-->

Tấm lòng "vàng" sẻ chia vì cộng đồng trong tâm dịch covid - 19

Trong khó khăn chung, việc kinh doanh của gia đình bà Nguyễn Thị Lan (61 tuổi, khu dân cư số 4, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội) cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Mặc dù tổn thất rất lớn do phải đóng cửa nhiều cửa hàng để chấp hành nghiêm quy định của chính quyền để phòng chống lây lan của dịch bệnh nhưng bà Lan vẫn chủ động hỗ trợ tiền, thực phẩm cho người lao động nghèo và các chiến sĩ đang chống dịch tại cơ sở.    
tam long vang se chia vi cong dong trong tam dich covid 19 Người Hà Nội tương thân, tương ái trong mùa dịch
tam long vang se chia vi cong dong trong tam dich covid 19 Tình người trong chống dịch

“Dìu” nhau qua mùa dịch

Sáng sớm ngày 6/4, sau khi đã hoàn thành xong việc hỗ trợ 50 xuất bánh khúc cho các cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm túc trực tại khu cách ly xóm chạy thận phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng), bà Nguyễn Thị Lan lại tất bật chở gạo đến Trung tâm y tế phường phố Huế tiếp sức cho các y bác sĩ đang căng mình chống dịch tại đây.

Sau khi hoàn thành xong công việc buổi sáng, bà về nhà, lục lại danh sách những nơi đã từng liên hệ, rà soát trong trí nhớ những người có hoàn cảnh khó khăn mình biết và chuẩn bị 1 thêm nhiều phần quà để đến những nơi cần sự giúp đỡ trong mùa dịch này. Đáng chú ý, trong danh sách những người cần giúp đỡ, bà Lan dự định dành 50 triệu đồng tặng những người dân tại xóm chạy thận trên đường Lê Thanh Nghị (phường Đồng Tâm).

Bà Lan chia sẻ: “Thường ngày cuộc sống của những người này đã vô cùng khó khăn, nay vì dịch bệnh mà không thể đi làm được, bệnh thì vẫn phải chữa. Do vậy, tôi đã chủ động liên hệ với cán bộ phường Đồng Tâm, với mong muốn sẽ tặng xóm chạy thận 50 triệu đồng trong thời gian sớm nhất, giúp đỡ họ vơi bớt phần nào khó khăn, có động lực để chữa bệnh. Đồng thời, kể từ ngày 6/4, tôi cũng sẽ hỗ trợ bữa sáng cho các đồng chí đang thực hiện công tác vận động, cách ly tại đây”.

Trước đó, bà Lan cũng đã tham gia hỗ trợ, ủng hộ cho 30 gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn tại phường Văn Miếu. Phần quà tặng đơn giản là những túi gạo, thực phẩm, một chút tiền chi tiêu hằng ngày. Những món quà tuy không có giá trị quá lớn về vật chất nhưng lại là một nguồn động viên tinh thần rất lớn cho người dân trong giai đoạn khó khăn này.

“Trong thời điểm dịch bệnh, ai cũng gặp khó khăn, bản thân tôi và gia đình cũng gặp khó khăn khi đóng các cửa hàng kinh doanh. Tuy nhiên, tôi vẫn sẵn sàng chung tay cùng người dân ủng hộ phòng chống dịch Covid-19. Không những ủng hộ 1 tháng, nếu đại dịch chưa được dập tắt, gia đình tôi sẵn sàng tiếp tục ủng hộ cán bộ chiến sĩ tham gia cách ly, người dân nghèo, người lao động trong những tháng tiếp theo”, bà Lan bày tỏ.

Giúp đỡ mọi người là giúp đỡ chính mình

Với phương châm giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình, khi đến đâu gặp hoàn cảnh khó khăn bà Lan cũng sẵn sàng giúp đỡ. Theo bà Lan, nhất là trong mùa dịch, những hộ khó khăn lại càng khó khăn, những người như thế rất dễ tổn thương và rất lo sợ.

Không chỉ tham gia từ thiện tại những điểm “nóng”, bà Lan cũng là một tấm gương có nhiều sáng kiến sáng tạo trong việc phòng chống dịch ngay tại nơi kinh doanh. Vốn là chủ một thương hiệu bánh khúc có tiếng tại Hà Nội, ngay sau khi Việt Nam xuất hiện những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, bà Lan đã chủ động có những biện pháp bảo vệ nhân viên cũng như khách hàng tại nơi kinh doanh, đồng thời nhắc họ nghiêm túc thực hiện những khuyến cáo phòng chống bệnh của bộ Y tế.

tam long vang se chia vi cong dong trong tam dich covid 19
Ngay tại nơi kinh doanh, bà Lan đã chuẩn bị khẩu trang, nước sát khuẩn để phục vụ miễn phí khách hàng và người qua đường (Ảnh: K.Tiến)

Bà chủ động chuẩn bị khẩu trang, nước rửa tay, sát khuẩn miễn phí, treo biển để ngay tại nơi kinh doanh cho những người đi qua có thể dễ dàng sử dụng. Thậm chí, thấy ai không đeo khẩu trang, bà liền gọi lại ngay, sẵn sàng tặng khẩu trang miễn phí.

