--> -->

Sức sống mới ở ngoại thành

Đến những vùng ngoại thành Hà Nội không ít lần, nhưng lúc nào cũng vậy, những chuyến đi đều để lại trong tôi những cảm xúc khác biệt. Bên cạnh sự cảm nhận về những làng quê đang ngày càng phát triển với nhiều nhà cao tầng, cửa hàng mọc lên san sát thì ở những vùng đất này, tôi còn được chứng kiến những nụ cười tươi rói của người nông dân khi “trúng” vụ. Chứng kiến niềm vui của những địa phương khi đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao... Tất thảy cảm xúc vui đó, tựa như một bản nhạc hòa tấu đẹp đẽ, minh chứng cho miền ngoại thành Hà Nội đang “thay da đổi thịt” từng ngày.
Tạo sức sống mới cho làng nghề Phát huy các thế mạnh để xây dựng nông thôn mới Người phụ nữ làm đẹp xóm làng

Hạ tầng ngày một khang trang, đồng bộ

Những ngày này, Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình như được khoác một tấm áo mới, với cờ hoa rực rỡ chào mừng kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2022). Không chỉ ở các phố phường nội thành, tại các tuyến đường, trụ sở cơ quan vùng ngoại thành Hà Nội cũng tràn đầy sắc màu rực rỡ, tươi mới.

Sức sống mới ở ngoại thành
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật khiến thu nhập tăng cao, đời sống người dân ngoại thành ngày càng được nâng lên rõ rệt (Ảnh: Đinh Luyện)

Xã Vân Hòa (huyện Ba Vì) - một trong những địa phương vùng dân tộc thiểu số của Hà Nội là ví dụ. Tôi còn nhớ, độ 8 năm trở về trước, nơi đây còn là địa phương gặp nhiều khó khăn bậc nhất Hà Nội. Thuở ấy, để đến Vân Hòa, tôi phải mất nhiều giờ đồng hồ đi từ trung tâm thành phố để vào các thôn của xã, bởi đường đất rất khó đi. Tuy nhiên, đến nay, hầu hết các tuyến giao thông liên thôn tại Vân Hòa đã được cứng hóa. Những mái nhà kiên cố dần thay thế nhà dột nát, tạm bợ như minh chứng cho sự chuyển biến tích cực trong đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây.

Ông Nguyễn Phi Long, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Vân Hoà chia sẻ, do là xã miền núi nên Vân Hòa có tỷ lệ người dân tộc chiếm 48%, trong đó có 2 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Mường và một số ít dân tộc khác. Những khó khăn khi phát triển kinh tế sao cho đồng bộ là khó tránh khỏi. Nhưng bằng nỗ lực không ngừng nghỉ của Đảng bộ và nhân dân xã, sự quan tâm của huyện và Thành phố, Vân Hòa đã có những bước tiến dài trên chặng đường nâng cao đời sống người dân. Đặc biệt, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần thay đổi diện mạo của Vân Hòa. Dễ thấy, hiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi được xây dựng mới và nâng cấp hoàn thiện đã góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp; hệ thống điện, đường, trường, trạm được đồng bộ, đời sống người dân được nâng cao.

Theo tìm hiểu, trước khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của xã Vân Hòa rất hạn chế; đời sống của đồng bào nơi đây còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao… Từ năm 2012, xã Vân Hoà bắt tay vào triển khai xây dựng nông thôn mới. Xã đã bám sát sự chỉ đạo của Thành phố và huyện Ba Vì, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc hiến đất làm đường, xây dựng các công trình trên địa bàn, chú trọng công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế. Tính đến tháng 4/2021, toàn xã đã huy động được gần 305 tỷ đồng để nâng cấp, hoàn thiện các tiêu chí. Dù đời sống kinh tế còn khó khăn, nhưng toàn xã đã huy động được gần 4 tỷ đồng từ nguồn xã hội hoá trong nhân dân.

Hiện tại, theo ông Nguyễn Phi Long, Vân Hòa cũng xác định rõ việc gìn giữ môi trường là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Để thực hiện Kế hoạch số 149/KH-UBND ngày 17/3/2022 của UBND huyện Ba Vì về phát động phong trào thi đua và tổ chức cuộc thi “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” trên địa bàn huyện Ba Vì; Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/ĐU ngày 30/3/2022 về công tác lãnh đạo, phát động phong trào thi đua “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” trên địa bàn xã Vân Hòa…

Bằng sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, qua triển khai, cuộc thi “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thông qua công tác tuyên truyền, Vân Hòa đã huy động được nhân dân tổ chức tổng vệ sinh vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật hằng tuần; phối hợp với đơn vị thu gom, vận chuyển rác theo lịch. Các hộ chăn nuôi trên địa bàn cũng chủ động trong xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas, đẩy mạnh dùng các chế phẩm sinh học để hạn chế mùi chất thải chăn nuôi…

Tính đến thời điểm hiện tại, Vân Hòa đã tiếp nhận nguồn kinh phí ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các cá nhân với số tiền 37 triệu đồng; hơn 4.000 cây hoa các loại đã được trồng bổ sung ở các đoạn đường hoa trước đây và trồng mới ở nhiều khu đất trống. Đến nay tổng chiều dài con đường hoa ở Vân Hòa là 26.919m các loại; số tranh tường bích họa toàn xã cũng đã được khởi động, làm mới 172m, tạo bộ mặt mới cho những tuyến đường ở một số thôn trên địa bàn xã.

