-->
Bảo tồn Cây Di sản tại Hà Nội:

Lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng

Sau 8 năm phát động (3/2010 đến 3/2018), Bảo tồn Cây Di sản đã trở thành phong trào của cộng đồng, được dư luận xã hội và các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
lan toa manh me trong cong dong Cây đa 800 tuổi ở Đà Nẵng thành cây di sản Việt Nam
lan toa manh me trong cong dong Cây di sản: Sau vinh danh là buồn
lan toa manh me trong cong dong Hà Nội mất thêm 3 cây di sản 700 tuổi

Chặng đường 8 năm

Để nhìn lại những thành tựu trong thời gian qua, sáng 17/5 Hội BVTN&MT Việt Nam và Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội phối hợp với Hội BVTN&MT Thủ đô tổ chức Hội thảo khoa học “Cùng hành động vì Môi trường Thủ đô”. Đây cũng là sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 25 năm Ngày Đa dạng sinh học Quốc tế 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 5/6 “Chống lại ô nhiễm chất thải nhựa”.

Thủ đô Hà Nội được nhiều khách du lịch quốc tế ca ngợi là thành phố rợp bóng cây cổ thụ. Theo ông Lê Huy Cường – Trung tâm Giáo dục và Truyền thông môi trường thuộc Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam thì “Hà Nội khi chưa mở rộng địa giới hành chính có khoảng 715 cây cổ thụ chủ yếu trong nội đô, sau khi mở rọng với 30 đơn vị hành chính, thị xã thì có đến hơn 2000 cây cổ thụ”.

lan toa manh me trong cong dong

Hình ảnh tại Hội thảo “Cùng hành động vì Môi trường Thủ đô”. Ảnh: P.N

Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của sự kiện bảo tồn Cây Di sản nên Hà Nội luôn là đơn vị đi đầu cả nước hưởng ứng tích cực phong trào bảo tồn thông qua cộng đồng tự phát hiện, tự xác định cây cổ thụ ở địa phương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí là Cây Di sản Việt Nam do Hội BVTN&MT Việt Nam đề ra và đã làm thủ tục đề nghị lên Hội đồng Cây Di sản trực thuộc Hội BVTN&MT Việt Nam để thẩm định, xét duyệt việc công nhận gắn bia vinh danh Cây Di sản Việt Nam.

Hà Nội là thành phố dẫn đầu bởi 17/30 quận huyện đã có hàng trăm Cây Di sản, trong đó một số cây có tuổi đời rất cao, từ 900 – 1000 năm tuổi như: Cây Đa làng Vạn Phúc – Hà Đông, cây Đa chùa Khai Nguyên, cây Thị - Chương Mỹ, cây Trôi tại xã Tuy Lai – Mỹ Đức... Phát biểu tại Hội thảo, GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh – Phó Chủ tịch Hội BVTM&MT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản đánh giá cao hoạt động của cộng đồng dân cư phường Thụy Khuê – quận Tây Hồ đã tiên phong đồng hành cùng BCH Hội BVTN&MT Việt Nam, Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội tiến hành lễ vinh danh gắn bia cụm 9 cây muỗm có tuổi đời trên 900 năm tại Đền Voi Phục là cụm Cây Di sản đầu tiện ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tiếp nối sự kiện tại Đền Voi Phục, có đến 10 phường, xã của quận Tây Hồ đã lựa chọn, đăng ký và tổ chức lễ vinh danh gắn bia Cây Di sản. Không chỉ trong nội đô mà các địa phương xa trung tâm cũng đã tổ chức nhiều lễ vinh danh Cây Di sản như: Tại Đền Và thị xã Sơn Tây có hàng trăm cây gỗ lim với tuổi đời trên 600 năm, hay 18 cây Ruối cổ thụ ở rìa làng gần lăng Ngô Quyền, Đường Lâm, thị xã Sơn Tây...

Các Phòng văn hóa quận, huyện, thị xã đóng vai trò như cầu nối giữa các chủ thể đăng ký Cây Di sản (UBND phường, tổ dân phố, Ban quản lý Di tích hoặc các cá nhân...) với Hội BVTN&MT Việt Nam, giúp các cơ sở hoàn thành thủ tục đăng ký, tổ chức Lễ công nhận. “Để tạo không gian xanh trong nội đô cũng như các quận, huyện, thị xã, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước có dự án quy hoạch trồng 1 triệu cây xanh từ nay đến năm 2020 với mục tiêu cây xanh bình quân được nâng lên 10m2/người. Đây là chủ trương đúng đắn với nguyện vọng của người dân Thủ đô” – GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh chia sẻ.

Vẫn còn tiếp tục

Trong thời gian tới, chắc chắn sẽ có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội, Hội BVTN&MT Thủ đô và các cơ sở của Hà Nội với Hội BVTN&MT Việt Nam nhằm xúc tiến mạnh hơn việc đăng ký và công nhận Cây Di sản Việt Nam trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Nói về những kế hoạch trong tương lai, đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng rằng sẽ có một Dự án về Cây Di sản Việt Nam trên địa bàn Thành phố được Đảng và Chính quyền các cấp ủng hộ”.

Cùng với chương trình trồng một triệu cây xanh thì việc bảo tồn và phát huy giá trị của các cây, quần thể 200 cây cổ thụ đã được vinh danh Cây Di sản cũng cần được quan tâm đúng mức. Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam cũng đã đưa ra một số đề xuất liên quan đến bảo tồn Cây Di sản tại Hà Nội. Theo ông, cần có cơ chế khuyến khích cộng đồng tiếp tục phát hiện các cây cổ thụ đáp ứng tiêu chí để đăng ký vinh danh Cây Di sản Việt Nam.

Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội, Hội BVTN&MT Thủ đô, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội BVTN&MT Việt Nam nên tiếp tục phát huy phong trào bảo tồn Cây Di sản tại Hà Nội nhằm phát huy thế mạnh vốn có của Cây Di sản trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trong ngành kinh tế, du lịch của Thủ đô.

Bên cạnh đó, GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh cũng bày tỏ hy vọng các cơ quan thông tin đại chúng, báo đài trên cả nước nói chung, đặc biệt là Hà Nội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho cộng đồng hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa khoa học và thực tiễn, những giá trị văn hóa sâu sắc của nhiệm vụ bảo tồn Cây Di sản Việt Nam.

Từ 21/6 đến 13/7, Hội BVTN&MT Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ Đạp xe truyền thông môi trường kết nối Cây Di sản cùng với một số sinh viên của các trường đại học tổ chức “Hành trình đạp xe truyền thông môi trường kết nối Cây Di sản” nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Hội. Hành trình gồm 30 thành viên trong thời gian 23 ngày sẽ đi qua 11 tỉnh thành miền Bắc. Dọc theo hành trình sẽ có các hoạt động truyền thông của đoàn tình nguyện viên với người dân địa phương nhằm kêu gọi cộng đồng bảo vệ cây di sản, quảng bá du lịch và bảo vệ môi trường.

Phương Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.

Tin khác

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động