-->

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

Cây Bàng cổ thụ được công nhận là cây di sản, niềm vui mừng, phấn khởi của người dân xứ đảo Bích Đầm là đương nhiên. Vậy còn với những người làm du lịch của tỉnh nhà thì sao? Phải chăng đã đến lúc, ngành Du lịch Khánh Hòa cần tìm hiểu, xây dựng tuyến đường từ cây di sản thành câu chuyện bài bản, khai thác đúng cách, từ đó có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo cho địa phương.
Nha Trang "thiên đường" du lịch, nhưng thiếu bãi trông xe Sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô, UBND TP Nha Trang xử lý 2 bãi trông xe trái phép Khánh Hòa "thừa" điểm du lịch đẹp, thiếu sản phẩm lưu niệm đặc trưng

Cây di sản nơi đảo xa

Vượt qua từng đợt sóng trên chiếc cano, lênh đênh trên biển khoảng 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi đặt chân tới đảo Bích Đầm (phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang), cách xa đất liền khoảng 8 hải lý. Từ xa đã nhìn thấy cây Bàng cổ thụ hướng cành về phía biển như chào đón những vị khách lên đảo.

Mặc dù đảo Bích Đầm thuộc thành phố Nha Trang, nhưng cũng là một trong những đảo xa đất liền. Nơi đây chưa có điện lưới nên cuộc sống của người dân suốt 15 năm qua đều nhờ vào hệ thống máy nổ, mỗi ngày chỉ phát điện từ 17h00 chiều đến 21h00 tối.

Với người dân ở đây, từ lâu bóng cây Bàng trong khuôn viên đình Bích Đầm đã trở thành một di sản không thể thiếu trong tâm thức của nhiều người dân xứ đảo, những người sống và mưu sinh từ biển. Cây Bàng đã trở thành biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, kiên cường như chính con người họ.

Đây là nơi mỗi chiều, cả làng thường tụ tập, người lớn đan lưới, trò chuyện về mùa nào có tôm, mực, mùa nào biển động… còn trẻ con chơi đùa, đọc sách dưới tán cây xanh mát. Nhờ vậy, mà tình làng nghĩa xóm thêm thắt chặt, gắn bó.

Trải qua những năm tháng lịch sử, cây Bàng ấy vẫn sừng sững tỏa bóng như một phép màu. Có người nói rằng: Trong cây có thần!

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”
Dưới bóng mát của cây Bàng, người dân vui vẻ trao đổi với nhau những câu chuyện đời, chuyện nghề, động viên nhau lúc buồn, chia sẻ với nhau niềm vui. (Ảnh: Hương Thảo)

Người đảo Bích Đầm không còn nhớ rõ cây Bàng được trồng chính xác ở mốc thời gian nào, nhưng theo ký ức của các bậc cao niên kể lại, cây cổ thụ này khoảng 150 tuổi. “Người dân chúng tôi rất tự hào khi làng vẫn gìn giữ được cụ cây hơn trăm năm tuổi này”, ông Văn Lung vui vẻ, nói.

Tháng 6/2024, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công bố quyết định công nhận cây Bàng thuộc Tổ dân phố Bích Đầm là cây di sản Việt Nam. Thời điểm được công nhận, cây được xếp vào cây di sản có kích thước lớn nhất được ghi nhận ở thành phố Nha Trang, với chu vi đo sát gốc 6,1m; đường kính gốc 1,9m; chiều cao cây 21m.

Từ khi cây Bàng được công nhận cây di sản, người dân rất vui mừng, phấn khởi, xem đó là "báu vật xanh" của làng biển. Nhìn thấy tài nguyên từ chính nơi mình ở, người dân trên đảo đã bắt đầu mày mò tập làm du lịch. Sống bằng du lịch vẫn là một khái niệm khá mơ hồ đối với các ngư dân, khi du khách chỉ đặt chân đến và rời đi sau thời gian ngắn ngủi trải nghiệm. Bởi chưa có sản phẩm du lịch gì đặc biệt để níu bước chân họ ở lại.

Và nhiều người nhận ra, giá trị từ cây di sản chính là điểm sáng, là màu sắc riêng làm nên sản phẩm du lịch độc đáo khi kết hợp với hoạt động trải nghiệm trên đảo.

