-->

Tại sao tôi vẫn muốn duy trì những cuộc gặp mặt trực tiếp với khách hàng, đối tác và nhân viên?

(LĐTĐ) Đại dịch đã làm thay đổi phương thức làm việc truyền thống, cách thức chúng ta tiếp cận khách hàng, đối tác và buộc chúng ta phải thích ứng với những phương thức mới linh hoạt hơn để tiếp tục tìm kiếm cơ hội kinh doanh và phát triển.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh an toàn Sản xuất, kinh doanh thích ứng linh hoạt trong tình hình mới Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

(Bài viết chia sẻ góc nhìn của ông Lê Đông Lâm, Giám Đốc Điều Hành Sơn Công nghiệp và Sơn Ô tô Việt Nam, Sơn Tôn Mạ Màu và Nhôm Định Hình - Khu vực Đông Nam Á - Tập Đoàn Sơn PPG – USA).

Tôi đã dành hơn 10 ngày liên tục cho chuyến công tác đầu tiên sau gần 5 tháng làm việc online tại nhà do dịch Covid-19. Phần lớn thời gian của chuyến đi đều dành cho việc gặp mặt, đàm phán, trao đổi thông tin với khách hàng, đối tác và gặp gỡ đồng nghiệp, nhân viên.

Đại dịch đã làm thay đổi phương thức làm việc truyền thống, cách thức chúng ta tiếp cận khách hàng, đối tác và buộc chúng ta phải thích ứng với những phương thức mới linh hoạt hơn để tiếp tục tìm kiếm cơ hội kinh doanh và phát triển. Sự đột phá của công nghệ hiện nay giúp duy trì kết nối, thu hẹp khoảng cách về địa lý thông qua các nền tảng số và các ứng dụng giao tiếp trực tuyến. Tuy nhiên, tôi tiếp tục đặc biệt coi trọng việc gặp mặt, tiếp xúc trực tiếp vì hiệu quả vượt trội mà khó có công nghệ số nào có thể mang lại.

Chất lượng đường truyền kết nối tốt không đồng nghĩa với chất lượng kết nối trong quan hệ

1. Sự khác nhau giữa khái niệm “Gặp gỡ/Liên hệ” và “Kết nối”. Với các cuộc họp trực tuyến, chúng ta có thể nhấn vào link để nhanh chóng “gặp gỡ”, duy trì mối quan hệ với đối tác, khách hàng và nhân viên. Những cuộc gặp này cho chúng ta cảm nhận như không bị hạn chế bởi rào cản không gian và thời gian vì gần như ở bất cứ nơi nào có kết nối internet đều có thể thực hiện được.

Tuy nhiên, duy trì quan hệ không đồng nghĩa với củng cố và phát triển quan hệ, vốn là mục đích cốt lõi của mọi sự tiếp xúc. Để kết nối đòi hỏi nhiều hơn là một kênh giao tiếp nơi chúng ta nghe được, nói được và được nghe, được nhìn thấy trên không gian mạng ảo. Tại các cuộc gặp trực tiếp, chúng ta có nhiều thời gian và không gian tự nhiên cho những cuộc nói chuyện nhỏ, ngoài lề, không chính thức về các chủ đề khác nhau, nhưng lại chính là xúc tác quan trọng, giúp hiểu hơn đối tác, và giúp đối tác hiểu hơn về chúng ta.

Các trao đổi, chia sẻ này góp phần thúc đẩy mối quan hệ cá nhân và cơ hội kinh doanh.

Một cuộc gặp trực tiếp cũng chứng tỏ rằng bạn coi trọng thời gian và công việc kinh doanh của khách hàng bằng cách thể hiện rằng bạn sẵn sàng đầu tư thời gian, công sức trong lịch trình công tác của mình cho họ. Việc bạn sẵn sàng chia sẻ trong những câu chuyện tưởng như nhỏ nhặt trong đời sống với họ cho thấy bạn quan tâm tới họ trước tiên với tư cách là những cá thể, con người cụ thể, chứ không chỉ là đối tác kinh doanh, là những nhân viên, cộng sự chứ không phải chỉ là công cụ hay mối quan hệ phục vụ công việc. Sự trân trọng này chỉ có thể được thể hiện tự nhiên, hiệu quả nhất trong giao tiếp trực tiếp. Nói cách khác, những cuộc “gặp gỡ” trên không gian mạng có chất lượng đường truyền kết nối tốt không đồng nghĩa với chất lượng kết nối trong quan hệ.