Giống như Vân Hòa, xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) cũng có xuất phát điểm là một trong những địa phương từng gặp khó khăn. Tiến Xuân hôm nay đã khác xưa. Chẳng khó để thấy đó là điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa... được đầu tư đồng bộ và khang trang. Ông Đinh Công Lực - Trưởng thôn 3 kể, từ Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) đến nay, Hà Nội đã có bước phát triển vượt bậc. Với, Tiến Xuân cũng vậy, Tiến Xuân hôm nay đã có những đổi thay tích cực, chỉ trong vòng ít năm qua, xã được Thành phố, huyện đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, hiện đời sống kinh tế - xã hội của người dân tiếp tục được cải thiện. Hiện, Tiến Xuân đã có hộ dân đầu tư mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nhiều hộ chăn nuôi quy mô trang trại; phát triển nghề trồng rừng (trên núi cao), trồng cây ăn quả (dưới chân núi); đa số lao động trẻ có việc làm tại các công ty, doanh nghiệp trong vùng...

Theo tìm hiểu, Tiến Xuân còn là xã đầu tiên trong số các xã vùng đồng bào dân tộc miền núi của thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới. Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân Nguyễn Văn Nghĩa cho biết, chính nhờ sự quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng cùng với những giải pháp đồng bộ là động lực giúp thúc đẩy các lĩnh vực tăng tốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn xã năm sau cao hơn năm trước.

Dù là xã dân tộc miền núi nhưng thu nhập bình quân đầu người năm 2021 của Tiến Xuân đã đạt 70 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh phát triển nông, lâm nghiệp, xã Tiến Xuân còn tập trung hướng nghiệp, dạy nghề cho người dân. Đến nay, trên địa bàn xã có 39 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Năm 2022, xã phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 76 triệu đồng/người/năm.

“Xã cũng sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả, áp dụng biện pháp kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất. Cùng với diện mạo kinh tế mới, xã tiếp tục có kế hoạch gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống bản sắc dân tộc Mường nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân”, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân nhấn mạnh.

Sức sống mới ở ngoại thành
Phong trào xây dựng NTM làm bộ mặt ngoại thành ngày càng khang trang (Ảnh: Đinh Luyện)

Cách Tiến Xuân không xa, tôi tiếp tục tìm về xã Hương Ngải - địa phương được huyện Thạch Thất chọn lựa và phấn đấu thành xã nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Ông Nguyễn Văn Hưng (người dân xã Hương Ngải) chia sẻ: “Từ khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới nâng cao, diện mạo xã Hương Ngải nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp. Đặc biệt, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao; hạ tầng giao thông, y tế, trường, trạm được xây dựng. Từ làm nông đơn thuần, người dân nơi đây đã biết làm du lịch, dịch vụ…”.

Được biết, với quan điểm lấy người dân là chủ thể, cùng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, xã Hương Ngải đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khơi dậy được sức mạnh đoàn kết, thống nhất của cả hệ thống chính trị. Đến cuối 2021, xã Hương Ngải đã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Những miền quê đáng sống

Về những vùng ven của Thủ đô, dễ dàng cảm nhận được sự khác biệt và đổi thay theo chiều hướng tích cực của Hà Nội. Sự phát triển mang tính bứt phá của các miền ngoại thành đã xoá nhoà dần đi những hình ảnh khó khăn của những vùng nông thôn, miền núi. Sinh ra và gắn bó với mảnh đất Tiến Xuân, bà Bùi Thị Bích Thìn cho biết: “Tiến Xuân có 70% là người Mường. Người dân từ lâu đã quen với cây lúa, cây ngô, cây sắn”.

Vậy nhưng, vùng quê Tiến Xuân giờ đã có nhiều đổi mới. Rõ thấy nhất là hạ tầng giao thông, y tế, trường, trạm được xây dựng. Từ làm nông đơn thuần, người dân nơi đây đã biết làm du lịch, dịch vụ; văn hóa cồng chiêng được bảo tồn và phát huy. “Điều tôi thích nhất là các cơ sở trường học trong xã được đầu tư, các cháu có nơi học tập khang trang. Không còn cảnh đường đất ngày mưa thì lầy lội, nắng thì bụi mù, đám trẻ đi học xa vất vả”, bà Bùi Thị Bích Thìn chia sẻ.

Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới xét cho cùng là nâng cao đời sống người nông dân. Nắm bắt được tinh thần này, nhiều địa phương dù có xuất phát điểm không cao nhưng đã biết khéo léo tận dụng thế mạnh vốn có để phát triển. Tại xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì), phong trào phát triển chăn nuôi đà điểu đang mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi nơi đây.

