lập thuộc Thành phố. Hàng năm, Thành phố giao cho Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố tích cực thực hiện công tác đào tạo gắn với doanh nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cơ hội việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp.
Năm 2018, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố đã hợp tác với 753 doanh nghiệp với nhiều nội dung, hình thức phối hợp đa dạng như: Tiếp nhận sinh viên, giáo viên dạy nghề tham quan tìm hiểu về doanh nghiệp, thực tập cung cấp thông tin tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp. Một số doanh nghiệp đã hỗ trợ thiết bị dạy nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề còn được thực hiện thông qua các hoạt động: Mời chuyên gia doanh nghiệp về giảng dạy, doanh nghiệp cấp học bổng cho sinh viên, tài trợ thiết bị dạy nghề cho nhà trường; hợp tác tham gia xây dựng chương trình đào tạo…
Trong công tác hợp tác với doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố có nhiều đơn vị thực hiện có hiệu quả và gắn kết với các đối tác bền vững như: Trường Cao đẳng Việt Nam- Hàn Quốc thành phố Hà Nội; Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội; Trường Trung cấp Cơ khí I Hà Nội; Trường Trung cấp Kinh tế- Du lịch Hoa Sữa; Trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội v.v…
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc gắn kết doanh nghiệp với công tác giáo dục nghề nghiệp vẫn còn những tồn tại như hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đi vào chiều sâu, chưa bền vững, chỉ mang tính hỗ trợ từ một phía của doanh nghiệp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu về tham quan, kiến tập, thực tập của sinh viên, chưa có sự gắn kết bền chặt, trách nhiệm giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường còn yếu về ngoại ngữ và các kỹ năng xã hội như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng khởi nghiệp…
Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục quan tâm, chú trọng đẩy mạnh công tác xã hội hóa phát triển giáo dục nghề nghiệp, tăng cường sự hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng cường sự hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp.
Trong đó, Thành phố khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tạo sự liên kết giữa người lao động, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo; tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chất lượng, đào tạo những ngành nghề mũi nhọn; liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm; xây dựng các mô hình, hình thức và phương thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để nâng cao khả năng có việc làm cho người lao động sau khi đào tạo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công
Tin khác

Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính
Việc làm 27/07/2025 08:41

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu
Việc làm 26/07/2025 12:24

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Việc làm 21/07/2025 22:24

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao
Việc làm 21/07/2025 18:20

Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số
Việc làm 20/07/2025 15:17

Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng
Việc làm 20/07/2025 14:59

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước
Việc làm 19/07/2025 19:30

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp
Việc làm 18/07/2025 09:08

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô
Việc làm 15/07/2025 22:22

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025
Việc làm 14/07/2025 07:42