Tại sao tôi vẫn muốn duy trì những cuộc gặp mặt trực tiếp với khách hàng, đối tác và nhân viên?
Ông Lê Đông Lâm.

2. Chất lượng giao tiếp trong các cuộc họp trực tiếp đều không thể so sánh với chất lượng cuộc họp trực tiếp về mức độ khuyến khích người tham gia và mức độ nắm bắt đối tượng cùng giao tiếp. Khi giao tiếp trực tuyến (kể cả qua văn bản, email), chúng ta khó có thể phân biệt được giọng điệu, khó nhận biết cảm xúc của đối tác. Chúng ta mất cơ hội hiểu được đối tác do không tiếp cận được các tín hiệu từ ngôn ngữ cơ thể, không “đọc” được những thay đổi tinh tế trong biểu cảm khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ tay và giao tiếp bằng mắt.

Dù một số phần mềm họp trực tuyến truyền hình tạo ra các tính năng giao tiếp bao gồm tính năng "giơ tay" để báo hiệu rằng bạn có điều gì đó muốn nói và để tăng cơ hội tương tác, nhưng những thông báo này có thể dễ dàng bị bỏ lỡ bởi người chủ trì cuộc họp. Hơn nữa với sự bùng nổ của đại dịch, mọi người kể cả chúng ta và khách hàng đều buộc phải thích ứng với giao tiếp trực tuyến với tần suất cao (gần như 100%) một cách đột ngột thì không phải ai cũng cảm thấy sẵn sàng, thoải mái và đặc biệt là không phải ai cũng cảm thấy quen thuộc, thành thục trong việc chuyển đổi cách giao tiếp đang từ trực tiếp sang trực tuyến. Vì thế rất có thể nhiều ý tưởng, trao đổi nếu được diễn đạt, thể hiện trong môi trường giao tiếp trực tiếp thì sẽ được trình bày nhưng trong môi trường trực tuyến thì sẽ bị trì hoãn hoặc không được thực hiện. Chúng ta vì vậy cũng sẽ mất cơ hội nắm bắt, hiểu chính xác và kịp thời ý tưởng của người cùng giao tiếp và dẫn đến mất đi cơ hội kết nối, làm giảm hiệu quả của giao tiếp. Đó là chưa kể các vấn đề trở ngại, gián đoạn do chất lượng đường truyền gây ra.

3. Các cuộc họp trực tiếp cũng đảm bảo duy trì sự tập trung một cách tự nguyện và tự nhiên nhất của người tham gia. Trong các cuộc họp trực tuyến truyền hình, các thành viên nhóm hướng nội thường có xu hướng chỉ lắng nghe và xử lý thông tin một cách thụ động.

Như đã nói ở trên, hạn chế trong cơ hội tham gia cũng sẽ làm cho một số người nghiêng về phía tiếp nhận, hồi đáp hơn là khởi xướng, cung cấp ý tưởng, thông tin. Điều này dẫn đến khả năng sẽ có một phía chiếm lấy diễn đàn, dẫn dắt cuộc trò chuyện và chỉ đạo thảo luận, và như thế vô tình làm giảm hiệu quả làm việc khi giao tiếp chỉ có xu hướng 1 chiều. Khi gặp mặt trực tiếp, hai nhóm tính cách này có thể làm việc cùng nhau hiệu quả, dẫn đến những cuộc gặp gỡ tích cực, chất lượng hơn.

Đó là chưa kể khi thực hiện các cuộc họp trực tuyến, người tham gia không hẳn lúc nào cũng thực sự “có mặt” dù cho họ đang trực tuyến/online bởi sự thuận tiện của công nghệ cho phép họ thực hiện đa nhiệm 1 lúc, vì vậy cũng làm giảm tập trung và hiệu quả của cuộc họp. Chỉ khi trực tiếp các bên tham gia giao tiếp mới tập trung năng lượng và dành thời gian tối đa vì vậy chất lượng giao tiếp cũng được nâng lên.

