Khánh Hòa "thừa" điểm du lịch đẹp, thiếu sản phẩm lưu niệm đặc trưng
Nhiều, nhưng chưa độc đáo
Món quà lưu niệm là hình thức gián tiếp để du khách giới thiệu về hình ảnh, văn hóa của con người, vùng đất mà họ đặt chân đến gửi tặng cho người thân, bạn bè.
Nếu như quà lưu niệm cho khách du lịch từ lâu đã trở thành nguồn lợi nhuận không nhỏ cho ngành Du lịch của nhiều địa phương, thì tỉnh Khánh Hòa vẫn đang loay hoay tạo ra nét riêng cho quà lưu niệm, bởi lẽ, sản phẩm lưu niệm không chỉ là chút "gia vị" trong hàng loạt sản phẩm du lịch, mà còn là thứ để khách "cầm, nắm, mang về” để ghi nhớ kỉ niệm. Điều này góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy những du khách khác tiếp tục đến thăm vùng đất và con người xứ Trầm hương thông qua sản phẩm.
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, nhiều lễ hội, phong tục tập quán độc đáo. Là nơi hình thành và lưu giữ nhiều làng nghề thủ công truyền thống có bề dày lịch sử hàng trăm năm. Tất cả đều là những tài nguyên quý giá để phát triển thị trường đồ lưu niệm mang dấu ấn văn hóa đặc trưng.
Bên cạnh đặc sản, nhu cầu mua quà lưu niệm của du khách ngày càng lớn, nhưng mức độ đáp ứng của thị trường Khánh Hòa có nhiều nhưng chưa độc đáo |
Đến thăm khu di tích Tháp Bà, ngoài các sản phẩm thổ cẩm khá bắt mắt, trên kệ các gian hàng lưu niệm ngày này qua năm khác vẫn là tranh, gốm, khăn choàng, mũ, móc khoá…Tương tự, tại Làng nghề Trường Sơn, cũng có chế tác hàng thủ công mỹ nghệ, tranh cát, tò he…làm quà lưu niệm, nhưng sản phẩm làm ra vẫn chưa đủ hấp dẫn du khách.
Chị Thanh Nhàn (du khách Phú Yên) chia sẻ: “Tôi đến các khu, điểm du lịch tại Khánh Hòa rất nhiều lần, nhưng để chọn được quà lưu niệm mang về cho bạn bè thì rất khó. Ngoài một số cửa hàng, chợ hải sản, thì phần lớn là các mặt hàng quần áo, mũ, vòng tay... mẫu mã na ná những nơi khác, nên tôi chỉ mua một số đặc sản khô mang về làm quà”.
Đó cũng là băn khoăn của nhiều du khách và doanh nghiệp lữ hành khi đưa khách đến Khánh Hòa. Anh Hoàng Nguyễn, hướng dẫn viên du lịch của đoàn khách đến từ Đắk Lắk cho hay, du khách rất hào hứng khi tham quan, sử dụng các dịch vụ tại thành phố biển. Tuy nhiên, khi đứng trước các gian hàng đồ lưu niệm, hầu như họ chỉ ngắm nghía chứ không mua gì, có khách còn nhận xét, ngay cả chợ đêm cũng bày bán quá nhiều đồ không phải đặc trưng hình ảnh du lịch Khánh Hòa, đa số là quần áo và đồ chơi cho trẻ em, có loại còn xuất xứ từ Trung Quốc.
Cần một chiến lược rõ ràng
Đề cập về các sản phẩm lưu niệm phục vụ phát triển du lịch ở địa phương, nhiều doanh nghiệp du lịch cho rằng, sản phẩm lưu niệm kích thích chi tiêu của du khách, góp phần vào tổng doanh thu du lịch nhà mà còn quảng bá, khắc sâu hình ảnh du lịch Khánh Hòa trong lòng du khách. Do đó, phát triển sản phẩm lưu niệm theo hướng gắn với bản sắc văn hóa của điểm đến sẽ tạo nét riêng, định vị điểm đến cho du lịch tỉnh nhà.
Mặt khác, khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng lưu niệm du lịch là chưa có một địa điểm tập trung để trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm, đưa sản phẩm đến với du khách. Hầu hết các sản phẩm lưu niệm đang được tiêu thụ một cách tự phát, chủ yếu là gửi bán ở các khách sạn, các nhà hàng hoặc ở các quầy lưu niệm tại điểm có đông khách du lịch lui tới. Công tác xúc tiến, quảng bá giới thiệu sản phẩm lưu niệm chưa được chú trọng.
Theo thông tin từ Sở Du lịch Khánh Hòa, đơn vị đang tổ chức cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng du lịch Nha Trang - Khánh Hòa lần thứ 2, nhằm tìm kiếm, lựa chọn mẫu sản phẩm để tỉnh Khánh Hòa làm quà tặng cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong nước và quốc tế; phát huy khả năng sáng tạo nghệ thuật, sản phẩm quà tặng du lịch góp phần làm phong phú bộ nhận diện hình ảnh, thương hiệu du lịch địa phương.
Trước đó, Sở Du lịch cũng đã tổ chức cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng du lịch Nha Trang - Khánh Hòa. Sau 6 tháng tổ chức, Ban Tổ chức tiếp nhận 26 tác phẩm dự thi của 10 tác giả, nhóm tác giả, nhưng không chọn được tác phẩm để trao giải vì chất lượng tác phẩm chưa đạt yêu cầu.
Điều này cho thấy, do chưa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, nên sản phẩm hàng lưu niệm ở đến nay ở Khánh Hòa vẫn chưa thu hút được khách du lịch. Điều này không chỉ làm cho địa phương mất đi nguồn thu không nhỏ, mà còn bỏ lỡ cơ hội quảng bá hình ảnh thông qua chính đồ lưu niệm. Đã đến lúc, Khánh Hòa cần có những chiến lược bài bản, cụ thể, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các làng nghề, các doanh nghiệp tham gia sản xuất quà lưu niệm để phát triển các sản phẩm du lịch.
Ngoài ra, để việc đưa sản phẩm lưu niệm du lịch đến tay du khách dễ dàng hơn, hệ thống cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm cần tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực du lịch giới thiệu sản phẩm một cách chuyên nghiệp, mỗi sản phẩm lưu niệm cần gắn với một câu chuyện văn hoá độc đáo… Qua đó tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Đón 17,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2024, du lịch Việt Nam cán đích chỉ tiêu
Du lịch 08/01/2025 11:56
Du lịch Hà Nội khởi đầu năm mới ấn tượng
Du lịch 02/01/2025 06:34
Hà Nội tiếp tục khẳng định thương hiệu điểm đến du lịch hàng đầu
Du lịch 30/12/2024 19:17
Ứng Hòa công bố điểm du lịch mới, phát triển thành miền di sản ngoại đô
Du lịch 28/12/2024 11:52
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Đề án Hà Nội 24/12/2024 07:40
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Du lịch 19/12/2024 09:00
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025
Du lịch 08/12/2024 20:15
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội
Du lịch 06/12/2024 06:37
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025
Infographic 04/12/2024 06:11