Anh Nguyễn Văn Trung - một trong những người tiên phong nuôi “chim khổng lồ” ở vùng đất này - cho biết, thời gian đầu mới bắt tay vào chăn nuôi, do chưa hiểu biết nhiều về đặc tính của đà điểu nên anh Trung gặp không ít khó khăn. Dẫu vậy, với ý chí quyết tâm, vừa học, vừa làm cũng như nhận được sự giúp đỡ của cán bộ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, anh Trung dần nắm bắt được một số kiến thức cơ bản. Đó là sự năng nổ, nhanh nhẹn “chuyển mình” của người nông dân, tại nhiều địa phương khác, công cuộc chuyển dịch cây trồng, con giống sao cho đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cũng đang được xúc tiến mạnh mẽ.

Đến các địa phương ngoại thành thời điểm này có thể dễ dàng bắt gặp những “con đường bích họa” bắt mắt, xóm làng phong quang, những ngôi trường khang trang, sạch đẹp, những khu trồng hoa ly, hoa cúc, hoa hồng nhiều màu sắc… Hoa khoe sắc trên các con đường, hoa làm đẹp cả bên bờ ruộng, hoa lấn cỏ dại, lấn bãi rác… Theo tìm hiểu, người dân ở các thôn, xóm thuộc vùng ngoại thành như: Ba Vì, Phú Xuyên, Thường Tín, Quốc Oai, Thanh Trì, Đan Phượng… luôn có phương châm “Thêm một bông hoa, bớt một túi rác”. Nhờ vậy, người dân những vùng này thường duy trì nề nếp dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào những ngày cố định trong tháng, nơi công cộng (thường vào ngày cuối tuần) gắn với việc nhặt cỏ, chăm bón hoa.

Sức sống mới ở ngoại thành
Hạ tầng giao thông ở các vùng ngoại thành được đầu tư đồng bộ, khang trang, góp phần kết nối, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.(Ảnh: Đinh Luyện)

Xã Tản Hồng (huyện Ba Vì) là ví dụ. Đến xã Tản Hồng thời điểm này có thể dễ dàng chứng kiến những con đường sạch đẹp, hoa cỏ rực rỡ khoe sắc bên những hàng rào xanh tươi mát… tất cả đã tạo nên khung cảnh yên bình, tươi mới cho vùng quê trù phú. Bí thư Đảng ủy xã Tản Hồng Phương Văn Liểu bảo với tôi, đây là thành quả từ những nỗ lực xây dựng quê hương, làng xóm qua phong trào “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Tản Hồng, từ nguồn xã hội hóa, hiện nay toàn bộ các ngõ, xóm của Tản Hồng đều được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo an toàn. Chỉ tính riêng trong quý 1/2022, nhân dân trong xã đã đóng góp, ủng hộ kinh phí được gần 3 tỷ đồng xây dựng các khu di tích và các công trình phúc lợi.

Từ những đổi thay của các vùng ngoại thành, có thể thấy thành quả nhân văn nhất của quá trình xây dựng nông thôn mới là an sinh xã hội được quan tâm, đời sống của nhân dân được cải thiện, tính gắn kết cộng đồng ở khu vực nông thôn ngày càng bền chặt, từ đó khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ ngày càng được nâng lên, tạo thế và lực mới cho Thành phố phát triển nhanh và bền vững hơn.

Đứng trên cánh đồng vàng óng, thơm mùi lúa chín, cô bạn đồng nghiệp buột miệng bảo với tôi rằng “Ngoại thành thật đẹp. Ở bất cứ đâu cũng có thể phác họa ra một bức tranh xanh tươi, trù mật”. Thực vậy, chứng kiến sự thay da đổi thịt rõ nét nơi ngoại thành, ở những miền xa xôi nhất Thủ đô, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã và đang không ngừng nâng cao. Nhiều xã, nhiều huyện của Hà Nội cũng đang và sẽ tiếp tục chuyển mình, tập trung quyết liệt xây dựng và hoàn thiện những tiêu chí chưa đạt, cơ bản đạt… phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Tất thảy đều hướng đến mục tiêu để nông thôn Thủ đô thật sự trở thành những miền quê đáng sống./.

Đinh Luyện - Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.
Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 004/2025/TT-BNV quy định mức lương của chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở cho việc xác định giá gói thầu. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025, vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ đã tổ chức 2 đoàn công tác đi thăm, tặng quà cho công nhân lao động và gia đình có công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở một số xã, thị trấn trên địa bàn.
Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

Tại Giải vô địch canoeing châu Á 2025, đội tuyển canoeing Việt Nam đã xuất sắc giành 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng, xếp thứ 3 toàn đoàn, khẳng định sức mạnh và sự phát triển vượt bậc của bộ môn này tại khu vực.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

Thực hiện Kế hoạch số 101/KH-LĐLĐ ngày 21/3/2025 của LĐLĐ thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn huyện.
Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Diễn ra trong 2 ngày (9 - 10/5/2025), “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Hoài Đức đã thành công tốt đẹp, ngày hội thu hút 1.020 diễn viên, vận động viên tham gia tranh tài ở hai nội dung chính gồm thể thao và văn nghệ.
Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.

Tin khác

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động