Công nghệ chỉ hỗ trợ chứ không thể trở thành phương tiện giao tiếp chiến lược

4. Giao tiếp trực tiếp cho phép giới thiệu cá thể đại diện cho sản phẩm, cho triết lý dịch vụ, cho công ty cùng lúc với giới thiệu sản phẩm. Vì vậy nó thực sự giúp chuyển tải thông điệp đáng tin cậy, rõ ràng, cụ thể hơn là giao tiếp gián tiếp qua công nghệ. Điều này không chỉ đúng với những mối quan hệ với đối tác mới và cả những đối tác lâu dài, với khách hàng lâu năm. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh liên tục và cạnh tranh bằng nhiều hình thức khác nhau chứ không chỉ vì chất lượng của sản phẩm, những cuộc gặp gỡ trực tiếp là thiết yếu để xây dựng niềm tin với các đối tác.

5. Giao tiếp trực tiếp là điều kiện, nền tảng gần như bắt buộc để đảm bảo hiệu quả tối ưu trong các mối quan hệ xã hội bao gồm cả quan hệ trong kinh doanh, đặc biệt ở một số khu vực địa lý mà nhận thức về hiệu quả giao tiếp gắn liền với yếu tố văn hoá dân tộc, địa phương.

Văn hoá Việt Nam và văn hoá của nhiều nước khác trong khu vực Đông Nam Á kể cả Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của giá trị Khổng giáo trong đó niềm tin và tình cảm của người tham gia giao tiếp phụ thuộc rất lớn vào sự hiện hữu vật thể, thực sự của đối tác. Các giá trị giao tiếp được ghi nhận, tôn vinh trong những nền văn hoá này thể hiện rõ cách nghĩ, cách hành xử, xét đoán để tạo dựng niềm tin cần được dựa trên việc trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp tiếp xúc, va chạm với đối phương.

Vì thế trong khi công nghệ cung cấp sự hỗ trợ không thể phủ nhận và trở thành phương tiện giao tiếp chiến lược, không thể thiếu trong đại dịch, chính giao tiếp trực tiếp mới có thể tạo ra những giá trị tinh thần to lớn, tạo dựng niềm tin khác biệt mà công nghệ không thể nào đưa lại. Chính những giá trị kết nối tinh thần tưởng như vô hình, không đo đếm, không nhìn thấy được mới là nền tảng là cơ sở dẫn đến hiệu quả về mặt hợp tác, thể hiện trong hiệu quả kinh doanh bền vững, trong hiệu suất lao động lâu dài.

Chuyến đi đầu tiên và dài ngày trở lại của tôi đã tiếp tục khẳng định niềm tin của tôi về giá trị của tương tác trực tiếp mà lâu nay tôi hằng thực hành, áp dụng. Không một công nghệ nào có thể mang lại sự kết nối, tin tưởng, chia sẻ, thấu hiểu, đồng thuận và thuyết phục hiệu quả với đối tác với khách hàng và đồng nghiệp, nhân viên như cách tôi đã cảm nhận được một cách rõ ràng từ chuyến đi.

Tiếp xúc trực tuyến hỗ trợ chúng ta rất nhiều nhưng dù tiện ích đến mấy thì chúng ta cũng cần đánh giá đúng vai trò của công nghệ kể cả trước, trong và sau khi đại dịch được kiểm soát hoàn toàn. Với những giới hạn hiện hữu của nó, công nghệ luôn là công cụ hỗ trợ. Cho dù có lúc tưởng như là giải pháp đối phó duy nhất trong đại dịch (khi được dựa vào 100%), công nghệ sẽ không thể thay thế và không thể đem lại hiệu quả như tiếp xúc và làm việc trực tiếp.

Lê Đông Lâm

Nên xem

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.

Tin khác

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Chuẩn hóa 95% dữ liệu mã số thuế cá nhân với dữ liệu dân cư

Chuẩn hóa 95% dữ liệu mã số thuế cá nhân với dữ liệu dân cư

(LĐTĐ) Liên quan tới việc sử dụng thống nhất mã số thuế với số định danh cá nhân, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp về chia sẻ dữ liệu, truy vấn dữ liệu, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế rà soát, chuẩn hóa thông tin mã số thuế cá nhân.
Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Sau kỳ nghỉ Tết, tại các chợ dân sinh, siêu thị trên địa bàn Hà Nội, hoạt động kinh doanh đã sôi động trở lại. Trong đó, vấn đề được người tiêu dùng quan tâm đó là giá cả các mặt hàng khá ổn định, nguồn cung dồi dào…
Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết

Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết

Bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, sau Tết và cả năm 2025, Bộ Tài chính sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và thực hiện theo thẩm quyền đồng bộ các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác quản lý giá.
Xem thêm
Phiên bản di động