-->

Khánh Hoà: Khu tái định cư sau 15 năm chỉ còn 13 hộ dân bám định cư

Khu tái định cư (TĐC) Ninh Thủy (ở xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) được đầu tư xây dựng hạ tầng với hàng trăm tỷ đồng. Thế nhưng, sau 15 năm đưa vào sử dụng, đến nay chỉ còn 13 hộ dân bám trụ ở khu TĐC này.
Nha Trang "thiên đường" du lịch, nhưng thiếu bãi trông xe Sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô, UBND TP Nha Trang xử lý 2 bãi trông xe trái phép Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

Vì sao người dân không mặn mà

Cái nắng ban trưa của tháng 7 như thiêu cháy những vạt cỏ ven đường, đi một vòng quanh khu TĐC Ninh Thủy, chúng tôi chỉ thấy hơn chục hộ dân đến xây dựng nhà ở. Đặc biệt, có một trường tiểu học đã xây dựng khang trang với hệ thống phòng học, điện nước đầy đủ, nhưng tất cả đã bị “lãng quên” suốt nhiều năm qua. Xung quanh trường phủ đầy cỏ dại, một số hạng mục bắt đầu xuống cấp.

Qua tìm hiểu, khu TĐC này rộng hơn 100ha, được xây dựng từ năm 2009 để đón dân thôn Ninh Yểng (xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa), nhường đất cho dự án Trung tâm Điện lực Vân Phong I, II, III vào ở. Dự án do UBND thị xã Ninh Hòa làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư gần 427 tỷ đồng và hiện đã hoàn thiện hạ tầng trên diện tích 35ha.

Thị xã Ninh Hòa từng kỳ vọng khu TĐC này sẽ trở thành điểm sáng về TĐC, giúp người dân ổn định đời sống, yên tâm sản xuất. Mang theo ước vọng đời sống sẽ tốt hơn nơi ở cũ, nhưng sau khi đến khu TĐC, người dân thực sự vỡ mộng bởi khu TĐC vẫn chưa thể an cư.

Khánh Hoà: Khu tái định cư sau 15 năm chỉ còn 13 hộ dân bám định cư
Ngôi trường được hoàn thành đầy đủ các hạng mục, nhưng trường chưa một lần đón học sinh, nên bỏ hoang phế, nằm phơi mưa phơi nắng.

Từ ngày về khu TĐC Ninh Thủy, hộ gia đình bà Nguyễn Thị Mười là một trong các hộ còn “bám trụ” ở đây cho biết: "Tôi tới đây sinh sống hơn 8 năm rồi. Trước đây, ở nơi này có nhiều hộ dân di dời đến, nhưng không mặn mà và quay về nơi ở cũ để gần chỗ làm ăn hơn”.

Chia sẻ thêm về cuộc sống hiện tại, bà Mười kể, từ khi về nơi ở mới, sau một thời gian đã xuất hiện rất nhiều điểm bất cập. Đa số các hộ dân phải chật vật với cuộc sống mưu sinh, bế tắc với sinh kế.

Bởi cuộc sống của người dân làng biển luôn gắn với sông nước, sống nhờ sông nước, họ hiểu rõ từng đợt sóng, biết nơi nào có cá gì, mùa nào có tôm, mực…nên không thể sống thiếu sông nước. Bản thân bà Mười khi đến định cư phải mở tạp hoá nhỏ để kiếm đồng ra, đồng vô hàng ngày.

Nói về việc xây trường học để “bỏ hoang”, nhiều người cho rằng, người dân không ở thì làm gì có trẻ con đến trường, nên ngôi trường được xây dựng giờ chỉ để cho cỏ mọc. Trong khi nhiều nơi ở vùng sâu, vùng xa học sinh vẫn còn phải học trong những trường học tạm bợ, và tất cả đều ước mơ có một ngôi trường khang trang để học, thì ở đây, những ngôi trường xây xong lại “bỏ hoang”, gây lãng phí ngân sách của Nhà nước.

Câu chuyện người dân đến ở, rồi lại dời đi như một điệp khúc mà các cấp, các ngành cũng như chính quyền sở tại vẫn loay hoay tìm biện pháp xử lý.