Đừng để cây di sản “ngủ quên”

Là một trong những người đang tập làm du lịch cộng đồng trên đảo, bà Dương Thị Thọ chia sẻ rằng, người dân ở đây chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản. Sản lượng đánh bắt không cố định, lúc nhiều, lúc ít, do đó bà Thọ là một trong số những người có tư duy tìm thêm hướng đi mới trong khai thác du lịch, hướng tới mô hình làm du lịch cộng đồng, với mong muốn được phát triển thêm về kinh tế.

“Cây Bàng chính là vốn quý cho phát triển du lịch tại đây. Ngoài việc cùng nhau tiếp tục bảo vệ, gìn giữ cây như một phần của cuộc sống, chúng tôi đang suy nghĩ tìm cách phát huy giá trị cây di sản để thu hút du khách”, bà Thọ bày tỏ.

Đang say sưa nghe người dân kể về những câu chuyện đời sống gắn với cây Bàng trên đảo, chị Khánh Nguyên (du khách), chia sẻ: Lần đầu tiên đến với đảo Bích Đầm, tôi thấy người dân rất thân thiện, tôi được trải nghiệm cùng ngư dân câu cá, câu mực. Ngoài ra còn được hiểu thêm về nguồn gốc, giai thoại của cây di sản, quả thật đây là một điểm đến lý tưởng cho người yêu thích khám phá, muốn tìm về với thiên nhiên.

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”
Cây Bàng di sản chính là "chứng nhân lịch sử", kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của các thế hệ người dân đảo Bích Đầm. (Ảnh: Hương Thảo)

Cây Bàng cổ thụ được công nhận là cây di sản, niềm vui mừng, phấn khởi của người dân xứ đảo Bích Đầm là đương nhiên. Vậy còn với những người làm du lịch của tỉnh nhà thì sao? Phải chăng đã đến lúc, ngành Du lịch Khánh Hoà cần tìm hiểu, xây dựng tuyến đường từ những cây di sản, nếu được xây dựng thành câu chuyện bài bản, khai thác đúng cách, có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, lôi cuốn những tâm hồn yêu thiên nhiên, môi trường và mong muốn chạm vào các di sản của tự nhiên.

Không riêng gì người dân xứ đảo Bích Đầm, mà cả những người dân đang sống trên mảnh đất có cây di sản ở tỉnh Khánh Hòa đều “mơ” về cung đường du lịch khám phá cây di sản. Đó chính là thứ sinh khí mới mẻ, tạo dư địa để gieo kỳ vọng cho ngành Du lịch có thêm điểm nhấn đặc biệt, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo thống kê, tỉnh Khánh Hòa hiện có hơn 30 cây di sản được công nhận. Việc bảo tồn và phát huy giá trị cây di sản vẫn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, cũng như nguồn lực, nhân lực thực hiện.

Do đó, công tác chăm sóc, bảo vệ cây chủ yếu vẫn do người dân khu vực đó thực hiện. Trong khi đó các cây di sản đều là những cây cổ thụ, việc chăm sóc đòi hỏi kĩ thuật, chuyên môn, kinh phí lớn, trong khi nguồn lực của người dân bị hạn chế. Vì vậy, cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, ngành và của cả cộng đồng để bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị của cây di sản.

Để được công nhận cây di sản Việt Nam cũng không hề dễ dàng. Việc lựa chọn, công nhận cây di sản Việt Nam do Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam là sự kiện có ý nghĩa, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xanh.

Giá mà những cái cây ở nơi ấy được chính quyền các cấp, các cơ quan quản lí, nhất là lĩnh vực du lịch để mắt tới, có những nghiên cứu, giải pháp nghiêm túc, tôn trọng lịch sử của nó thì có lẽ những nơi này sẽ ngày càng thu hút thêm nhiều du khách đến tham quan tìm hiểu và trải nghiệm, tăng thêm thời gian lưu trú tại địa phương.

Tiếc thay, sau khi được cấp biển di sản, nhiều cây di sản tại tỉnh Khánh Hòa bị chết khô. Đơn cử như hai cây dầu rái thụ bên dòng sông Tô Hạp, đoạn chảy qua thôn A Pa 2 thuộc xã Thành Sơn (huyện Khánh Sơn) được công nhận cây di sản vào năm 2019. Đến đầu năm 2022, hai cây dầu rái có dấu hiệu úa vàng, rụng lá. Chính quyền địa phương đã dùng nhiều biện pháp, nhưng chỉ cứu sống được một cây.

Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần nhanh chóng bảo tồn những cây di sản quý hiếm này như thế nào? Khai thác giá trị cây di sản ra sao? Mong rằng cấp, ngành đừng để các cây di sản “ngủ quên” mà hãy “đánh thức” nó thông qua các hoạt động du lịch. Bởi, một đời người không dài bằng một đời cây, mỗi cây di sản là một câu chuyện lịch sử, gắn với các di tích nên nếu bảo tồn và phát huy tốt sẽ trở thành sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh độc đáo.

Và, khi du lịch phát triển mạnh hơn, kinh tế người dân vững hơn, thì việc bảo vệ cây di sản, trách nhiệm bảo vệ môi trường sẽ ngày càng tốt hơn.

Định hướng trong tương lai, Khánh Hòa trở thành trung tâm dịch vụ đa dạng, chuyên nghiệp với du lịch biển bền vững, các sản phẩm du lịch cao cấp, dịch vụ vận tải - logistics và phát triển đô thị thông minh.

Một đô thị phát triển với nhiều tòa cao ốc được xem như là thước đo cho sự văn minh, hiện đại của một địa phương. Nhưng, một đô thị xanh, sạch là một sự khác biệt trong chuỗi hành trình phát triển. Nếu lựa chọn sự khác biệt, đồng hành với môi trường, Khánh Hòa sẽ để lại được di sản tốt cho mai sau: Những cây di sản xanh!

Hương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Tin khác

Thị trường Halal - Cơ hội vàng cho du lịch Thủ đô

Thị trường Halal - Cơ hội vàng cho du lịch Thủ đô

Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng ngày càng là điểm đến hấp dẫn với du khách, trong đó có du khách đến từ các nước Hồi giáo. Vì vậy, phát triển các sản phẩm, dịch vụ Halal để nâng cao giá trị của ngành Du lịch Thủ đô là vấn đề thời sự.
Du lịch Tây Ninh: Hút khách ngay từ đầu năm và kỳ vọng lớn với Vesak 2025

Du lịch Tây Ninh: Hút khách ngay từ đầu năm và kỳ vọng lớn với Vesak 2025

Với 2 triệu lượt khách đến núi Bà Đen trong 2 tháng đầu năm, Tây Ninh tiếp tục hứa hẹn trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong ngành Du lịch tại khu vực Nam Bộ.
Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Hàng trăm món quà đậm đà bản sắc văn hóa Thủ đô đã tạo nên một bức tranh đa sắc màu tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025. Trong ba ngày từ 11-13/4, không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng) trở thành nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống, đây là cơ hội để du khách trong và ngoài nước khám phá chiều sâu di sản văn hóa Hà Nội.
Khai mạc Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025

Khai mạc Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025

Tối ngày 11/4, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025 đã khai mạc tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Vinh danh 69 cá nhân và 155 tổ chức tiêu biểu ngành Du lịch

Vinh danh 69 cá nhân và 155 tổ chức tiêu biểu ngành Du lịch

Chiều 10/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức Lễ vinh danh và trao Giải thưởng VITA AWARDS năm 2025.
Doanh nghiệp du lịch Hà Nội mang đến VITM 2025 hàng trăm ưu đãi "khủng"

Doanh nghiệp du lịch Hà Nội mang đến VITM 2025 hàng trăm ưu đãi "khủng"

Ngày đầu tiên của Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi 2025 đã diễn ra sôi động tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE với sự tham gia của hàng trăm đơn vị du lịch trong và ngoài nước. Gian hàng của Sở Du lịch thành phố Hà Nội nổi bật với thiết kế mô hình không gian mở và biểu tượng Khuê Văn Các đã thu hút đông đảo khách tham quan ngay từ những giờ đầu khai mạc.
Địa chỉ đỏ không thể bỏ qua sau khi xem diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh dịp 30/4

Địa chỉ đỏ không thể bỏ qua sau khi xem diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh dịp 30/4

Loạt sự kiện quy mô chưa từng có nhằm hướng về 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được tổ chức tại Nam bộ. Sau Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Tây Ninh là điểm đến không thể bỏ lỡ trong dịp 30/4 năm nay.
Cải tiến thủ tục xét duyệt thị thực cho khách du lịch vào Việt Nam

Cải tiến thủ tục xét duyệt thị thực cho khách du lịch vào Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.
Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025

Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025

Sáng 10/4, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E (Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô).
Sôi nổi các hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang gấp rút chuẩn bị tốt nhất các nội dung công việc phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động