-->

Sức hút từ cây di sản

Hà Nội có nhiều làng cũ, làng cổ. Ở đó nhiều ngôi làng còn giữ được những cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được vinh danh là Cây di sản Việt Nam. Dưới bóng cổ thụ nhiều sinh hoạt văn hóa được tổ chức, góp phần vào xây dựng nếp sống văn hóa của mỗi làng quê.
Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

Nơi lưu dấu ký ức làng quê

Không biết bao nhiêu lần tôi đã về khám phá mảnh đất Ba Vì mây trắng. Trong hành trình tìm hiểu về làng xã, tôi biết đến xã Thuần Mỹ, nơi có tới 24 cổ thụ, trong đó có cây hơn 700 tuổi. Thuần Mỹ những năm gần đây việc xây dựng nông thôn mới giúp cho đời sống kinh tế, văn hóa của người dân không ngừng được nâng lên.

Đặc biệt, trên địa bàn xã có suối nước nóng, hàng năm thu hút nhiều khách du lịch. Những cổ thụ thấp thoáng dưới những ngôi nhà tầng mới xây, đặc biệt ba cây gạo nằm ven làng, sát dòng Đà Giang đã tạo cảnh sắc vô cùng tuyệt diệu cho du khách khi đến Thuần Mỹ.

Sức hút từ cây di sản
Các vùng quê ngoại thành đã không ngừng phát triển, tiếp biến văn hóa. Việc giữ hồn làng, hồn cổ thụ cũng quan trọng, bởi cổ thụ đã và đang nói với con người rất nhiều điều về những trầm tích văn hóa, những nề thói làng quê. Ảnh: Đinh Luyện

Ngay tại trụ sở UBND xã Thuần Mỹ, đặt tại thôn Lương Khê cũng có ba cây đa hơn 200 năm. Từ năm 2013, Thuần Mỹ xây dựng nông thôn mới, với phương châm không ỷ lại, trông chờ, từng bước nâng cao thu nhập của người dân. Việc xây dựng các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cũng được nâng cao.

Đặc biệt, hương ước của các làng cũng được xây dựng, trong đó ngoài nội dung chung tay phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh trật tự, xây dựng mô hình dòng họ tự quản, dòng họ hiếu học, còn có nội dung bảo vệ cổ thụ.

Tôi đã từng có cơ duyên được tham dự lễ đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho cây thị cổ thụ trong di tích lịch sử văn hóa và cách mạng kháng chiến Đình Trung Tự (phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội).

Khi ấy, trong không khí náo nức, ông Trần Vũ Đại, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Phương Liên chia sẻ, cây thị cổ thụ tại Đình Trung Tự đã có từ nhiều đời nay. Tuổi đời của cây đã trên 300 năm. Cây dáng đứng thẳng, thân tán rộng đường kính 18m cao khoảng 30m, tán cây tỏa mát một phần mái và sân Đình.

Điểm đáng quý ở chỗ, cây dù hơn 300 năm tuổi nhưng vẫn xanh tốt, ra hoa kết trái đều đặn. Có nhiều khi quả thị rụng vàng kín cả sân Đình, người dân quanh vùng cũng vì vậy được “hưởng lộc” thơm ngát.

Bên cạnh ý nghĩa tinh thần to lớn, là nơi sinh hoạt của người dân quanh vùng thì xưa, cũng tại gốc cây thị cổ trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp thì cây đã từng là nơi tụ họp của du kích làng Trung Tự chống quân Pháp xâm lược.

Sức hút từ cây di sản
Cây đa Viên Nội, huyện Ứng Hoà, Hà Nội đón nhận danh hiệu Cây di sản, trở thành điểm nhấn ấn tượng cho du lịch địa phương.

Ngoại thành Hà Nội còn nhiều Cây di sản được vinh danh, trong đó nhiều cổ thụ có thế đẹp như cây đa 9 gốc làng Yên Lạc, xã Cần Kiệm (Thạch Thất). Cây đa cổ 9 gốc đứng trước đình làng, ngay cạnh bến sông Tích Giang; Cây đa làng Dược Thượng, xã Tiên Dược (Sóc Sơn); cây thị ngàn năm tuổi ở đền thờ hoàng tử Lý Linh Lang - thôn Nhuận Trạch, xã Vạn Thắng (huyện Ba Vì); cây muỗm làng Mỹ Tiên, xã Bột Xuyên (huyện Mỹ Đức)…

Tại những vùng đất này, các cổ thụ không chỉ là cây bình thường, mà là thực thể có hồn, nuôi dưỡng tâm hồn biết bao thế hệ người dân, các dòng họ hiếu học, là nơi mỗi người con đi xa luôn hướng về.

