-->

Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam

Nhằm bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa và cách mạng kháng chiến Đình Trung Tự, cũng như tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn tới vị thần có công với đất nước, cán bộ và nhân dân phường Phương Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ dâng hương truyền thống và đón Bằng công nhận cây di sản Việt Nam - Cây thị vào sáng nay (15/4) tại Đình Trung Tự.
Ngày Sách và Văn hóa đọc với nhiều trải nghiệm công nghệ thú vị Đình Trung Tự - Nơi lưu giữ nhiều kỉ vật vô giá

Cây thị cổ hơn 300 năm tuổi

Đình Trung Tự được xây khoảng cuối thế kỷ 17 địa chỉ ở ngõ 198 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Trải qua bao sự thay đổi của thời gian, đình Trung Tự vẫn giữ được nhiều kỷ vật. Ngay lối vào đình có cây thị cổ hàng trăm năm, cành lá xum xuê, sừng sững đứng nghiêm trang cạnh cổng đình đã chứng kiến biết bao biến động của lịch sử.

Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam
Đình Trung Tự thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
Đình Trung Tự đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam
Cây thị cổ tại Đình Trung Tự.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Phương Liên Trần Vũ Đại, cây thị tại Đình Trung Tự đã có từ nhiều đời nay, người dân làng Trung Tự từ già đến trẻ đều gọi tên chung là cây Thị cổ. Tuổi đời của cây đã trên 300 năm, cây dáng đứng thẳng, thân tán rộng đường kính 18m cao khoảng 30m. Chu vi gốc cây tại mặt đất khoảng trên 5m. Tán cây tỏa mát một phần mái Đình và sân Đình.

"Hiện trạng cây xanh tốt hàng năm cây ra hoa kết trái đều đặn, quả thị rụng vàng kín cả sân Đình. Cũng tại nơi đây dưới gốc cây thị cổ trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp, đã từng là nơi tụ họp của du kích làng Trung Tự chống quân Pháp xâm lược. Ngày nay mái Đình làng, cây Thị cổ là niềm tự hào, là dấu ấn, những kỉ niệm không thể phai mờ của những người dân phường Phương Liên", ông Đại cho hay.

Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam
Ông Trần Vũ Đại - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Phương Liên tại Lễ dâng hương truyền thống và đón Bằng công nhận cây di sản Việt Nam - Cây Thị vào ngày 15/4.

Đã vừa tròn 30 năm kể từ ngày Đình Trung Tự được công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia; trong Lễ dâng hương truyền thống năm nay, một điều đặc biệt hơn, cây thị cổ thụ vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết định công nhận là cây Di sản Việt Nam.

Thường niên, vào ngày 20 tháng 8 Âm lịch, dân hiếu học trong làng làm lễ tế các bậc tiên hiền dưới bóng cổ thụ này. Theo các vị cao niên trong làng, cây thị này thuộc loại “thất tuyệt”, tức có 7 điều quý: cây thọ, tán rộng, chịu hạn, không có tổ chim, gỗ làm ván in, quả thơm để cúng, vỏ làm thuốc chữa bệnh.

Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam
Cây thị tại Đình Trung Tự được gắn biển công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Đình Trung Tự đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam
Cán bộ và nhân dân Phường Phương Liên đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào sáng 15/4.

Ngôi đình của lịch sử dân tộc

Cách đây hơn 500 năm, vùng đất xưa có tên gọi Trung Tự thuộc phường Đông Tác, huyện Vĩnh Xương - phủ Phụng Thiên (theo bản đồ 1490) Đời vua Lê Thánh Tông đã dựng ngôi đình Trung Tự.

Trải qua nhiều thời đại lịch sử, Đình Trung Tự là nơi lưu giữ lịch sử văn hóa, một di tích vọng thờ Thần Cao Sơn, phối thờ công chúa Huệ Minh nằm trong cụm di tích đình - chùa ở phía nam kinh thành Thăng Long. Và nó cũng nằm trong một khu vực nhiều di tích cổ quan trọng trong sinh hoạt văn hóa, khoa học của kinh đô dưới các thời quân chủ phong kiến.

Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam
Hàng năm, Đình Trung tự cũng là nơi thực hiện Lễ Thần, rước Long Đình lên chùa Trung Tự.

Đình Trung Tự được ra đời từ rất sớm, các tư liệu, thư tịch, văn bia, câu đối, sắc phong có trong di tích và liên quan tới di tích đều khẳng định như vậy. Tài liệu sớm nhất là tấm bia đá bốn mặt ở Đình có ghi rõ được khắc vào năm Tân Dậu - niên đại Cảnh Hưng năm thứ hai 1741. Như vậy có thể khẳng định rằng Đình Trung Tự được xây dựng từ trước năm 1741 (tức là khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18).

Đình Trung Tự được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 04/02/2013 về việc công nhận và tổ chức gắn biển địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến. Ngày 30/3, Chủ tịch Trung ương Hội bảo vệ thiên niên và môi trường Việt Nam đã ban hành Quyết định số 91/QĐ-HMTg về việc công nhận Cây Thị Đình Trung Tự là Cây di sản Việt Nam.

Hằng năm, cứ vào ngày rằm tháng 3 âm lịch, là dịp để nhân dân và quý khách thập phương xa gần về với di tích Đình Trung Tự cùng tỏ lòng thành kính Dâng hương Thượng Đẳng Tối Linh Thần “Cao Sơn Đại Vương” - vị Thần linh thiêng đã phù trợ giúp giữ yên nhà nước Văn lang cổ đại, bảo vệ ngôi báu Vua Hùng và ngầm giúp Vua Lê Tương Dực dành lại ngai vàng.

Lễ dâng hương truyền thống là dịp để tưởng nhớ vị Thần Hoàng “Cao Sơn Đại Vương”. Đây cũng là dịp để mọi người dân thập phương xa gần từ muôn nơi hộ tụ về sân đình, trong không gian ngày “Hóa Thượng Đẳng Thần”, dâng nén hương thơm ngát tỏ lòng thành kính, tri ân, biết ơn vị thần linh thiêng đã luôn che chở, mang lại cuộc sống bình yên, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam
Lễ dâng hương tại Đình Trung Tự.

Và đây cũng là dịp để cán bộ, nhân dân phường Phương Liên, các cấp, các ngành bày tỏ niềm tri ân nhớ đến công lao của các đồng chí cán bộ tham gia hoạt động kháng chiến tại khu di tích Đình Trung Tự, đã anh dũng hy sinh ở giai đoạn từ năm 1920 đến tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.

Cho đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đình Trung Tự là nơi cất giấu truyền đơn, tập kết, nuôi giấu cán bộ hoạt động trong vùng nội thành Hà Nội. Cuối tháng 8/1945, Đình là địa điểm thành lập trung đội tự vệ chiến đấu, và ra đời ủy ban cách mạng lâm thời của làng Trung Tự, chính nơi đây từ những năm 1932 đã thành lập một chi bộ Đảng dự bị của tổ chức Đảng Cộng Sản Đông Dương.

Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam
Đình Trung Tự được Nhà nước công nhận, xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa năm 1992.

Như vậy, phường Phương Liên nay có 2 di tích tôn giáo, tín ngưỡng trong đó Đình Trung Tự là một trong những báu vật, là di sản văn hóa Quốc gia cần phải giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị cả về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật cả về lịch sử cách mạng.

Qua đó giáo dục tình yêu quê hương, giáo dục truyền thống cách mạng, giữ gìn thuần phong, mỹ tục, nét đẹp văn hóa địa phương. Đình là không gian văn hóa, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai do thời gian và sự thăng trầm của lịch sử, đến nay ngôi đình đã được nhà nước quan tâm đầu tư, tu bổ, tôn tạo tổng thể khang trang, tôn nghiêm như ngày hôm nay.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google vừa chính thức giới thiệu hai công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Veo 2 và Whisk Animate, cho phép người dùng tạo ra video ngắn từ mô tả bằng văn bản hoặc hình ảnh.
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động