--> -->

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí không chỉ hợp lòng dân mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội và chiến lược đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực quốc gia; là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, toàn diện, công bằng.
Thống nhất dạy 2 buổi/ngày miễn phí từ năm học 2025 - 2026 Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai 3 chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2025

Chủ trương hợp lòng dân

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với đại diện Đảng ủy Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương về tình hình thực hiện các nghị quyết của Trung ương về giáo dục và đào tạo; chuẩn bị Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá giáo dục, đào tạo và một số chủ trương hỗ trợ dạy và học.

Thông báo kết luận nêu rõ, thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên; có lộ trình thực hiện từng bước chủ trương này, trong đó cần kết hợp Nhà nước đầu tư là chính với khuyến khích xã hội hoá. Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hoá, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện. Giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên, nội dung chương trình dạy học, hoạt động giáo dục để các trường tiểu học, trung học cơ sở dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục. Thời gian thực hiện từ năm học 2025 - 2026.

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn
Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí nhận được sự đồng tình cao. (Ảnh minh họa)

Phấn khởi khi nghe thông tin, nhiều phụ huynh đã bày tỏ niềm vui, cũng như sự đồng tình, ủng hộ trước chủ trương đầy tính nhân văn này. Theo các phụ huynh, việc trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí sẽ góp phần giảm bớt áp lực kinh tế, đồng thời tạo điều kiện để họ yên tâm làm việc.

Chị Phạm Thanh Tú (phường Phú Lãm, quận Hà Đông) cho biết, bản thân chị và gia đình ủng hộ nhiệt tình chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí, trong đó tăng cường dạy các môn văn hóa, nghệ thuật giúp học sinh phát triển toàn diện. “Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí, trong đó tăng cường dạy các môn văn hóa, nghệ thuật… là quá lý tưởng. Tận dụng cơ sở vật chất sẵn có, học sinh có điều kiện được phát triển toàn diện. Phụ huynh cũng yên tâm hơn khi cho con học cả ngày ở trường mà không phải lo lắng việc con ở nhà “dán” mắt vào màn hình điện thoại, máy tính hay chơi game”, chị Tú bày tỏ.

Là phụ huynh có 3 con đang trong độ tuổi ăn học, chị Nguyễn Thị Hồng (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: “Đây là chủ trương rất nhân văn, giúp phụ huynh giảm bớt một phần gánh nặng về chi phí học hành của con, đồng thời có thể yên tâm làm việc khi con mình được quản lý ở trường”.

Theo anh Thiều Minh Long (phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm), không phải gia đình nào cũng có thế sắp xếp thời gian để buổi trưa đi đón con, đưa về nhà lo cơm nước. Chưa kể, buổi chiều không học ở trường hay không đi học thêm, con ở nhà một mình cũng khó quản lý khi có nhiều thiết bị điện tử “cám dỗ”. Nếu nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí sẽ tạo thuận lợi cho phụ huynh. Ngoài ra, các con sẽ có thêm thời gian để tăng cường cũng cố kiến thức các môn; đồng thời tham gia nhiều hoạt động kỹ năng sống, câu lạc bộ, luyện tập văn nghệ…”, anh Long cho biết.

Đảm bảo học sinh phát triển toàn diện

Bày tỏ đồng tình cao, cô giáo Đào Thị Minh Hạnh (giáo viên Trường Tiểu học Phúc Lợi, quận Long Biên) cho rằng chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí là chủ trương rất nhân văn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; đồng thời đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh, tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống...

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn
Việc học 2 buổi/ngày giúp học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức hơn, không chỉ kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông mà còn cả kiến thức về văn hóa, nghệ thuật, giúp các em phát triển toàn diện. (Ảnh minh họa)

“Việc dạy học 2 buổi/ngày sẽ tạo môi trường học tập thuận lợi cho học sinh, giúp các em được học đúng theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó phát triển toàn diện. Việc chăm sóc, giáo dục con cái của phụ huynh cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Còn các thầy cô giáo thì có điều kiện để phát huy hết năng lực của mình”, cô giáo Đào Thị Minh Hạnh chia sẻ.