Làm sao để giữ gìn?

Cây cổ thụ khi được công nhận Cây di sản Việt Nam trở thành điểm nhấn cho hoạt động du lịch là điều hoàn toàn có thực trong thực tế. Tại nhiều vùng, khi cây được công nhận, đó trở thành niềm vui, sự tự hào và là điểm nhấn của cả vùng.

Còn nhớ, tháng 6/2024, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công bố quyết định công nhận cây Bàng thuộc Tổ dân phố Bích Đầm (phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang) là cây di sản Việt Nam.

Thời điểm được công nhận, cây được xếp vào cây di sản có kích thước lớn nhất được ghi nhận ở thành phố Nha Trang, với chu vi đo sát gốc 6,1m; đường kính gốc 1,9m; chiều cao cây 21m.

Ngoại thành Hà Nội còn nhiều Cây di sản được vinh danh, trong đó nhiều cổ thụ có thế đẹp như cây đa 9 gốc làng Yên Lạc, xã Cần Kiệm (Thạch Thất). Cây đa cổ 9 gốc đứng trước đình làng, ngay cạnh bến sông Tích Giang; Cây đa làng Dược Thượng, xã Tiên Dược (Sóc Sơn); cây thị ngàn năm tuổi ở đền thờ hoàng tử Lý Linh Lang - thôn Nhuận Trạch, xã Vạn Thắng (huyện Ba Vì); cây muỗm làng Mỹ Tiên, xã Bột Xuyên (huyện Mỹ Đức)… Tại những vùng đất này, các cổ thụ không chỉ là cây bình thường, mà là thực thể có hồn, nuôi dưỡng tâm hồn biết bao thế hệ người dân, các dòng họ hiếu học, là nơi mỗi người con đi xa luôn hướng về.

Hơn hết, từ khi cây Bàng được công nhận cây di sản, người dân rất vui mừng, phấn khởi, xem đó là "báu vật xanh" của làng biển.

Nhìn thấy tài nguyên từ chính nơi mình ở, người dân trên đảo đã bắt đầu mày mò tập làm du lịch. Cây trở thành sản phẩm du lịch gì đặc biệt để níu bước chân du khách ở lại mỗi khi đến làng biển du lịch.

Và hơn cả, nhìn cây nhiều người nhận ra những giá trị, đó chính là điểm sáng, là màu sắc riêng làm nên sản phẩm du lịch độc đáo khi kết hợp với hoạt động trải nghiệm trên xứ đảo Bích Đầm.

Giống như cây Bàng ở xứ đảo Bích Đầm, có lần trở về làng Thụy Hương và Hương Gia, xã Phú Cường (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), đi qua gốc đa cổ thụ, tôi bỗng nhớ những thước phim đã được sinh ra từ mảnh đất này. Hai ngôi làng này từng được mệnh là “làng Holywood của Việt Nam”, bởi từ trước năm 2006, Thụy Hương và Hương Gia hội tụ nhiều vẻ đẹp phù hợp để lấy bối cảnh quay phim. Hàng trăm người nông dân đã trở thành những diễn viên phụ, đồng thời có thêm nghề cung cấp đạo cụ cho các đoàn làm phim.

Bà Nguyễn Thị Gái, người làng Thụy Hương là một trong diễn viên quần chúng xuất sắc cho biết, điểm nhấn đặc sắc làm nên thành công của bộ phim đó là “cụ đa” đầu làng Thụy Hương. Cây cổ thụ nằm ở nơi hằng ngày người dân vẫn đi qua, ngước nhìn và ngày nay khi tìm về vùng đất này, tìm về điểm nhấn của bộ phim thì không thể thiếu bóng dáng cây đa cổ thụ.

Sức hút từ cây di sản
Những cây cổ thụ được công nhận là Cây di sản Việt Nam đã trở thành điểm nhấn ấn tượng cho mỗi làng quê Việt.

Bà Nguyễn Thị Gái quả quyết với tôi, chính đạo diễn Đặng Nhật Minh đã phát hiện ra vẻ đẹp của cây cổ thụ - thứ chất liệu làm nên hồn làng. Ông đã làm bộ phim đầu tiên có tên Thương nhớ đồng quê (sản xuất năm 1995). Sau đó là bối cảnh cho các phim như Tết độc lập, Đất và người, Những ngọn nến trong đêm, Vui buồn sau lũy tre làng…

Nhìn từ những cây di sản như ở xứ đảo Bích Đầm hay cây ở làng Thụy Hương và Hương Gia có thể thấy, nếu người dân nơi có những cây cổ thụ được công nhận là Cây di sản Việt Nam biết cách bảo tồn, khai thác giá trị cây di sản… thì hoàn toàn có thể thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, nhiều cây di sản sau khi được vinh danh đã chết vì chưa có phương án bảo vệ. Cụ thể tại xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn), 8 cây sau khi được vinh danh thì một cây đa tía bị bật gốc, một cây đa lông ba thân gãy mất thân chính, cây nhãn bị mối xông. Bởi thế, việc chung tay bảo vệ cổ thụ cần được làm quyết liệt hơn nữa.