Bà Lan chia sẻ rằng, mình phải biết, phải hiểu đúng về Covid-19 thì mới có thể phòng chống được. Do vậy, ngày nào bà cũng cập nhập tình hình dịch để nhắc nhở những người trong gia đình, những người làm việc tại cơ sở kinh doanh. Mặc dù bánh khúc không phải là mặt hàng trong danh mục phải tạm dừng kinh doanh trong thời điểm hiện tại nhưng bà Lan vẫn chủ động đóng bớt một số cửa hàng, chỉ để một vài cơ sở kinh doanh chính để kiểm soát tình hình.

Bà thực hiện nghiêm túc việc giữ người lao động của mình theo nguyên tắc “3 tại chỗ”, tức là không đi làm, không về quê, không được đi chơi. Bà cho biết: “Tôi cho nhân viên nghỉ nhưng ở tại chỗ, ở nhà, lương vẫn lĩnh, cơm ăn 3 bữa đầy đủ. Tuy nhiên phải nhất quyết quán triệt không được đi chơi, không đi ra ngoài nếu không thực sự cần thiết. Ai vi phạm quy định, đến khi hết mùa dịch, tôi sẽ cho tự nghỉ, còn thời điểm này tôi sẽ không đuổi nhân viên”.

Theo bà Lan, nếu đuổi người lao động trong thời điểm này sẽ khiến người ta gặp khó khăn trong kinh tế, đặc biệt nếu họ di chuyển nhiều, rồi lại về quê, mang mần dịch khắp nơi thì sẽ gây vất vả cho cả hệ thống chính trị. “Mình có nuôi quân của mình1, 2 tháng thì mình cũng không giàu lên mà cũng không nghèo đi”, bà Lan bày tỏ.

Được biết, việc kinh doanh của gia đình bà Lan vẫn thực hiện thông qua đặt hàng, giao tại nhà. Tuy nhiên, chỉ bán hàng tại một số địa điểm chính, nơi bà có thể kiểm soát được. Khi bán hàng, bà luôn nhắc nhân viên và khách chủ động đứng cách xa 2m, thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay, xịt khuẩn đúng cách.

Bà Lan cho rằng đây là những việc làm thiết thực nhất để đẩy lùi bệnh. Và nếu mỗi nguời không có ý thức, không giúp đỡ nhau từ những việc nhỏ nhất thì quyết tâm của Chính phủ, của hệ thống chính trị trong thời gian vừa qua sẽ phải đổ xuống sông xuống biển. Việc phòng chống dịch bệnh sẽ phải kéo dài thêm và kinh tế sẽ ngừng trệ, không phát triển được.

“Giúp đỡ người khác cũng chính và giúp đỡ chính mình, tôi hi vọng rằng mọi người sẽ có ý thức, cùng nhau chung sức đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian sớm nhất”, bà Lan chia sẻ.

Ghi nhận những đóng góp của bà Nguyễn Thị Lan, mới đây, UBND quận Đống Đa đã có quyết định khen thưởng thành tích cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phòng chống Covid-19 tại địa phương.
Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo để thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Trong quý I/2025, LĐLĐ quận đã vận động thành lập 5 Công đoàn cơ sở, 4 nghiệp đoàn cơ sở với tổng số 575 đoàn viên.
Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Sáng 21/4, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình đoàn viên công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong khi đang làm việc.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Xác định công tác an toàn vệ sinh lao động là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập trung tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn.
Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Sau những vòng đấu sôi nổi, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đang bước vào giai đoạn cuối đầy kịch tính. Không khí trên sân cỏ nóng lên từng ngày khi 4 đội bóng mạnh nhất chính thức bước vào vòng bán kết. Hai trận đấu được mong chờ đã mang đến cho khán giả những màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn.
U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Một trong những trận chung kết kỳ lạ và kịch tính nhất lịch sử giải đấu, U17 Uzbekistan đã làm nên điều gần như không tưởng khi giành chiến thắng 2-0 trước chủ nhà Saudi Arabia, dù phải chơi với chỉ 9 người từ cuối hiệp một, qua đó đăng quang ngôi vô địch U17 châu Á 2025 một cách đầy cảm xúc.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động