Theo cô giáo Vũ Thị Hương Giang (giáo viên Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Long Biên), chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí là chủ trương rất hợp lòng dân. “Đứng ở góc độ là một giáo viên hay là một phụ huynh, tôi đều ủng hộ chủ trương của Tổng Bí thư Tô Lâm. Với phụ huynh, việc các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí sẽ góp phần giảm bớt áp lực kinh tế. Còn với học sinh, điều được nhất là các em được đến trường, nắm vững, có thêm những kiến thức, kỹ năng để phát triển bản thân”, cô giáo Vũ Thị Hương Giang chia sẻ.

Cũng theo cô giáo Vũ Thị Hương Giang, đi đôi với chủ trương này thì Đảng, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến chế độ, chính sách cho giáo viên. Bởi khi đời sống được đảm bảo sẽ tạo động lực giúp các nhà giáo yên tâm cống hiến với nghề.

Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng) cho rằng, đây là một chủ trương rất tốt, rất đúng, rất hay. Việc học 2 buổi/ngày giúp học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức hơn, không chỉ kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông mà còn cả kiến thức về văn hóa, nghệ thuật, giúp các em phát triển toàn diện. Cùng đó, các em sẽ được học tập trong một môi trường giáo dục hiện đại, chất lượng, công bằng.

“Nhìn chung, lợi ích từ chủ trương chắc chắn là rất nhiều, nhưng để tổ chức thành công, điều cần quan tâm lúc này là điều kiện về cơ sở vật chất của các nhà trường, giáo viên, nội dung chương trình dạy học, hoạt động giáo dục để các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục”, Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm bày tỏ.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.
Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn của Liên đoàn Lao động quận Long Biên, các Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã chú trọng triển khai hiệu quả công tác xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chính thức triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến đặt lịch hẹn qua ứng dụng iHanoi từ ngày 8/5.
Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.
Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.

Tin khác

Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định

Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định

Liên quan đến thông tin phản ánh giáo viên Trường Trung học cơ sở (THCS) Vân Hồ (quận Hai Bà Trưng) dạy thêm chưa đúng quy định, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận đã có báo cáo gửi Sở GD&ĐT Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng về kết quả xác minh sự việc.
Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Kế hoạch chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp tại địa phương phải bảo đảm tinh thần 6 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả” gắn với lộ trình cả nước thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp.
Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang được lấy ý kiến, phản ánh một cách tiếp cận khác với giáo dục, mong muốn đặt người học lên hàng đầu và là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, học sinh, học viên, sinh viên về nhận diện phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Hơn 15 năm miệt mài trên bục giảng, cô giáo Nguyễn Ngọc Anh (giáo viên tiếng Anh, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Ngoại ngữ Trường Trung học cơ sở Giảng Võ 2, quận Ba Đình) luôn hết lòng với công việc, được Ban Giám hiệu, phụ huynh tin tưởng và học sinh yêu mến. Với cô, không có gì quý giá hơn khi thấy học sinh vững vàng bước tiếp trên hành trình học vấn, với ngọn lửa đam mê mà mình đã góp phần nhóm lên.
Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Với gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục là Hội đồng thi tốt nghiệp THPT có quy mô lớn nhất cả nước.
Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học

Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học

Qua gần 3 năm triển khai, đến nay, phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao chất lượng, giảm khoảng cách giáo dục giữa các đơn vị, địa phương.
Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển sau khi Bộ GD&ĐT "tuýt còi"

Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển sau khi Bộ GD&ĐT "tuýt còi"

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có yêu cầu các trường đại học cần rà soát lại tổ hợp, phương thức xét tuyển, nhiều trường đại học trên cả nước đã đồng loạt điều chỉnh các tổ hợp xét tuyển đối với những ngành học đặc thù như Y khoa và Sư phạm, vốn đòi hỏi kiến thức nền tảng vững chắc.
Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT

Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT

Để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi với hơn 5.500 phòng thi.
Hà Nội: Thời gian công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10

Hà Nội: Thời gian công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ công bố điểm bài thi các môn của thí sinh và điểm chuẩn xét tuyển vào lớp 10 của trường chuyên, trường trung học phổ thông (THPT) công lập trong cùng một ngày. Thời gian công bố dự kiến chậm nhất vào ngày 6/7.
Xem thêm
Phiên bản di động