Theo tìm hiểu, hiện mới có quy chế về việc vinh danh. Còn những chính sách, cơ chế về bảo tồn, bảo vệ cây di sản, trách nhiệm của chính quyền địa phương, ngành liên quan chưa được quy định cụ thể. Việc bảo tồn, bảo vệ mang tính tự phát, “mạnh ai nấy làm”.

Do đó, các ngành chức năng cần sớm có quy định hoặc đề xuất Chính phủ xây dựng quy định cụ thể về việc bảo tồn cây di sản; tạo hành lang pháp lý để cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp xác định rõ trách nhiệm và xây dựng giải pháp huy động nguồn lực hiệu quả để phát huy giá trị cây di sản.

Bên cạnh đó, cây di sản gắn với cộng đồng, do đó việc tăng cường thông tin, tuyên truyền rất cần thiết, để nhân dân chung tay cùng chính quyền địa phương trong bảo vệ, chăm sóc.

Đinh Văn Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trong việc bám sát chủ đề hoạt động năm 2025, trong quý I/2025, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng và thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đồng thời thúc đẩy các phong trào thi đua và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Công an đã bắt được Bùi Đình Khánh - đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, khi đang lẩn trốn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Với sự quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường, Công đoàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên.

Tin khác

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Nếu mùa thu là thời khắc của những chiếc lá vàng rơi đầy hoài niệm, thì đầu hạ lại là mùa của sự sống căng tràn, tươi mới đến lạ. Hà Nội trong những ngày đầu hè không chỉ đẹp bởi nắng vàng óng ả rơi nhẹ trên mái phố, mà còn bởi sắc xanh dịu dàng đang hồi sinh trên từng tán cây, từng con đường, từng góc phố.
Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Trước áp lực ùn tắc kéo dài tại các nút giao trọng điểm, Sở Xây dựng Hà Nội đang triển khai hàng loạt biện pháp mạnh: xén vỉa hè, thu hẹp dải phân cách và dỡ bỏ đảo giao thông để mở rộng mặt đường.
Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, trong quý I/2025, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự được triển khai đồng bộ với 69 khóa và 1.405 lượt học viên.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
"Nhờn" luật, hàng loạt tài xế xe ôm công nghệ đi ngược chiều, leo vỉa hè bị xử phạt

"Nhờn" luật, hàng loạt tài xế xe ôm công nghệ đi ngược chiều, leo vỉa hè bị xử phạt

Sau hơn 4 tháng triển khai Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông, tình trạng xe máy đi ngược chiều, leo vỉa hè tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp; trong đó, có nhiều tài xế xe ôm công nghệ. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) liên tục ra quân xử lý, tuy nhiên, dường như một bộ phận người dân vẫn cố tình vi phạm, cho thấy dấu hiệu "nhờn" luật đáng lo ngại.
Hà Nội mở lòng hiếu khách và nét đẹp văn hóa giao thông

Hà Nội mở lòng hiếu khách và nét đẹp văn hóa giao thông

Những ngày này, Thủ đô Hà Nội vinh dự đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm và làm việc, mang theo những cơ hội hợp tác và thắt chặt tình hữu nghị giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế. Trong không khí trang trọng và mến khách này, mỗi chúng ta, những người dân Thủ đô nói riêng và người Việt Nam nói chung, đều có cơ hội thể hiện nét đẹp văn hóa, sự mến khách và ý thức kỷ luật cao thượng của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông.
Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Tăng cường giải pháp hỗ trợ học sinh sau kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng

Tăng cường giải pháp hỗ trợ học sinh sau kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng

Với gần 32% số bài kiểm tra khảo sát chất lượng của học sinh lớp 12 toàn Thành phố có điểm dưới trung bình (dưới 5 điểm); các đơn vị, trường học đang rốt ráo tìm giải pháp hỗ trợ học sinh, tăng cường ôn tập nhằm giúp các em đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 sẽ diễn ra vào cuối tháng 6 tới.
Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
Công an Hà Nội thông báo phân luồng giao thông các ngày 14-15/4/2025

Công an Hà Nội thông báo phân luồng giao thông các ngày 14-15/4/2025

Từ ngày 14 đến 15/4/2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Để bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Đoàn khách quốc tế, Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.
Xem thêm
Phiên bản di động