Để người dân thật sự an cư

Giải thích cho việc nhiều người dân chưa chịu về ở, ông Võ Khánh Đăng - Chủ tịch UBND xã Ninh Thọ thông tin: Đa số người dân đều không muốn vào khu TĐC Ninh Thủy, vì không có đất để sản xuất, tạo kế sinh nhai. Nhiều người dân phải di dời đều nhận đất ở khu TĐC, rồi để đó và tự tìm đường mưu sinh ở vùng đất khác thuận lợi hơn.

Chủ tịch UBND xã Ninh Thọ đề xuất, để thu hút người dân vào ở khu TĐC Ninh Thủy, Thị xã Ninh Hòa cần gấp rút thực hiện xong khu tái định canh Chánh Thanh rộng 20ha gần đó. Có đất canh tác, người dân sẽ yên tâm an cư trên đất TĐC.

Khánh Hoà: Khu tái định cư sau 15 năm chỉ còn 13 hộ dân bám định cư
Khu TĐC đầu tư hàng trăm tỷ thành nơi chăn thả bò.

Ngoài Khu TĐC Ninh Thủy, nhiều khu TĐC khác ở Khánh Hòa như: Xóm Quán, Ngọc Sơn (thị xã Ninh Hòa), Vĩnh Yên (huyện Vạn Ninh)… có vốn đầu tư lên đến cả trăm tỷ đồng, nhưng đều chưa thể bố trí dân đến ở, hoặc bố trí được rất ít. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, người dân ở những khu TĐC này vẫn đang loay hoay với rất nhiều nghề mà chưa tìm được lối ra nào để duy trì ổn định cuộc sống.

Cái khó nhất là do trước đây bà con đã có kế sinh nhai, nay phải làm quen với tập quán canh tác nơi ở mới. Muốn thích nghi thì cần phải có thời gian lâu dài để chuyển đổi cả nhận thức lẫn phong tục tập quán. Đây cũng là một câu hỏi lớn dành cho cấp ủy, chính quyền địa phương.

Hương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Tin khác

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã và đang từng bước hình thành tầm nhìn mới trong việc phát triển công nghiệp văn hóa. Hiện, Thành phố đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Nhiều chuyên gia cho rằng, các khu công nghiệp, nhà máy cũ nằm trong nội đô cũng cần được nhìn nhận lại với tư duy tái sinh đô thị sáng tạo.
Giải quyết các thách thức về niềm tin và chống lừa đảo trên nền tảng số

Giải quyết các thách thức về niềm tin và chống lừa đảo trên nền tảng số

Ngày 15/4, Hội nghị Thượng đỉnh Số tại Hà Nội 2025 do Hiệp hội Di động Toàn cầu (GSMA) tổ chức quy tụ các nhà lãnh đạo từ Chính phủ Việt Nam, ngành công nghệ và các tổ chức quốc tế, cùng thảo luận nhiều nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng số an toàn, toàn diện và đối phó trực diện với nguy cơ lừa đảo gia tăng khi Việt Nam tăng tốc quá trình chuyển đổi và trở thành nền kinh tế số dẫn đầu.
Thị trường Halal - Cơ hội vàng cho du lịch Thủ đô

Thị trường Halal - Cơ hội vàng cho du lịch Thủ đô

Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng ngày càng là điểm đến hấp dẫn với du khách, trong đó có du khách đến từ các nước Hồi giáo. Vì vậy, phát triển các sản phẩm, dịch vụ Halal để nâng cao giá trị của ngành Du lịch Thủ đô là vấn đề thời sự.
Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Từ hôm nay (15/4) đến hết ngày 18/4, các thí sinh là học sinh đang học lớp 12 được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước

TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Y tế Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng

Hôm nay (15/4) có thể là ngày cuối cùng miền Bắc se lạnh về đêm và sáng. Từ trưa chiều nay, nền nhiệt tăng nhanh. Những ngày tới, nhiệt độ tiếp tục tăng, miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác vào chiều tối.
Xem thêm
Phiên bản di động